Ngoài chỉ tiêu quan trọng trên, để đánh giá chính xác hơn về tình hình thanh khoản của ngân hàng, ta cũng cần dùng một số chỉ tiêu khác như: trạng thái tiền mặt, tỷ trọng tín dụng trên tài sản đầu tư, thành phần tiền biến động, hệ số thanh khoản, hệ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng.... Kết hợp các kết quả tính toán về cung - cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng, chỉ tiêu này sẽ giúp chúng ta đánh giá được chính xác hơn về tình hình thanh khoản của ngân hàng.
Bảng 14 dưới đây trình bày kết quả tính toán các chỉ số thanh khoản của ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
56
Bảng 13: Các chỉ số thanh khoản tại KienLongbank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010 2011 2012 6/2011 6/2012 6/2013
Tài sản thanh khoản Triệu đồng 10.228 5.958 10.471 3.085 5.466 9.483
Vay ngắn hạn Triệu đồng 0 649 873 260 524 559
Vốn điều chuyển Triệu đồng 81.469 108.771 169.649 53.752 70.420 130.786
Dư nợ cho vay Triệu đồng 495.802 628.839 766.472 330.446 436.572 568.294
Tổng tài sản Triệu đồng 531.436 687.729 917.515 399.716 562.132 705.444
Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 21.057 29.901 42.759 17.941 31.026 41.091
Tổng tiền gửi khách hàng Triệu đồng 415.158 531.938 672.355 318.813 470.494 535.202
Trạng thái tiền mặt % 1,92 0,87 1,14 0,77 0,97 1,34
Tỷ trọng tín dụng trên tài sản đầu tư % 93,29 91,44 83,54 82,67 77,66 80,56
Thành phần tiền biến động % 5,07 5,62 6,36 5,63 6,59 7,68
Hệ số thanh khoản % (17,16) (19,45) (23,80) (15,97) (13,92) (22,77)
Hệ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng Lần 1,19 1,18 1,14 1,04 0,93 1,06
57
Đối với chỉ số trạng thái tiền mặt
Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt vì tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Nhưng trái lại, khi ngân hàng duy trì một lượng lớn tiền mặt thì đối với tính thanh khoản thì rất tốt nhưng ngân hàng sẽ tốn nhiều chi phí cơ hội, có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và tính an toàn thanh khoản cho ngân hàng thay vì lấy tiền đó đi đầu tư vào lĩnh vực khác có khả năng sinh lợi hơn. Qua các năm ta thấy chỉ số trạng thái tiền mặt tại Kienlong Cần Thơ tăng giảm không đều qua các năm. Chỉ số này giảm trong năm 2011 là do việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt giảm bớt tiền mặt trong lưu thông, nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường. Từ năm 2010 kinh tế chìm trong cuộc khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát tăng cao làm cho chi phí quản lý của ngân hàng tăng cao ảnh hưởng đến lơi nhuận của Ngân Hàng, để giảm 1 phần gánh nặng về chi phí, ngân hàng đã cơ cấu lại lượng tiền mặt tại quỹ hợp lý vừa đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, tránh lượng tiền mặt ứ đọng quá nhiều sẽ làm tăng chi phí cho việc quản lý và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Đây là lý do mà chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng luôn ở mức ổn định giữa lợi nhuận và an toàn thanh khoản.
Đối với chỉ số tỷ trọng tín dụng trên tài sản đầu tƣ
Chỉ số này cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Tỷ số này cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và bất ngờ. Vấn đề thu nợ khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng… nhưng đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn chung tỷ số này tuy tăng giảm không đều qua các năm nhưng vẫn nằm ở mức cao (trên 70%). Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng là nguồn thu lợi chủ yếu của ngân hàng nên ngân hàng phân bổ tài sản vào nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu này, mặt khác là để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và thực hiện các chính sách tiền tệ và kinh tế của Nhà Nước nhằm phát triển kinh tế địa phương. Chỉ số này tại Kienlongbank Cần Thơ tương đối cao trong thời gian gần đây, vì vậy ngân hàng cần đưa ra dự báo thanh khoản trong tương lai để có chính sách cân đối hơn tỷ lệ dư nợ cho vay trong tổng tài sản trong thời gian tới để hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
58
Đối với chỉ số thành phần tiền biến động
Đây là chỉ số thể hiện khả năng thanh toán của ngân hàng đối với nhu cầu rút tiền của khách hàng. Chỉ số này càng thấp cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này tăng nhẹ qua các năm. Nguyên nhân là từ năm 2011 lãi suất tiền gửi có chiều hướng giảm nên có nhiều khó khăn trong huy động vốn, đặc biệt là các khoản tiền gởi có kỳ hạn. Thay vào đó các khoản tiền gởi không kỳ hạn của các khách hàng doanh nghiệp liên tục tăng làm cho chỉ số này tăng theo. Đây là dấu hiệu không tốt vì nhu cầu thanh toán tiền mặt đột xuất của khách hàng tăng lên. Đỉnh điểm là 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này đã ở mức 7,68%. Ngân hàng cần đưa ra nhiều chính sách lãi suất linh động để thu hút lượng tiền gửi có kỳ hạn đồng nghĩa chỉ số thành phần tiền biến động giảm để gia tăng độ an toàn cho tính thanh khoản của ngân hàng.
Đối với hệ số thanh khoản
Chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản càng tốt nhưng lợi nhuận cũng sẽ giảm. Một mặt, Ngân Hàng chỉ dự trữ tiền mặt vừa đủ theo quy định của NHNN để tối đa hóa lợi nhuận, mặt khác nguồn vốn vay ngắn hạn (vốn vay từ các TCTD khác và vốn điều chuyển từ HS) chiếm tỷ trọng khá cao trong ccơ cấu nguồn vốn, làm cho chỉ số này tương đối thấp, thậm chí là luôn ở mức âm. Điều này chứng tỏ bản thân nội tại Ngân hàng không có khả năng thanh khoản tức thời, Ngân Hàng cần tăng thêm lượng tiền mặt trong thời gian tới để tránh gặp rủi ro thanh khoản cho Ngân Hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền đột ngột, đồng thời tăng cường huy động vốn để giảm thiểu nguồn vốn điều chuyển về, tăng tính tự chủ trong thanh khoản của Ngân hàng.
Đối với hệ số dƣ nợ trên tiền gửi khách hàng
Qua bảng số liệu ta thấy Ngân Hàng cho vay với tỷ lệ khá cao trên tiền gửi khách hàng. Như vậy bình quân cứ huy động được 1 đồng thì Ngân Hàng cho vay vượt số tiền huy động. Như vậy tài sản sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Ngân Hàng mà cho vay là tài sản có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản sinh lời khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của Ngân Hàng.