Sơ lƣợc về tình hình thị trƣờng tiền tệ và một số các giải pháp của

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 73)

của Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện năm 2013

Trong thời gian qua, do diễn biến kinh tế thế giới và trong nước hết sức phức tạp, khó lường, nên việc điều hành chính sách tiền tệ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô phải hết sức chặt chẽ, thận trọng nhưng cũng đòi hỏi phải chủ động và linh hoạt.

Thứ nhất, lạm phát trở lại là nỗi lo của nền kinh tế. Theo các chuyên gia

kinh tế, CPI 2 tháng đầu năm tăng cao (tháng 1 tăng 1,25%, tháng 2 tăng 1,32%) do tác động của nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Tết Nguyên đán; sau đó là giảm hoặc tăng nhẹ đan xen trong 4 tháng còn lại của 6 tháng đầu năm. Đây là hiện tượng khác biệt so với xu thế diễn biến của các năm kinh tế phát triển bình thường. Mức tăng CPI 6 tháng đầu năm như trên là mức tăng được kiềm chế, phù hợp với mục tiêu đề ra về kiểm soát lạm phát của Nhà nước. Kết quả trên đạt được nhờ có chủ trương đúng, điều hành thận trọng, nhất quán của Nhà nước; có sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể hệ thống chính trị trong việc thực hiện mục tiêu

60

kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chỉ số CPI không tăng cao trong những tháng đầu năm bị ảnh hưởng bởi có nhiều nguyên nhân: nguyên nhân khách quan, nguyên nhân của điều hành và nguyên nhân do khó khăn nội tại của nền kinh tế tác động, như tình hình giá thế giới, chính sách điều chỉnh của Nhà nước… Trong tháng 8 năm 2013, chỉ số CPI đã tăng cao trở lại - tăng 7,5% so với cùng kỳ, chủ yếu do điều chỉnh giá xăng dầu và giá dịch vụ y tế. Nếu loại trừ các yếu tố xăng dầu, điện và dịch vụ công, CPI tháng 8 so cùng kỳ sẽ chỉ còn 3,43%. Sang tháng 9 CPI đã tăng 1,06% so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 9,38% (Dịch vụ giáo dục tăng 10,66%). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 tăng 4,63% so với tháng 12/2012 và tăng 6,30% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chín tháng năm nay tăng 6,83% so với bình quân cùng kỳ năm 2012.

Thứ hai, mặt bằng lãi suất liên tục giảm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện. Từ giữa năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện áp trần lãi suất huy động VND và duy trì ở mức 14%/năm. Cơ chế này được giải thích là nhằm nhằm ổn định và định hướng lãi suất thị trường theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Đến năm 2012, để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra lộ trình giảm trung bình mỗi quý 1%/năm. Và trước xu hướng giảm nhanh của lạm phát, cơ quan này đã điều chỉnh nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành, kết hợp với quy định và điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động tối đa bằng VND với tổng mức giảm trong năm 2012 là 6%/năm (5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng với mức giảm 1 - 2%/lần). Trong 9 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đánh giá diễn biến của lạm phát, sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy dư địa giảm trần lãi suất huy động bằng VND không còn nhiều, vì vậy mức trần lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm (trần lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ mức 8%/năm cuối 2012 xuống 7,5%/năm vào cuối tháng 3/2013, từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa là 7%/năm). Cuối quý 4/2011 và đặc biệt là trong tháng 12/2011, thanh khoản của một số NHTM rất khó khăn. Nhưng hiện nay thanh khoản hệ thống đã được củng cố và cải thiện rất tích cực. Để đảm bảo thanh khoản cho các NHTM, từ cuối năm 2011 đến tháng 5-2012, NHNN đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2/2012, NHNN đã bơm ra 60.000 tỷ đồng cho một số NHTM để phục vụ cho vay các chương trình nông nghiệp và nông thôn. Đó là chưa kể, cuối năm

61

2011, để hỗ trợ các NHTM có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, NHNN đã "bơm" ra thị trường 30.000 tỷ đồng.

Thứ ba, Tỷ giá, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định; dự trữ ngoại hối tăng

cao, đạt trên 12 tuần nhập khẩu. Thị trường vàng từng bước được kiểm soát có hiệu quả. Xuất khẩu tăng trưởng khá cao, 6 tháng đạt hơn 62,1 tỷ USD, tăng trên 16% so với cùng kỳ năm trước.Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( DI) đạt hơn 10 tỷ USD, tăng gần 16%; giải ngân đạt trên 5,4 tỷ USD. Vốn ODA giải ngân 6 tháng ước đạt 2,2 tỷ USD, bằng 51,1% kế hoạch cả năm, tăng 10% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp đã bắt đầu có chuyển biến, tồn kho giảm dần nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm lại. Khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì đã phát triển với tốc độ tăng trưởng Quý II (6,16%) cao hơn quý I ( 5,65%) và trong 6 tháng đầu năm ước đạt 5,92%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (5,29%).

Tuy nhiên, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô và việc kiểm soát lạm phát chưa thật vững chắc. Nợ xấu còn cao, tăng trưởng tín dụng thấp, sức mua phục hồi chậm. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Nông nghiệp tăng trưởng thấp. Tăng trưởng kinh tế mới đạt mức tương đương cùng kỳ. Tiến độ thu ngân sách Nhà nước và tổng đầu tư toàn xã hội đạt thấp. Việc làm, thu nhập và đời sống của nhân dân chưa được cải thiện nhiều, nhất là hộ nghèo.

Theo Bộ kế hoạch và đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có có 38.908 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 194.000 tỉ đồng. Mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm giảm 1,2%; nhưng sau 5 tháng đã tăng 4,8%; 6 tháng tăng 7,6%. Tuy nhiên, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới vẫn có xu hướng giảm do những khó khăn của nền kinh tế và khả năng huy động vốn của nhà đầu tư. Cụ thể, so với cùng kỳ (4 tháng giảm 14,1%; 5 tháng giảm 16,3%; 6 tháng giảm 19,9%) cho thấy trước những khó khăn của nền kinh tế, người thành lập doanh nghiệp đã thận trọng hơn với mỗi đồng vốn của mình.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang có chuyển biến bước đầu. Tổng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 là 26.324 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp giải thể giảm so với cùng kỳ: 3 tháng giảm 14%; 4 tháng giảm 4,8%; 5 tháng giảm 0,9%; Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tuy tăng so với cùng kỳ

62

nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần: 4 tháng tăng 16,9%, 5 tháng tăng 13%; 6 tháng tăng 12,3%. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động cũng tăng dần qua từng tháng: 4 tháng khoảng 8.300 doanh nghiệp, 5 tháng khoảng 8.800 doanh nghiệp và 6 tháng đã tăng lên khoảng 9.300 doanh nghiệp.

Tóm lại, có thể khẳng định, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng thời gian qua đã hướng đến đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo định hướng của Chính phủ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)