Giải pháp phát triển ngành thủy sản

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 65)

Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành thủy sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất ngày càng tăng cao, góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành thủy sản trong nội bộ ngành nông ghiệp của huyện Trà Ôn. Trong thời gian qua do thực hiện nhiều mô hình lúa tôm, lúa cá, VAC, mô hình cá sặc rằn, diêu hồng, cá tra đã mang lại nguồn thu nhập lớn thu người nuôi thủy sản. Tuy nhiên hình thức nuôi của nông dân chủ yếu nuôi trong mương vườn với qui mô nhỏ, một số mô hình trình diễn, nguồn thủy sản chỉ đáp ứng được yêu cầu trong nước, nông dân vẫn chưa tận dụng được hết nguồn nước mặt cho việc nuôi thủy sản. Do đó, cần đẩy mạnh qui mô nuôi trồng thủy sản, tận dụng lợi thế của nguồn nước mặt, nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp, thả lòng, nuôi bè trên sông.

Riêng đối với lĩnh vực khai thác thủy sản, do không được chú trọng nên sản lượng thủy sản khai thác liên tục giảm qua các năm. Nên các cán bộ nông nghiệp cần khắc phục thiếu sót trong việc quản lý người dân khai thác quá mức nguồn thủy sản tự nhiên, bên cạnh đó tuyên truyền kiến thức giúp người dân hiểu rõ những bất lợi do việc khai thác liên tục và không có kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến cạn kiệt tài nguyên thủy sản trong tự nhiên. Thay vào đó với việc khai thác vừa mức, duy trì lượng thủy sản nhằm mục đích khai thác trong thời gian lâu dài.

55

CHƯƠNG 6

KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ 6.1 KẾTLUẬN

Trong thời gian thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp huyện Trà Ôn đã có nhiều kết quả khả quan. Ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành thủy sản có tỷ trọng ngày càng tăng. Bên cạnh đó trong nội bộ nông nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng lên qua các năm. Riêng diện tích cây lúa và cây CNNN giảm, thay vào đó là sự gia tăng diện tích trồng cây ăn trái và rau màu, do vậy, sản lượng và giá trị sản xuất ngành trồng trọt luôn tăng qua các năm, do trong quá trình chuyển dịch, huyệnđã thực hiện nhiều công tác khuyến nông cho người dân, kết hợp các mô hình sản xuất trồng trọt, làm giảm thế độc canh cây lúa, tăng năng suất cây trồng. Chăn nuôi trong thời gian qua tuy gặp nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng đến số lượng và sản lượng đàn gia súc, gia cầm, tuy nhiên do công tác chỉ đạo của huyện thực hiện nhiều công tác phòng, chữa bệnh dịch, đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch. Riêng dịch vụ ngày càng được người dân chú trọng, áp dụng trong quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân của huyện. Đặc biệt ngành thủy sản luôn mang lại nguồn lợi lớn cho người dân, có sự phát triển tích cực, diện tích nuôi trồng và sản lượng tăng, góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã mang lại hiệu quả sản xuất hơn cho người dân, do áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện

56

công tác khuyến nông, làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện còn chậm chạp, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trồng trọt vẫn là ngành nghề chính của huyện, diện tích trồng lúa có giảm sút nhưng luôn chiếm diện tích lớn trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây ăn trái, rau màu có tăng nhưng vẫn còn chậm. Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp, dịch vụ mặc dù gia tăng giá trị sản xuất nhưng phát triển còn chậm. Vấn đề giá bán bấp bênh luôn ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân, bên cạnh đó tình hình thời tiết, khí hậu, các loại dịch bệnh làm giảm sản lượng, năng suất ở cây trồng, vật nuôi.

6.2 KIẾNNGHỊ

Nâng cao kiến thức của người dân, thực hiện nhiều cuộc tập huấn kỹ thuật, nhằm giúp cho người dân tiếp xúc nhiều hơn với tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi của huyện.

Cần quy hoạch, khuyến khích người dân sản xuất, hướng dẫn nông dân sản xuất giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, thay đổi mục đích sử dụng đất nhằm đạt năng suất cao hơn như: chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, rau màu, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trung tâm khuyến nông thực hiện hết sức trong các cuộc hội thảo, trình diễn mô hình, sáng tạo ra các mô hình sản xuất mới, phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, chịu trách nhiệm truyền đạt các kiến thức cần thiết trong việc sản xuất nông nghiệp cho người nông dân, giúp người dân có đầy đủ kiến thức thực hiện các mô hình sản xuất mang tính kinh tế cao.

Các cấp chức năng cần quan tâm và thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ thực vật, công tác khuyến nông, công tác thú y, nhằm ngăn chặn kịp thời và hạn chế tình trạng dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi. Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên tình hình bệnh dịch, hướng dẫn nông dân trong cách phòng tránh và chữa trị các dịch bệnh.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)