LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 43)

Mở tài khoản và nhận tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

30

Mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

3.3.2 Hoạt động tín dụng

Ngân hàng thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho nhiều thành phần kinh tế thuộc các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng,...

3.3.3 Các sản phẩm tín dụng và dịch vụ chính của Ngân hàng

3.3.3.1 Các sản phẩm tín dụng chính của ngân hàng

a. Cho vay đầu tư

Đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư của khách hàng có nhu cầu, bao gồm:

- Đầu tư dự án, công trình xây dựng; - Đầu tư bất động sản, nhà đất; - Đầu tư mua bán chứng khoán; - Đầu tư kinh doanh vàng; - Các loại đầu tư khác.

b. Cho vay sản xuất kinh doanh

Cho vay sản xuất kinh doanh là việc tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

c. Tín dụng tiêu dung

Đây là một loại hình tín dụng phục vụ cho khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam, gồm nhiều loại sản phẩm phong phú hỗ trợ vốn đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng cho người vay vốn.

3.3.3.2 Các sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng

KienLong Bank Cần Thơ luôn chú trọng đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu khách hàng trong giai đoạn hội nhập. Các sản phẩm dịch vụ chính của chi nhánh gồm:

a. Dịch vụ khách hàng cá nhân

- Huy động vốn;

- Tài trợ vốn cho các lĩnh vực: kinh tế gia đình, bất động sản, tiêu dùng, dịch vụ tài khoản, chuyển tiền...

b. Dịch vụ khách hàng cá nhân doanh nghiệp

- Bảo lãnh thị trường nội địa và quốc tế; - Tài trợ thương mại;

- Tài trợ dự án; - Đồng tài trợ.

31

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013

3.4.1 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi, lỗ trong kinh doanh của Ngân hàng. Việc phân tích bảng này cũng giúp Ngân hàng thấy được những khoản chi phí bất hợp lý hoặc những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhờ sự chỉ đạo giám sát của Ngân hàng cấp trên cùng với giải pháp điều hành năng động sáng tạo và hiệu quả của ban lãnh đạo cộng với sự cố gắng vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh, Kienlongbank Cần Thơ đã đạt được một số kết quả nhất định. Có thể khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Kienlongbank Cần Thơ trong giai đoạn năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 theo 2 bảng dưới đây:

32

Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 63.754 100,00 92.027 100,00 128.312 100,00 28.273 44,35 36.285 39,43 Thu nhập từ lãi 63.294 99,28 91.138 99,03 126.398 98,51 27.844 43,99 35.260 38,69

Thu nhập ngoài lãi 460 0,72 889 0,97 1.914 1,49 429 93,26 1.025 115,30

Tổng chi phí 58.613 100,00 81.331 100,00 107.432 100,00 22.718 38,76 26.101 32,09

Chi phí lãi 45.834 78,20 64.026 78,72 78.628 73,19 18.192 39,69 14.602 22,81

Chi phí ngoài lãi 12.779 21,80 17.305 21,28 28.804 26,81 4.526 35,42 11.499 66,45

Lợi nhuận trƣớc thuế 5.141 X 10.696 X 20.880 X 5.555 108,05 10.184 95,21

33

Bảng 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Cần Thơ qua các kì 6/2011, 6/2012, và 6/2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6/2011 6/2012 6/2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 6/2012 – 6/2011 6/2013 – 6/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 55.207 100,00 76.940 100,00 95.944 100,00 21.733 39,37 19.004 24,70 Thu nhập từ lãi 54.683 99,05 75.839 98,57 94.687 98,69 21.156 38,69 18.848 24,85

Thu nhập ngoài lãi 524 0,95 1.101 1,43 1.257 1,31 577 110,11 156 14,17

Tổng chi phí 48.689 100,00 64.359 100,00 78.543 100,00 15.670 32,18 14.184 22,04

Chi phí lãi 38.416 78,90 47.177 73,30 55.603 70,79 8.761 22,81 8.426 17,86

Chi phí ngoài lãi 10.273 21,10 17.182 26,70 22.940 29,21 6.909 67,25 5.758 33,51

Lợi nhuận trƣớc thuế 6.518 X 12.581 X 17.401 X 6.063 93,02 4.820 38,31

34

Thu nhập

Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ và nhân viên dưới sự dẫn dắt của ban lãnh đạo, Kienlongbank Cần Thơ đã dần dần khẳng định và nâng cao vị thế của mình: một ngân hàng tư nhân có uy tín và ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành cầu nối trong việc cung cấp vốn đến các cá nhân và doanh nghiệp. Điều này được chứng minh qua việc tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ trong thu nhập của Ngân hàng.

