5. Cấu trúc đề tài
3.1 Tổng quan về mẫu dữ liệu
Dữ liệu khảo sát của đề tài bao gồm 2955 quan sát hộ trên cả nước có chi tiêu cho giáo dục trung học. Trong đó, số hộ ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung chiếm tỷ trọng cao nhất với 747 quan sát, tiếp đến là đồng bằng Sông Hồng (623 quan sát) và thấp nhất là vùng Tây Nguyên với 218 quan sát [Hình 3.1].
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
Phân theo khu vực sinh sống, số quan sát ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 800 và 2155 quan sát. Trong mỗi khu vực, số hộ có dân tộc Kinh và Hoa chiếm áp đảo so với các dân tộc khác với tỷ trọng tương ứng là 78% và 93% ở khu vực nông thôn và thành thị [Phụ lục 3.1]. Đồng thời, các quan sát có dân tộc khác (ngoài dân tộc
Đồng bằng Sông Hồng, 623 Trung du & MN phía bắc, 568 Bắc trung bộ & DH miền trung, 747 Tây nguyên, 218 Đông nam bộ, 290
Đb. Sông Cửu Long, 509
Kinh và Hoa) tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (349/568 quan sát). [phụ lục 3.2]
Về tình hình nhân khẩu, có 571 hộ có chủ hộ là nữ (tập trung chủ yếu ở nông thôn). Số hộ có tình trạng hôn nhân của chủ hộ là ly thân (bao gồm cả góa) chiếm gần 10% tổng số hộ trong khảo sát [phụ lục 3.4; 3.5].
Về tình hình giáo dục của trẻ: số trẻ đang học trung học của hộ gia đình chủ yếu ở nhóm 1 đến 2 trẻ, chiếm trên 97% số quan sát [Hình 3.2]. Số trẻ đang theo học ở các cấp học còn lại trong mỗi hộ tập trung cao nhất ở nhóm 1 hoặc 2 trẻ [phụ lục 3.3].
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 ( n = 2955)