Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 25)

a. Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản

 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn Phương pháp bắt đầu với 2 thực tế đơn giản:

- Thanh khoản Ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và tiền vay giảm. - Thanh khoản Ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và tiền vay tăng. Bất cứ khi nào mà nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, Ngân hàng có sự chênh lệch thanh khoản (liquidity gap) có thể xác định như sau:

NLP = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản

- Trường hợp cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản, ngân hàng có chênh lệch thanh khoản dương. Phần thanh khoản thừa cần được nhanh chóng đầu tư vào những tài sản sinh lời cho đến khi chúng được cần để trang trải những nhu cầu tiền trong tương lai.

- Trường hợp cung thanh khoản nhỏ hơn cầu thanh khoản, ngân hàng có chênh lệch thanh khoản âm. Việc gia tăng nguồn cung thanh khoản từ những nguồn cung cấp sẵn có khác nhau một cách kịp thời với chi phí rẻ nhất là rất cần thiết.

Các bước cơ bản để thực hiện cho phương pháp này là:

- Cần phải hoạch định được cung cầu thanh khoản trong khoản thời gian xác định.

- Dự báo những thay đổi cung cầu thanh khoản trong khoảng thời gian xác định

- Người quản trị thanh khoản xác định chênh lệch thanh khoản ròng của ngân hàng, hoặc thặng dư, hoặc thâm hụt.

Để dự báo các khoản cung cầu thanh khoản cho một khoản thời gian trong tương lai (tháng, hoặc quí), ngân hàng có thể dung các số liệu thống kê kinh tế và xác định mối quan hệ giữa chúng với xu hướng vận động của tiền vay và tiền gửi trong tương lai.

12

(A) - Thay đổi của tổng nhu cầu tiền vay (cầu thanh khoản) trong khoản thời gian dự báo tùy thuộc vào các yếu tố:

- Tăng trưởng GDP dự kiến

- Lợi nhuận dự kiến của các doanh nghiệp

- Tăng trưởng về cung ứng tiền của Ngân hàng Trung ương - Tăng trưởng của tín dụng trong nền kinh tế

- Tỷ lệ lạm phát dự tính trong tương lai.

(B) - Thay đổi của nguồn vốn huy động dự báo của ngân hàng tùy thuộc vào:

- Tăng trưởng thu nhập dự kiến của cá nhân - Mức tăng bán lẻ dự kiến

- Tăng cung ứng tiền của Ngân hàng Trung ương trong tương lai - Lãi suất dự kiến của thị trường tiền tệ

- Tỷ lệ lạm phát dự kiến trong tương lai.

Sau khi dùng những biến số thống kê kinh tế dự đoán này, tiếp đó ngân hàng có thể ước lượng cung/cầu thanh khoản bằng cách tính:

(Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010, trang 55 – 56)

 Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Với phương pháp này, bước đầu tiên là tiền gửi và các nguồn vốn khác nhau của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng, ví dụ như:

- Nhóm vốn có tính ổn định thấp - Nhóm vốn có tính ổn định vừa phải. - Nhóm vốn có tính ổn định cao.

Tiếp theo, nhà quản lý thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản đối với mỗi nhóm vốn nêu trên (dự trữ thanh khoản) được xác định theo công thức:

Dự trữ thanh khoản vốn = ∑ Tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm * (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc)

Đối với các khoản tiền cho vay, ngân hàng phải sẵn sàng đáp ứng mọi lúc khi khách hàng nộp đơn đề nghị vay tiền và thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng của

Tăng/giảm nhu cầu thanh khoản =

Tăng/giảm dự trữ bắt buộc +

Tăng/giảm khả năng cho vay

Tăng/giảm vốn huy động _

13

ngân hàng đặt ra. Sau khi được chấp nhận, tiền vay có thể được giải ngân và ra khỏi ngân hàng chỉ trong phạm vi vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Như vậy:

(Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010, trang 57 – 58)

 Xác xuất đối với cung – cầu thanh khoản Phương pháp này được tiến hành như sau:

- Ngân hàng ước tính khả năng xảy ra mỗi khả năng thanh khoản theo ba cấp độ:

 Khả năng xấu nhất:

+ Tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến. + Tiền vay lên cao trên mức dự kiến.

