Phân tích cung – cầu thanh khoản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 64)

Trạng thái thanh khoản ròng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng. Trạng thái thanh khoản ròng cho ta biết ngân hàng đang trong trạng thái thặng dư hay thiếu hụt thanh khoản. Từ đó giúp ngân hàng có những giải pháp cho từng trạng thái thanh khoản. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, chỉ tiêu này chỉ đánh giá một cách tương đối vì ta không thể dự đoán được chính xác những nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng là bao nhiêu và nhu cầu thanh khoản của ngân hàng là bao nhiêu. Đối với Kienlongbank Cần Thơ cung cầu thanh khoản tại ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

51

Bảng 11. Trạng thái thanh khoản tại KienLongbank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A - Cung thanh khoản

Tiền mặt 7.319 0,88 4.612 0,44 7.342 0,55 (2.707) (36,99) 2.730 59,19

Nhận tiền gửi 415.158 49,75 531.938 50,66 672.355 49,91 116.780 28,13 140.417 26,40

Các khoản tín dụng thu về 330.049 39,57 403.860 42,30 495.802 42,44 39.687 8,00 35.853 6,69

Vốn điều chuyển 81.469 9,76 108.771 10,36 169.649 12,59 27.302 33,51 60.878 55,97

Thu từ cung cấp dịch vụ và thu khác 460 0,06 889 0,08 1.914 0,14 429 93,26 1.025 115,30

Tổng cung 834.455 100,00 1.050.070 100,00 1.347.062 100,00 215.615 25,84 296.992 28,28

B - Cầu thanh khoản

Tiền gửi không KH 21.057 2,52 29.901 3,13 42.759 3,81 8.844 42,00 12.858 43,00

Tiền gửi KH < 12 tháng 304.189 36,47 382.263 40,04 491.275 43,82 78.074 25,67 109.012 28,52

Cấp tín dụng 496.091 59,45 535.778 51,02 571.631 44,23 73.811 22,36 91.942 22,77

Phải trả khác 12.780 1,53 6.836 0,72 15.349 1,37 (5.944) (46,51) 8.513 124,53

Tổng cầu 834.117 100,00 954.778 100,00 1.121.014 100,00 120.661 14,47 166.236 17,41

Trạng thái thanh khoản ròng 338 X 95.292 X 226.048 20,16 94.954 28092,90 130.756 137,22

52

Bảng 12. Trạng thái thanh khoản tại Kienlongbank Cần Thơ qua các kì 6/2011, 6/2012 và 6/2013.

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6/2011 6/2012 6/2013 Chênh lệch 6/2012 – 6/2011 6/2013 – 6/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A - Cung thanh khoản

Tiền mặt 2.312 0,42 3.723 0,44 7.590 0,67 1.411 61,03 3.867 103,87

Nhận tiền gửi 318.813 58,29 470.494 55,51 535.202 47,49 151.681 47,58 64.708 13,75

Các khoản tín dụng thu về 171.543 31,36 301.767 35,60 472.022 41,89 130.223 75,91 170.256 56,42

Vốn điều chuyển 53.752 9,83 70.420 8,31 110.786 9,83 16.668 31,01 40.366 57,32

Thu từ cung cấp dịch vụ và thu khác 534 0,10 1.148 0,14 1.268 0,11 614 115,06 120 10,41

Tổng cung 546.954 100,00 847.552 100,00 1.126.868 100,00 300.598 54,96 279.316 32,96

B - Cầu thanh khoản

Tiền gửi không KH 17.941 3,81 31.026 4,19 41.091 4,78 13.086 72,94 10.065 32,44

Tiền gửi KH < 12 tháng 229.008 48,65 356.475 48,16 373.299 43,46 127.467 55,66 16.823 4,72

Cấp tín dụng 218.946 46,51 343.034 46,35 431.348 50,22 124.088 56,68 88.313 25,74

Phải trả khác 4.815 1,02 9.589 1,30 13.149 1,53 4.774 99,15 3.560 37,13

Tổng cầu 470.710 100,00 740.125 100,00 858.886 100,00 269.415 57,24 118.762 16,05

Trạng thái thanh khoản ròng 76.245 X 107.428 X 267.982 X 31.183 40,90 160.554 149,45

53

Cung thanh khoản

Qua bảng số liệu 11 ta thấy nguồn cung thanh khoản của ngân hàng bao gồm: tiền mặt, nhận tiền gửi, các khoản tín dụng thu về, vốn điều chuyển, thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ và thu khác.

Mặc dù, nguồn vốn huy động tại Ngân Hàng Kienlongbank Cần Thơ chưa cao là do thị phần huy động vốn của Kienlongbank chi nhánh Cần Thơ chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các Ngân Hàng lớn khác nhưng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn cung thanh khoản cho Ngân Hàng. Nhận thấy được tầm quan trọng của vốn huy động trong dân sẽ làm tăng tính tự chủ cho nguồn cung thanh khoản của mình, tăng lợi nhuận cho Ngân Hàng vì vốn này có chi phí thấp nhất trong các nguồn vốn huy động nên Ngân Hàng đã đẩy mạnh thị phần huy động vốn trên địa bàn, nâng cao năng lực huy động vốn cho cán bộ nhân viên, đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi,….kết quả là số dư nhận tiền gửi của Ngân Hàng chỉ trong 6 tháng 2013 đã gần bằng cả năm 2012.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong nguồn cung thanh khoản là các khoản tín dụng thu về và số dư này liên tục tăng qua các năm, điều này cho thấy các doanh nghiệp đã sử dụng tốt nguồn vốn vay từ Ngân Hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh có lãi và mở rộng sản xuất, thêm vào đó là sự cố gắng của các cán bộ Ngân Hàng trong công tác thu hồi nợ, đặc biệt là tập thể cán bộ tín dụng đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác cho vay và thu hồi nợ. Qua đó, các khoản tín dụng thu về đã góp vào phần lớn nguồn cung thanh khoản cho Ngân Hàng ngày càng dồi dào và kịp thời đáp ứng nguồn cầu về thanh khoản cho Ngân Hàng trong thời gian sắp tới với dự báo là sẽ tăng vì chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN.

