Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.PDF (Trang 38)

5. Cấu trúc đề tài

2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu VHLSS 2010 do Tổng cục thống kê Việt Nam thực hiện năm 2010 để trích lọc các thông tin về chi tiêu giáo dục và các đặc điểm của hộ gia đình. Bộ dữ liệu có tổng cộng 69.360 hộ được điều tra trên 3.133 xã/phường thuộc 64 tỉnh thành, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Cuộc khảo sát thu thập thông tin theo 4 kỳ, mỗi kỳ một quý từ quý 2 đến quý 4 năm 2010 và một kỳ vào quý 1 năm 2011. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp được các phỏng vấn viên trực tiếp phỏng vấn chủ hộ và cán bộ chủ chốt của xã có địa

bàn khảo sát. Tiêu chí để lựa chọn hộ gia đình nghiên cứu trong đề tài này như sau: (i) có thành viên đang theo học từ lớp 6 đến lớp 12 trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam; (ii) thành viên đang đi học nằm trong độ tuổi theo học bậc trung học từ 11 tuổi đến 18 tuổi.

Các thông tin được thu thập chủ yếu trên cơ sở trích xuất từ các mục:

Mục 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến đặc điểm hộ gia đình

Mục 2: Giáo dục Mục 5: Chi tiêu

Tuy nhiên có một số quan sát không thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết hoặc do thông tin điền sai theo quy ước nên có thể dẫn đến lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu của phần mềm. Sau khi lọc bỏ các quan sát này, cuối cùng dữ liệu còn giữ lại 2955 quan sát tương ứng với 2955 hộ gia đình. Chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ được tính bằng tổng chi tiêu cho giáo dục của các thành viên đang theo học từ lớp 6 đến lớp 12 chia cho số thành viên đang theo học bậc học này của hộ gia đình.

Các số liệu được trích và đặt tên các biến được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc

Nguồn Tên trường Tên biến Ý nghĩa

muc1.dta Tinh Vung01 Vùng đồng bằng sông Hồng

Tinh Vung02 Vùng trung du và miền núi phía Bắc

Tinh Vung03 Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Tinh Vung04 Vùng Tây Nguyên

Tinh Vung05 Vùng Đông Nam Bộ

Tinh big5 5 thành phố lớn

m1ac5 Age Tuổi chủ hộ

m1ac2 Gender Giới tính chủ hộ

m1ac6 Marital Tình trạng hôn nhân của chủ hộ m1ac5 Treduoi6 Số trẻ em dưới 6

ho11.dta Dantoc Ethnic Dân tộc của chủ hộ

Ttnt Urban Khu vực thành thị - nông thôn

muc2a1.dta m2ac6 Mem Số thành viên còn đang đi học các bậc học khác m2ac1, m2ac2a, m2ac2b Edu Trình độ học vấn của chủ hộ muc2_QX_ cau9_11.dta

m2ac11k EExpch Chi tiêu giáo dục trung học bình quân trẻ

ho14.dta muc7.dta ho11.dta ho15.dta m5a1ct,m5a2ct, m5b1ct,m5b2ct m5b3ct,m6c7, m7c23,m2act, m3ct

Expc Chi tiêu bình quân đầu người

ho14.dta m5a1ct, m5a2ct FExpc Chi tiêu thực phẩm bình quân đầu người

Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n=2955)

Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mô hình

Bảng 2.2: Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mô hình

Mã biến Ý nghĩa Kỳ vọng

lnExpc Ln Chi tiêu bình quân +

lnFExpc Ln Chi tiêu thực phẩm bình quân +/-

Ethnic Dân tộc của chủ hộ +

Edu Trình độ học vấn của chủ hộ +

Age Tuổi của chủ hộ +/-

Gender Giới tính của chủ hộ +

Marital Tình trạng hôn nhân của chủ hộ +

Mem Số thành viên đang đi học các bậc học khác -

Treduoi6 Số trẻ em dưới 6 tuổi của hộ -

Urban Khu vực thành thị - nông thôn +

Vung01 Vùng đồng bằng sông Hồng +/-

Vung03 Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung +/-

Vung04 Vùng Tây Nguyên +/-

Vung05 Vùng Đông Nam Bộ +/-

Big5 Thành phố lớn trực thuộc trung ương +

Tóm tắt chương 2:

Chương này tác giả đã tiến hành tóm tắt các mô hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình. Từ đó đã lựa chọn được mô hình kinh tế sử dụng cho nghiên cứu này. Bên cạnh đó, thông qua việc lược sơ các kết quả nghiên cứu trước đã lựa chọn được các biến đại diện cho các đặc điểm hộ gia đình phù hợp với khung phân tích đã nêu ở chương 1. Các yếu tố được dự đoán sẽ có tác động đến chi tiêu giáo dục trung học bao gồm: chi tiêu bình quân, chi tiêu thực phẩm bình quân, tuổi – trình độ học vấn – giới tính – tình trạng hôn nhân- sắc tộc của chủ hộ, số thành viên đang theo học các bậc khác, số trẻ em dưới 6 tuổi, khu vực sinh sống thành thị - nông thôn, các vùng miền trên cả nước và cuối cùng là khu vực sinh sống ở 5 thành phố lớn. Phần cuối của chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ bộ về bộ dữ liệu VHLSS 2010 và cách rút trích biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu và tóm tắt dấu kỳ vọng của các nhân tố được dự đoán có tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH

Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam. Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) tổng quan về mẫu dữ liệu; (ii) tổng hợp các biến trong mô hình; (iii) chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.PDF (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)