Nhìn vào cơ cấu thu nhập ta có thể thấy, theo xu hướng chung của các NHTM, thì thu nhập của Kienlongbank Cần Thơ chủ yếu là thu nhập từ lãi, luôn luôn có tỷ trọng trên 98%. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng là một hoạt động chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng. Hiện nay, bên cạnh hoạt động chính của Ngân Hàng là tín dụng cho vay, thì ngân hàng còn có các hoạt động khác như cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh dự thầu, làm đại lý cho công ty chứng khoán… tuy nhiên thu nhập từ các khoản dịch vụ này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân Hàng. Thu nhập ngoài lãi mặc dù không chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có tốc độ tăng của khoản thu nhập này cũng khá ấn tượng. Ngân hàng nên có những cân nhắc về việc gia tăng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng theo xu thế của các Ngân hàng hiện đại, nhằm giảm bớt rủi ro do hoạt động tín dụng có thể mang lại.

2010 có thể gọi là một năm đầy những biến động và nguy cơ đối với ngành Ngân hàng. Dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các Ngân hàng. Đây là năm đầu tiên kể từ sau 8 năm, lãi suất huy động VND từ mức ổn định là khoảng 9% đã bị đẩy lên đến 11% chỉ trong vòng nửa đầu năm. Đồng thuận lãi suất là yêu cầu quen thuộc đặt ra giữa các ngân hàng trong năm này. Trước xu hướng biến động mạnh vào cuối năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đồng thuận không quá 12%/năm được đưa ra vào ngày 5/11. Tuy nhiên, sau đó nhiều thành viên “phá rào”, lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm…. Nếu năm 2010, các đồng thuận lãi suất 11%, 12% rồi 14%/năm được đặt ra, thì đến đầu 2011 nó tiếp tục bị phá vỡ. Và ngày 3/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần 14%/năm, và sau đó là những xáo trộn từ các thỏa thuận ngầm, sự nở rộ của các giao dịch ủy thác… Nửa cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm quy định trần, một số ngân hàng bị xử lý mà lần đầu tiên trong hệ thống có cụm từ “ngân hàng cài bẫy lẫn nhau”. Năm 2012 và trong những tháng đầu

35

năm 2013, dư luận đã chứng kiến nhiều vụ sáp nhập, mua bán (M&A) nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của các ngân hàng Việt Nam, nhiệm vụ nặng nề nhất của ngành Ngân hàng trong năm 2013 là giải quyết nợ xấu, đưa vốn ra nền kinh tế. Nhận định này được các chuyên gia của IDG Vietnam đưa ra trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ nhiều yếu kém và phải đương đầu với tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong khu vực (chiếm 8,82% tổng dư nợ). Vì thế, vấn đề quản trị ngân hàng và quản lý rủi ro, song hành với việc đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc sẽ tiếp tục là các thách thức trong những tháng còn lại của năm 2013. Trước tình hình đầy biến động như thế, Kienlongbank Cần Thơ đã thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng bằng các biện pháp: tích cực củng cố quan hệ với khách hàng, áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, tăng cường kiểm soát chặt chẽ hạn mức và chất lượng tín dụng, nâng cao công tác quản lý rủi ro… Thêm vào đó, Kienlongbank Cần Thơ rất coi trong việc phát triển các dịch vụ và đầu tư chứng khoán nhằm hạn chế rủi ro và cân đối nguồn thu, hạn chế phát triển tín dụng nóng vì đây là nghiệp vụ tồn tại rủi ro lớn nhất và bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế biến động theo chiều hướng phức tạp như hiện nay, chính những quyết định đúng đắn của ban quản trị ngân hàng đã góp phần mang lại mức tăng trưởng thu nhập như bảng số liệu trên.

Chi phí

Chi phí là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các NHTM. Muốn thu được lợi nhuận trước hết phải bỏ ra chi phí để hoạt động và tăng thu nhập bao giờ cũng đi đôi với chi phí phải bỏ ra. Trong hoạt động kinh doanh, NH một mặt phải đối mặt với các phương thức thu hút khách hàng của các NH đối thủ, một mặt phải hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh đã đề ra, vì vậy Ban Lãnh đạo NH luôn tìm cách giảm thiểu các khoản chi phí, giúp NH nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Khi tổng doanh thu của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm thì chi phí cho hoạt động của Ngân Hàng TMCP Kiên Long Cần Thơ cũng có xu hướng tăng không ngừng qua 3 năm. Nguyên nhân của sự tăng thêm này trong đó phải kể đến chi phí cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cho hoạt động tín dụng cũng phải tăng lên. Ngày càng có nhiều các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nên việc cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng là điều tất yếu nên buộc Kienlongbank phải đầu tư chi phí quảng cáo thương hiệu, chi phí nâng cao chất lượng dịch vụ, chi phí dịch vụ chăm sóc khách hàng như chương trình tri ân khách hàng, bốc thăm trúng thưởng