 Khả năng tốt nhất:

+ Tiền gửi lên cao trên mức dự kiến. + Tiền vay xuống dưới mức dự kiến.

 Khả năng thực tế: nằm ở giữa hai mức độ trên.

- Xác định nhu cầu thanh khoản dự kiến theo công thức: Trạng thái thanh khoản dự kiến =

Trong đó: Pi: Xác suất tương ứng với mỗi tình huống. Sdi : thừa/thiếu thanh khoản theo mỗi tình huống. (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010, trang 58)

b. Các chỉ số đánh giá thanh khoản

Trạng thái tiền mặt

Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong tổng tài sản của Ngân hàng. Nếu chỉ số này càng lớn thì khả năng thanh khoản của Ngân hàng càng tốt nhưng cũng làm tăng chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

Tổng nhu cầu thanh khoản

Dự trữ thanh khoản nguồn vốn huy động

Nhu cầu tiền vay tiềm năng

= +

Trạng thái tiền mặt

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD =

14

Tỷ trọng tín dụng trên tài sản đầu tƣ

Trái với chỉ số trạng thái tiền mặt, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản cho biết tỷ lệ Ngân hàng phân bổ tỷ lệ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Tỷ trọng này càng cao ảnh hưởng khả năng thanh khoản của Ngân hàng vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản kém tính thanh khoản nhưng đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Thành phần tiền biến động

Chỉ số này phản ánh tính ổn định nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh khoản của Ngân hàng càng tốt.

Hệ số thanh khoản

Tài sản thanh khoản bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các chứng khoán ngắn hạn…

Vốn huy động bao gồm: tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.

Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gởi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Vốn cho vay là một nhu cầu về thanh khoản và nguồn vốn huy động được có thể là nguồn vốn quan trọng cho thanh khoản, mối quan hệ này cho thấy rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.

Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, sự tồn tại đó được chứng minh qua quan sát rằng một sự thay đổi từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn sang chứng khoán

Tỷ trọng tín dụng trên tài sản đầu tư

Tổng tài sản

Dư nợ cho vay + Tài trợ thuê mua =

Tổng số tiền gửi Thành phần tiền biến động

Tiền gửi thanh toán =

Vốn huy động

Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn =

15

dài hạn hoặc cho vay thì tăng lợi nhuận của Ngân hàng nhưng cũng tăng rủi ro thanh khoản của nó. Vì vậy, hệ số thanh khoản càng cao của Ngân hàng sẽ cho thấy rủi ro thấp và lợi nhuận cũng sẽ giảm.

Hệ số dƣ nợ trên tiền gửi khách hàng

Hệ số này đưa ra nhằm mục đích đánh giá Ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.

(Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010, trang 27 – 28)

c. Các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản

 Những nguyên tắc về quản trị rủi ro thanh khoản

- Bám sát hoạt động của các bộ phận nguồn vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau.

- Cần đánh giá được khách hàng có khả năng gửi tiền và vay vốn từ ngân hàng để từ đó hoạch định được chiến lược quản trị thanh khoản cho ngân hàng.

- Khả năng thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì thế nhà quản trị ngân hàng cần tránh tình trạng kéo dài các trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Thừa thanh khoản hay thiếu thanh khoản kéo dài đều có tác động không tốt đến Ngân hàng.

 Chiến lược quản trị thanh khoản

Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên trong (tài sản)

Cách tiếp cận truyền thống này thường được các ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách chủ động. Chiến lược này đòi hỏi Ngân hàng dự trữ thanh khoản dưới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng bán các tài sản dự trữ để lấy tiền cho đến khi tất cả các nhu cầu thanh khoản được đáp ứng.

Chiến lược thanh khoản theo hướng này thường được gọi là sự chuyển hóa tài sản bởi vì Ngân hàng tăng nguồn vốn cung cấp thanh khoản bằng cách bán các tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt.

