NÔNGNGHIỆP
4.2.1 So sánh tình hình sản xuất nội bộ ngành trồng trọt trước khi thực hiện chuyển dịch (2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2012)
Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012.
4.2.1.1 Cây lúa
Thực hiện theo chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm diện tích trồng lúa, qua thời gian dài thực hiện chuyển dịch, chuyển dịch cây lúa của huyện đạt được nhiều kết quả khả quan. Diện tích trồng lúa giảm, năm 2000, diện tích cây lúa là 40.115ha, đến năm 2012 diện tích cây lúa giảm còn 33.892,87ha, giảm 15,51% so với năm 2000. Tuy có sự giảm sút về diện tích, nhưng do trong quá trình thực hiện chuyển dịch huyện đã tích cực thực hiện các công tác khuyến nông, công tác bảo vệ thực vật, bên cạnh đó người nông dân đã từng bước áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây lúa, do đó, sản lượng lúa lại tăng khi giảm về diện tích trồng. Năm 2012 sản lượng lúa là 202.627,51 tấn, tăng 8,86% so với năm 2000 (186.138 tấn).
Bảng 4.15: Diện tích và sản lượng nội bộ ngành trồng trọt năm 2000 và 2012 Chỉ
tiêu
Loại cây
trồng Năm 2000 Năm 2012 +/- Chênh lệch % Diện tích (ha) Cây lúa 40.115,00 33.892,87 (6.222,13) (15,51) Cây ăn trái 4.310,00 9.682,70 5.372,70 124,66 Rau màu 1.215,90 2.286,50 1.070,60 88,05 Cây công nghiệp ngắn ngày 330,00 120,90 (209,10) (63,36) Sản lượng (tấn) Cây lúa 186.138,00 202.627,51 16.489,51 8,86 Cây ăn trái 35.673,00 97.492,00 61.819,00 173,29 Rau màu 13.650,00 39.952,50 26.302,50 192,69 Cây công nghiệp ngắn ngày 21.590,00 5.316,86 (16.273,14) (75,37)
34 Năng suất 46.40 tạ/ha Năng suất 59.78 tạ/ha 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 Năm 2000 Năm 2012
Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long năm 2000 và 2012.
Hình 4.1 Năng suất cây lúa giữa năm 2000 và năm 2012
Qua biểu đồ năng suất cây lúa giữa năm 2000 và năm 2012 (biểu đồ 1), cho ta thấy rõ hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở cây lúa. Qua quá trình thực hiện chuyển dịch thì năng suất cây lúa được nâng cao, trước khi thực hiện chuyển dịch (năm 2000) năng suất cây lúa đạt mức 46,40 tạ/ha, và sau khi thực hiện chuyển dịch (năm 2012) thì năng suất cây lúa tăng lên 59,78 tạ/ha, tăng 13,38 tạ/ha.
Qua kết quả sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch, ta có thể khẳng định việc thực hiện công tác chuyển dịch cho cây lúa đã mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nông dân, mặc dù diện tích cây lúa giảm, nhưng vẫn nâng cao năng suất cây lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân của huyện.
4.2.1.2 Cây ăn trái
Không chỉ đạt được nhiều kết quả khả quan ở cây lúa, mà thực hiện chuyển dịch đối với cây ăn trái cũng có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân.
35
Sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch, sản lượng cây ăn trái tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 2000, sản lượng cây ăn trái là 35.673 tấn, đến năm 2012, sản lượng cây ăn trái tăng 61.819 tấn so với năm 2000 với mức sản lượng là 97.492 tấn. Thực hiện theo chỉ đạo của các cơ quan chính quyền địa phương về chú trọng trồng chuyên canh cây ăn trái, nhất là các giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao như cam sành, bưởi năm roi, quýt đường, bên cạnh đó huyện đã tích cực thực hiện công tác bảo vệ thực vật, hướng dẫn người dân chăm sóc và phục dịch bệnh ở cây trồng, nên sản lượng cây ăn trái tăng. Mặc dù diện tích trồng cây ăn trái cũng tăng qua các năm, năm 2000, diện tích trồng cây ăn trái là 4.310ha, năm 2012 là 96.820,7ha, tuy nhiên ta thấy năng suất cây ăn trái có sự gia tăng.