36

khi khách hàng gửi tiền ở Kienlongbank Cần Thơ. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng cũng tăng theo với sự tăng trưởng của dư nợ. Tất cả những yếu tố trên đã làm cho chi phí của Ngân hàng tăng lên. Tuy chi phí có tăng, nhưng đây không phải là yếu tố tiêu cực vì nó là yếu tố góp phần tăng thu nhập của Kienlongbank Cần Thơ tăng lên. Tốc độ tăng của chi phí chậm hơn so với tốc độ tăng của thu nhập nên lợi nhuận của Ngân hàng sẽ tăng lên. Kienlongbank Cần Thơ đã thực sự làm tốt về chi phí hợp lý của mình giúp cho Ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất.

Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản chi phí. Ta thấy Kienlongbank Cần Thơ luôn tạo được khoảng chênh lệch trong thu chi, đó là do hoạt động kinh doanh của Kienlongbank Cần Thơ có hiệu quả, cùng với sự chú trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng luôn tăng theo hàng năm. Lợi nhuận của Ngân hàng tăng chủ yếu là do nguồn thu nhập từ lãi tăng mạnh đồng thời tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn so với tốc độ tăng của thu nhập. Với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận như vậy là do Kienlongbank Cần Thơ có được sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên cùng với việc đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả đã giúp ngân hàng ngày càng xây dựng được uy tín và thương hiệu của mình. Kienlongbank Cần Thơ đã từng bước chiếm được lòng tin của khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng tìm đến Kienlongbank Cần Thơ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng được tăng lên. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng tăng chậm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là do chi phí 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng đã tăng mạnh để đầu tư cho quảng cáo thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, bốc thăm trúng thưởng để thu hút nguồn vốn huy động… Bên cạnh đó mặt bằng lãi suất giảm nên cả chi phí cho huy động vốn và thu nhập từ các khoản tín dụng cũng có chiều hướng tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm 2012, đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng chưa tăng trưởng ở mức lí tưởng mặt dù xét về con số thì lợi nhuận vẫn tăng.

3.4.2 Thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Cần Thơ của Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Cần Thơ

3.4.2.1 Thuận lợi

- Sự đoàn kết nội bộ nhất trí cao trong Ban Giám Đốc, cùng toàn thể cán bộ nhân viên Kienlongbank Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị, điều hành kinh doanh của Kienlongbank Cần Thơ được hiệu quả.

37

- Sự chỉ đạo kịp thời sâu sát của ban Giám Đốc đối với các Đơn vị kinh doanh nên việc điều hành kinh doanh toàn hệ thống linh hoạt thích ứng với diễn biến thay đổi của kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành tiền tệ của NHNN VN.

- Uy tín và thương hiệu Kienlongbank Cần Thơ ngày càng được nhiều khách hàng, đối tác ở trong và ngoài nước biết tới.

- Đội ngũ Lãnh đạo có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nhiệt huyết trong công việc.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ nhân viên luôn được Ban lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện tối đa.

- Được trang bị đầy đủ trang thiết bị quản lý và làm việc

- Môi trường pháp lý, cơ chế hoạt động của ngân hàng càng hoàn thiện, minh bạch, thông thoáng đã nâng cao quyền tự chủ của tổ chức tín dụng, thúc đẩy sự năng động trong các hoạt động ngân hàng đồng thời là cơ hội tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển.

- Kienlongbank Cần Thơ có chính sách thu hút cán bộ nhân viên hấp dẫn, tạo môi trường làm việc cho cán bộ nhân viên phát huy khả năng của mình. Chính vì vậy trong những năm qua đã thu hút được đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý và rất tâm huyết với sự phát triển của ngân hàng về công tác tại Kienlongbank Cần Thơ.

3.4.2.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi và các mặt làm được, hoạt động kinh doanh của Kienlongbank Cần Thơ trong năm 2011 còn gặp không ít khó khăn và hạn chế như sau:

- Chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung. Trước tình hình lạm phát tăng cao trong năm 2011, thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ, NHNN phải áp dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)