Hệ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng =

Tiền gửi khách hàng Dư nợ

16

Một tài sản thanh khoản cao có các đặc điểm:

- Có thể tiếp cận thị trường tiêu thụ để có thể chuyển đổi thành tiền nhanh.

- Không bị thiệt hại về giá cả khi bán tài sản. - Khi cần có thể mua lại dễ dàng với chi phí hợp lí.

Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất là những giấy nợ ngắn hạn hoặc do những chủ thể uy tín phát hành như tín phiếu kho bạc, các khoản vay Ngân hàng Trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác… Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản, một ngân hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu nó có thể tiếp cận các nguồn cung cấp thanh khoản ở chi phí hợp lí, số lượng tiền vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời vào lúc nó được cần đến.

Tuy nhiên chiến lược này cũng có những nhược điểm như sau:

- Khi bán tài sản cũng có nghĩa là ngân hàng bị mất đi nguồn thu nhập mà các tài sản này tạo ra. Như vậy, chi phí cơ để dự trữ thanh khoản bằng tài sản đối với ngân hàng là khá cao.

- Các giao dịch chuyển hóa tài sản là phải tốn chi phí, chẳng hạn như chi phí phải trả cho người môi giới chứng khoán.

- Nếu các tài sản cần phải bán bị giảm giá trên thị trường thì ngân hàng có thể chịu tổn thất đáng kể.

- Nếu ngân hàng đầu tư nhiều vào các tài sản thanh khoản cao thì có thể buộc phải từ bỏ lợi nhuận cao hơn được tạo ra từ các tài sản khác, do tính thanh khoản của tài sản thường tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời của nó.

Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên ngoài (nguồn vốn)

Thông qua việc vay mượn trên thị trường tiền tệ, ngân hàng có thể thực hiện chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào các nguồn vốn từ bên ngoài ngân hàng. Để áp dụng được chiến lược này, ngân hàng cần phải vay mượn tức thời nguồn vốn khả dụng để đáp ứng tất cả các nhu cầu thanh khoản khi cần. Tuy nhiên để tránh việc dự trữ quá mức, việc vay mượn chỉ nên thực hiện khi khi có nhu cầu thanh khoản xuất hiện.

Nguồn vay mượn thanh khoản chủ yếu đối với một ngân hàng bao gồm: tiền vay Ngân hàng Trung ương, các hợp đồng mua lại, chiết khấu tại Ngân hàng Trung ương… Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên nguồn vốn được hầu hết các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi. Vay mượn thanh khoản là cách tiếp cận nhiều rủi ro để Ngân hàng giải quyết các vấn đề về thanh khoản, nhưng đây lại là

17

cách thức đem lại lợi nhuận cao nhất do bởi dao động lãi suất trên thị trường tiền tệ và khả năng thay đổi về sự sẵn có của các khoản tín dụng.

Khi thực hiện chiến lược này, ngân hàng có thể gặp khó khăn về chi phí cho nguồn vốn cần vay mượn và sự sẵn có của nguồn vốn khi cần vay mượn. Một khi nguồn vốn trên thị trường càng khan hiếm thì lẽ dĩ nhiên, mức phí để có được nguồn vốn mà ngân hàng phải trả là càng cao.

Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng

Việc kết hợp dung hòa cả hai chiến lược quản trị thanh khoản từ bên ngoài và quản trị thanh khoản từ bên trong đã tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản kết hợp – vừa có thể hạn chế những rủi ro phát sinh khi phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài đồng thời giảm chi phí khi thực hiện dự trữ thanh khoản từ bên trong băng tài sản.

Chiến lược này đòi hỏi các nhà quản trị thanh khoản cần xác định nhu cầu thanh khoản dự kiến, trong khi đó các nhu cầu thanh khoản đã dự phòng trước (theo thời vụ, chu kì, và xu hướng) được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lí hoặc những nhà cung cấp vốn khác.

Nhu cầu thanh khoản đột xuất ngoài dự kiến được đáp ứng từ vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định và nguồn vốn đế đáp ứng nhu cầu thanh khoản là các tiền vay ngắn hạn và trung hạn, chứng khoán sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản phát sinh.

(Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010, trang 53 – 54)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)