Năng suất bình quân 84.82 tạ/ha Năng suất bình quân 99.39 tạ/ha 75 80 85 90 95 100 Năm 2000 Năm 2012
Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012.
Hình 4.2 Năng suất bình quân của cây ăn trái năm 2000 và 2012
Năm 2000, năng suất cây ăn trái chỉ đạt 84,82 tạ/ha, đến năm 2012, năng suất cây ăn trái tăng cao, tăng lên 99,39 tạ/ha, tăng 14,57 tạ/ha so với năm 2000.
Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch, ta thấy việc thực hiện chuyển dịch đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nguời dân sản xuất so với trước khi thực hiện chuyển dịch, không những hướng cho người dân đầu tư vào trồng các loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhiều lợi nhuận,
36
mà còn góp phần tăng cao năng suất cây trồng cho người dân sản xuất của huyện.
4.2.1.3 Rau màu
Cũng như cây lúa và cây ăn trái, sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cũng có nhiều tác động tích cực đến kết quả sản xuất đối với rau màu.
Diện tích gieo trồng rau màu có sự gia tăng, năm 2000, diện tích gieo trồng dành cho rau màu là 1.215,9ha, đến năm 2012, diện tích gieo trồng tăng lên 2.286,5ha, tăng 1.070,6ha. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, huyện đã tích cực thực hiện công tác khuyến nông dành cho rau màu, hướng dẫn người dân thực hiện các mô hình đạt hiệu quả cao, do đó, sản lượng và năng suất rau màu đều tăng.
Năng suất bình quân 65.61 tạ/ha Năng suất bình quân 79.07 tạ/ha 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Năm 2000 Năm 2012
Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012.
Hình 4.3 Năng suất bình quân rau màu năm 2000 và 2012
Năm 2000, sản lượng rau màu là 13.650 tấn, năm 2012 sản lượng tăng lên 39.952,5 tấn, tăng 26.302,5 tấn so với năm 2000. Bên cạnh đó năng suất
37
rau màu cũng tăng lên, năm 2012, năng suất rau màu đạt 79,07 tạ/ha, tăng 13,46 tạ/ha so với năm 2000 (năng suất năm 2000 là 65,61 tạ/ha).
Nhờ huyện đã tích cực thực hiện các công tác phục vụ trong quá trình sản xuất, hướng dẫn người nông dân sản xuất, gieo trồng các loại rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện các mô hình mẫu, hướng dẫn người nông dân phương thức gieo trồng, phòng chống bệnh, đã tác động tích cực đến kết quả sản xuất của người dân của huyện trong thời gian qua, dẫn đến sự gia tăng về diện tích, sản lượng và cả năng suất rau màu.
4.2.1.4 Cây công nghiệp ngắn ngày
Riêng cây CNNN thì diện tích và sản lượng đều giảm qua các năm, năm 2012 diện tích giảm 209,1ha, sản lượng giảm 16.273,14 tấn so với năm 2000. Mặc dù sản lượng và diện tích cây CNNN giảm là do thực hiện theo phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, tuy nhiên với mức 63,36%, diện tích cây CNNN giảm giữa năm 2000 so với năm 2012, và mức 75,37%, sản lượng cây CNNN giảm giữa năm 2000 so với năm 2012, thì ta thấy mức sản lượng cây CNNN giảm nhanh hơn so với sự sụt giảm về diện tích đất trôngd. Nên ta có thể khẳng định trong quá trình hực hiện chuyển dịch cây CNNN đã không đạt được hiệu quả như những cây trồng khác.