Về cơ cấu tài sản tại Ngân hàng TMCP Kiên Long Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 58)

Tài sản của ngân hàng là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng đó. Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản, nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu tại ngân hàng của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau có mức sinh lời khác nhau cũng như có mức rủi ro khác nhau. Ngoài ra, phân tích tình hình tài sản của ngân hàng giúp các nhà quản trị có được những quyết định chính xác những chiến lược đầu tư trong từng thời kỳ nhất định. Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng.

45

Bảng 7: Cơ cấu tài sản của KienLongbank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tiền mặt và số dư tại NHNN 9.931 1,87 4.715 0,69 9.491 1,03 (5.216) (52,52) 4.776 101,29

Cho vay 495.802 93,29 628.839 91,44 766.472 83,54 133.037 26,83 137.633 21,89

TS cố định và TS khác 25.703 4,84 54.175 7,88 141.552 15,43 28.472 110,77 87.377 161,29

Tổng 531.436 100,00 687.729 100,00 917.515 100,00 156.293 29,41 229.786 33,41

Nguồn Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Cần Thơ

Bảng 8. Cơ cấu tài sản của Kienlongbank Cần thơ qua các kì 6/2011, 6/2012 và 6/2013.

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6/2011 6/2012 6/2013 Chênh lệch 6/2012 – 6/2011 6/2013 – 6/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tiền mặt và số dư tại NHNN 2.377 0,59 4.999 0,89 8.715 1,24 2.622 110,31 3.716 74,33

Cho vay 330.446 82,67 436.572 77,66 568.294 80,56 106.126 32,12 131.722 30,17

TS cố định và TS khác 66.893 16,74 120.561 21,45 128.435 18,21 53.668 80,23 7.874 6,53

Tổng 399.716 100,00 562.132 100,00 705.444 100,00 162.416 40,63 143.312 25,49

46

Tiền mặt và số dƣ tại NHNN

Đây là phần tài sản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán hằng ngày. Số lượng tiền dự trữ này thay đổi theo từng thời kỳ và theo chiến lược đầu tư của mỗi ngân hàng. Tiền mặt và số dư tại ngân hàng nhà nước là khoản mục tốn nhiều chi phí nhưng khả năng sinh lợi gần bằng không. Nhưng ngược lại, nếu dự trữ khoản mục này nhỏ thì không đảm bảo nhu cầu thanh toán hằng ngày thì vấn đề về rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra khi có nhu cầu rút tiền hằng loạt hay những sự cố bất thường. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi ngân hàng là nên duy trì số tiền hay tỷ trọng khoản mục này lớn hay nhỏ?

Qua các năm số dư này tăng giảm không đều là do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của NHNN. Cụ thể năm 2011 số dư tiền mặt lại giảm so với năm 2010 là do NHNN đã áp dụng chính sách nới lỏng trong năm 2011 để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cụ thể là 3% đối với tiền gửi VND không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng và 1% đối với tiền gửi VND có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (Theo văn bản số 1925/QD-NHNN 26/8/2011), Ngân Hàng đã tăng tỷ trọng cho vay nên tiền mặt số dư tại NHNN đã giảm so với năm 2010

Thực hiện kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ, trong năm 2012, NHNN quyết định áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, theo đó các ngân hàng tăng duy trì số dư tại NHNN, do đó khoản mục này đã tăng gấp đôi so với trong năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013, số dư này vẫn tiếp tục tăng về tỷ trọng lẫn số lượng, đây là nguồn dự trữ thanh khoản quan trọng đối với ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cần có chính sách và chiến lược hợp lí và thông minh để giảm thiểu chi phí cơ hội cho việc dự trữ khoản mục này.

Tài sản cố định và tài sản khác

Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của Ngân Hàng, bao gồm thiết bị, máy móc, trang thiết bị, phần mềm,… phục vụ cho nhu cầu hoạt động thường xuyên của ngân hàng. Các tài sản khác bao gồm các khoản tiền của Ngân hàng gởi tại các TCTD khác, các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ, các khoản lãi, phí phải thu khác. Tài sản cố định và tài sản khác liên tục tăng là do nhu cầu nâng cao công nghệ, thiết bị,… Kienlongbank Cần Thơ còn mở thêm phòng giao dịch tại các Quận Cái Răng và Ô Môn, lắp đặt thêm nhiều máy ATM ở khu công nghiệp Trà Nóc và các siêu thị để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, bên cạnh đó Ngân hàng không ngừng mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực dịch vụ như là bảo lãnh tín dụng, tài trợ thương mại… để dần dần chuyển

47

sang xu thế của ngân hàng hiện đại, ngân hàng đa năng, không chỉ kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng, từ đó giảm bớt gánh nặng từ rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Cho vay

Đây là khoản mục biểu hiện kết quả của việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. Có thể nói là khoản mục tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là khoản mục rủi ro lớn nhất vì đây là nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh tế xã hội và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ... Xét về qui mô, qua các năm khoản mục cho vay trong nước liên tục tăng. Chứng tỏ Kienlongbank Cần Thơ đã đưa nguồn vốn nhàn rỗi đến tay người có nhu cầu sử dụng vốn tốt hơn.

Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân Hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu do với đặc trưng thời hạn tín dụng ngắn hạn thì mức độ rủi ro sẽ thấp hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra, tín dụng ngắn hạn tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi nợ được nhanh chóng, đảm bảo khả năng quay vòng vốn tín dụng. Đồng thời, phù hợp với khả năng huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn tuân thủ đúng theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng với việc chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Bảng sau đây trình bày về cơ cấu dư nợ cho vay của Kienlongbank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

48

Bảng 9. Cơ cấu dƣ nợ của Kienlongbank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ ngắn hạn 369.876 74,60 469.313 74,63 577.369 75,33 99.437 26,88 108.056 23,02

Dư nợ trung và dài hạn 125.926 25,40 159.526 25,37 189.103 24,67 33.600 26,68 29.577 18,54

Tổng 495.802 100,00 628.839 100,00 766.472 100,00 133.037 26,83 137.633 21,89

Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Cần Thơ

Bảng 10. Cơ cấu dƣ nợ của Kienlongbank Cần Thơ qua các kỳ 6/2011, 6/2012 và 6/2013

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6/2011 6/2012 6/2013 Chênh lệch 6/2012 – 6/2011 6/2013 – 6/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ ngắn hạn 222.730 67,40 309.899 70,98 396.762 69,82 87.169 39,14 86.863 28,03

Dư nợ trung và dài hạn 107.716 32,60 126.673 29,02 171.532 30,18 18.957 17,60 44.859 35,41

Tổng 330.446 100,00 436.572 100,00 568.294 100,00 106.126 32,12 131.722 30,17

49

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với dư nợ trung, dài hạn và liên tục tăng qua các năm. Đạt được kết quả như trên là do công tác giải ngân cho vay của ngân hàng đạt kết quả cao. Hơn nữa, trong địa bàn nhu cầu vốn ngắn hạn là chủ yếu, với chu kỳ sản xuất kinh doanh hiệu quả nên nhu cầu vốn tăng, dẫn đến dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Thêm vào đó, Ngân hàng có chính sách mở rộng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế để người dân để tái tạo sản xuất. Cùng với đó là mục tiêu tăng trưởng dư nợ của Kienlongbank Cần Thơ nằm trong kế hoạch được đặt ra hàng năm.

Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng dư nợ và cũng có xu hướng tăng qua các năm. Nhìn chung cơ cấu dư nợ của Kienlongbank Cần Thơ là tốt vì thời hạn cho vay dài sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố như lạm phát, tình hình kinh tế - chính trị thay đổi, thiên tai… làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay, thu nợ của ngân hàng. Kienlongbank Cần Thơ đã duy trì một cơ cấu dư nợ hợp lý, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm khoảng 67% - 75% để cân đối lợi nhuận và rủi ro. Nếu cho vay ngắn hạn cao thì có thể giảm thiểu rủi ro nhưng lợi nhuận không cao (vì lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn). Tuy nhiên cho vay trung và dài hạn giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh với các Ngân Hàng khác.

Thời gian gần đây, khi Ngân hàng triển khai loại hình cho vay trả góp ngày, thì doanh số cho vay của Chi nhánh ngày càng tăng lên. Loại hình tín dụng này phù hợp hơn với những khoản tín dụng nhỏ lẻ của những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập hàng ngày để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng như mua xe máy, xe hơi, mua nhà… Khách hàng tìm đến Kienlongbank Cần Thơ để đăng kí vay vốn với loại hình này vì thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh, mức lãi suất phù hợp, không đòi hỏi tài sản thế chấp có giá trị cao… Có thể nói đây là một bước tiến trong công tác đơn giản hóa thủ tục cho vay, nhưng Ngân hàng cũng cần chú trọng hơn trong công tác thẩm định, giám sát để đề phòng những rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng như trên.

Trước tình hình kinh tế có nhiều biến động và lạm phát tăng cao nhưng tổng dư nợ của ngân hàng vẫn tăng trưởng qua các năm cho thấy ngân hàng đã nỗ lực khai thác triệt để nguồn vốn của mình để cho vay. Tuy nhiên, việc phải duy trì lượng tiền mặt tại ngân hàng để đảm bảo tính thanh khoản, số tiền dự trữ bắt buộc, tiền gửi tại NHNN, các NHTM khác để phục vụ thanh toán liên ngân

50

hàng, nên ngân hàng cũng không thể tận dụng được hết nguồn vốn của mình để phục vụ cho vay, có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Mặt khác, khi dư nợ tăng sẽ tìm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng. Hạn chế rủi ro để dư nợ tăng theo chiều hướng tốt luôn là điều mà nhà quản trị ngân hàng muốn hướng tới.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)