0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.PDF (Trang 51 -51 )

5. Cấu trúc đề tài

4.2 Kiểm định mô hình

4.2 Kiểm định mô hình

Kết quả ma trận tương quan giữa các biến độc lập chính trong mô hình không cho thấy có sự tương quan mạnh giữa các biến [phụ lục 4.1]. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thì chúng ta thường xem xét các hệ số phóng đại phương sai VIF. Theo Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự (2008) nếu VIF của một biến lớn hơn 10 thì biến này được coi là có cộng tuyến cao. Kết quả phân tích cho thấy các hệ số VIF của các biến chính trong mô hình đều nhỏ hơn 10 [Phụ lục 4.3]. Do vậy, có thể kết luận là không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình. Ngoài ra, một vấn đề khác cần được kiểm tra là phương sai của sai số.

Trong đề tài hiện tượng phương sai thay đổi [phụ lục 4.4] được khắc phục bởi tùy chọn Robust sau câu lệnh hồi quy.

Kiểm định F về sự phù hợp của mô hình với giả thuyết là tất cả giá trị của các hệ số ước lượng trong mô hình đều bằng zero. Kết quả cho thấy giá trị F(17, 2937 ) = 131,38 có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này cho phép bác bỏ giả thuyết , và ít nhất có một hệ số ước lượng trong mô hình không bằng zero.

Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình

Biến phụ thuộc: Ln Chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ

Biến độc lập Hệ số Mức ý

nghĩa

Kiểm định- t

Ln Chi tiêu bình quân 0,8187 0,000 15,87

Ln Chi tiêu thực phẩm bình quân -0,2281 0,000 -4,18

Dân tộc của chủ hộ 0,5882 0,000 12,29

Trình độ học vấn của chủ hộ 0,0169 0,000 4,22

Tuổi của chủ hộ 0,0283 0,004 2,90

Tuổi của chủ hộ bình phương -0,0002 0,009 -2,63

Giới tính của chủ hộ -0,0175 0,660 -0,44

Tình trạng hôn nhân của chủ hộ 0,0612 0,275 1,09

Số thành viên học các bậc học khác -0,0298 0,138 -1,48

Số trẻ em dưới 6 tuổi 0,0311 0,272 1,10

Khu vực thành thị - nông thôn 0,1609 0,000 4,93

Vùng đồng bằng sông Hồng 0,2478 0,000 6,73

Vùng trung du miền núi phía Bắc 0,0947 0,047 1,99

Vùng Bắc trung bộ & duyên hải miền Trung 0,2157 0,000 5,95

Vùng Tây Nguyên 0,1110 0,047 1,98

Vùng Đông Nam Bộ 0,2497 0,000 4,44

Thành phố trực thuộc trung ương 0,1018 0,036 2,09

Tung độ gốc -0,3263

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cơ sở

F( 17, 2937 ) = 131,38 *** R- bình phương =0,5254

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010(n = 2955) ***: ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Các hệ số trong mô hình được ước lượng bằng phương pháp OLS được trình bày trong bảng 4.1. Kết quả ước lượng cho thấy đa số các biến đều có ý nghĩa ở mức 5%. Hệ số R bình phương = 0,5254. Nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích

được 52,54% sự biến thiên của chi tiêu giáo dục trung học. Như vậy, ngoài các biến trong mô hình, còn có nhiều nhân tố khác tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.PDF (Trang 51 -51 )

×