Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

5. Cấu trúc đề tài

2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài

Chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc điểm hộ gia đình như sau: đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm về khu vực sinh sống của hộ gia đình.

Với mục tiêu nghiên cứu chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình hướng đến đối tượng là các hộ gia đình đang có thành viên theo học từ lớp 6 đến lớp 12. Mô hình kinh tế cụ thể trong nghiên cứu của Tilak (2002) với biến phụ thuộc là logarit tự nhiên của chi tiêu giáo dục tiểu học bình quân trẻ là phù hợp với mục tiêu trên. Do đó tác giả dựa trên mô hình toán kinh tế trong nghiên cứu này làm nền tảng để xây dựng mô hình chính thức cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng dạng logarit tự nhiên cho đặc điểm kinh tế hộ gia đình, kế thừa từ kinh nghiệm sử dụng logarit cho biến chi tiêu trong các mô hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình của Houthakker (1957), Ndanshau (1998), Massell và Heyer (1969). Mô hình cụ thể dưới dạng toán học được viết tổng quát như sau:

(2.6)

Với: ln là logarit tự nhiên.

EExpch: chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ của hộ gia đình. C: véctơ các đặc điểm kinh tế hộ gia đình.

X: véctơ các đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình. A: véctơ các đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình.

là các tham số ước lượng. là sai số.

Những tham số trong mô hình trên sẽ được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Phần tiếp theo tác giả sẽ thảo luận về các biến được lựa chọn để sử dụng trong mô hình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)