Giới tính của chủ hộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.PDF (Trang 35)

5. Cấu trúc đề tài

2.3.2.3 Giới tính của chủ hộ

Trong các nghiên cứu về hành vi ra quyết định của hộ gia đình, giới tính của chủ hộ cũng được xem như một yếu tố có ảnh hưởng đến các lựa chọn được đưa ra. Nữ giới thường có nhiều bất lợi trong tuyển chọn và xác định lương bổng trong thị trường lao động, ảnh hưởng đến các khoản thu nhập của họ. Mặc dù thu nhập của họ có khả năng thấp hơn nam giới nhưng với vai trò là người ra quyết định sau cùng của hộ gia đình, nữ giới có nhận biết về vai trò của giáo dục tốt hơn nam giới (Huston,1995). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Huston (1995) cho thấy giới tính của chủ hộ không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Diep Nang Quang (2008) cho thấy chủ hộ là nữ giới có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình ở vùng này hơn chủ hộ là nam giới.

Tuy nhiên Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống văn hoá Phương Đông, quan niệm người đàn ông thường xem trọng sự nghiệp, mong muốn được nắm giữ những vị trí quan trọng. Họ nhận thức rằng học tập sẽ giúp họ đạt được những gì kỳ vọng. Giữ vai trò chủ hộ, nam giới cũng sẽ có những hành động khuyến khích các thành viên học tập nhiều hơn. Nữ giới cũng chịu ảnh hưởng văn hoá lâu đời, nhưng ngược lại giới nữ lại có xu hướng e ngại cạnh tranh và tham vọng ở các vị trí cao nên xu hướng đầu tư cho tri thức không được đặt lên hàng đầu. Từ quan niệm nêu trên dễ dẫn đến kỳ vọng chủ hộ là nam giới sẽ chi tiêu giáo dục trung học nhiều hơn chủ hộ là nữ giới.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.PDF (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)