Chiếm tỷ trọng thứ ba trong nguồn cung thanh khoản của Ngân Hàng là vốn điều chuyển từ Hội Sở. Số dư này liên tục tăng qua các năm là do nhu cầu về thanh khoản của Ngân Hàng ngày càng tăng buộc Ngân Hàng phải huy động thêm vốn từ Hội Sở trong khi vốn huy động chỉ đáp ứng được 1 phần nguồn cầu thanh khoản của Ngân Hàng. Tuy nhiên nguồn vốn này liên tục tăng cho thấy khách hàng cá nhân hay các doanh nghiệp tìm đến Ngân Hàng Kienlongbank Cần Thơ nhiều hơn để vay vốn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó làm tăng lợi nhuận cho Ngân Hàng, nhưng số dư này cũng chỉ ra khả năng huy động vốn của Ngân Hàng còn nhiều hạn chế và chi phí cho

54

nguồn vốn này cũng không hề nhỏ từ đó làm giảm lợi nhuận của Ngân Hàng. Mặt khác Ngân Hàng cũng khó có thể làm chủ được nguồn vốn này.

Thêm vào đó, Ngân Hàng luôn nổ lực phát triển công nghệ và kỹ năng nghiệp vụ ngày càng chuyên nghiệp cho cán bộ nhân viên để phục vụ khách hàng tốt hơn. Vì vậy mà khách hàng tìm đến Kienlongbank Cần Thơ nhiều hơn, điều này được thể hiện qua nguồn thu từ cung cấp dịch vụ và thu khác liên tiếp tăng qua các năm. Lượng tiền mặt Ngân Hàng luôn dự trữ theo đúng quy định của NHNN. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần làm cho nguồn cung thanh khoản của Ngân Hàng luôn dồi dào và tăng trưởng qua các năm nên Ngân Hàng luôn được lòng tin cho khách hàng khi đến giao dịch tại Kienlongbank chi nhánh Cần Thơ.

Cầu thanh khoản

Nguồn cầu thanh khoản của Ngân Hàng bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, cấp tín dụng và các khoản phải trả khác.

Tuy cung thanh khoản của Ngân Hàng ngày càng được cải thiện thì nguồn cầu thanh khoản cũng liên tục tăng qua các năm. Vì là mảng kinh doanh chủ yếu của Ngân Hàng nên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cầu thanh khoản của Ngân Hàng là cấp tín dụng. Qua bảng số liệu ta thấy số dư này liên tục tăng qua các năm là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều và còn có khả năng tăng thêm trong thời gian sắp tới cho thấy Ngân Hàng ngày càng tạo được uy tín, thương hiệu cũng như chiếm được niềm tin từ khách hàng.

Chiếm tỷ trọng thứ hai và rất quan trọng trong cầu thanh khoản là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng) vì Ngân Hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Ngân Hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản và nguồn vốn. Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ khi nào những người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức. Khi những người gửi tiền đột ngột, buộc Ngân Hàng phải có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng khả năng thanh khoản. Nhưng đáng tiếc là tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất, do đó các Ngân Hàng luôn có xu hướng giảm thiểu tài sản ở dạng tiền mặt. Để thu được lãi suất, các Ngân Hàng phải đầu tư vào các tài sản ít thanh khoản hơn hoặc vào những tài sản có thời hạn dài. Một trong những công việc quan trọng đối với nhà quản lý Ngân Hàng là luôn liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và những khách hàng đang có hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết

55

được kế hoạch của họ khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản thích hợp.

Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nguồn cầu thanh khoản là các khoản phải trả khác như: chi phí hoạt động, thuế, đầu tư ngắn hạn…. cũng góp phần làm tăng nhu cầu thanh khoản cho Ngân Hàng qua các năm.

Trạng thái thanh khoản ròng

Tóm lại, từ kết quả phân tích cung cầu thanh khoản ta thấy, qua từng năm quy mô tổng tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng có sự thay đổi tăng qua các năm và điều này đã làm cho tình hình cung thanh khoản và cầu thanh khoản của Ngân hàng biến động theo. Với tốc độ tăng trưởng của cung – cầu thanh khoản tại Kienlongbank Cần Thơ trong bảng 9 thì cung thanh khoản có tốc độ tăng nhiều hơn so với cầu thanh khoản dẫn đến trạng thái thặng dư trong thanh khoản của Ngân Hàng liên tục tăng qua các năm. Nếu duy trì một tốc độ như vậy trong tương lai thì rất tốt trong việc đáp ứng nhu cầu chi trả của mình. Tuy nhiên nếu quan sát một cách sâu sắc hơn, thì trạng thái thanh khoản của Ngân hàng là không thật sự tốt. Nguyên nhân dễn thấy nhất khi nhìn vào bảng tổng hợp cung – cầu thanh khoản chính là do việc điều chuyển vốn về dư thừa quá nhiều so với nhu cầu sử dụng, gây nên “sự chênh lệch ảo” giữa cung cầu thanh khoản. Việc để cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí, thay vì khoản tiền đó đem đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Cho nên việc cân bằng tốt giữa lợi nhuận và an toàn trong thanh khoản là 1 bài toán mà các nhà quản trị ngân hàng phải tìm ra lời giải tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)