CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 60)

Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng GTSX ngành thủy sản gia tăng qua các năm, trong nội bộ ngành nông nghiệp GTSX ngành chăn nuôi, dịch vụ gia tăng, riêng đối với ngành trồng trọt thì tỷ trọng GTSX cây ăn trái và rau màu gia tăng. Bên cạnh đó, nhiều cây trồng, vật nuôi đạt năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình thực hiện chuyển dịch huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần quan tâm và giải quyết.

Đối với cây lúa: Vấn đề về dịch bệnh vẫn là mối đe dọa đến tình hình sản xuất cây lúa, nông dân vẫn chưa có sự thống nhất về thời gian gieo sạ, do đó dịch bệnh còn xảy ra tình trạng lây lan từ cánh đồng này sang cánh đồng khác; công tác thủy lợi được thực hiện khá tốt, tuy nhiên do điều kiện khí hậu có nhiều thay đổi, mực nước dâng càng cao, làm ảnh hưởng đến việc thả nước ra vô phục vụ cho mùa sạ của nông dân; ngoài ra vấn đề giá bán cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cây lúa; mặc dù thực hiện cánh đồng mẫu lớn tuy nhiên vẫn chỉ số ít nông dân tham gia; bên cạnh đó thì vấn đề giống lúa phục vụ cho gieo sạ cũng còn nhiều hạn chế, lúa giống kém chất lượng còn được nông dân sử dụng nhiều.

Đối với cây ăn trái: Cũng như cây lúa trong quá trình thực hiện chuyển dịch, cây ăn trái gặp khá nhiều khó khăn, nhất là về dịch bênh ở cây trồng, ngoài ra tình hình nước dâng cao qua mỗi năm đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây trồng, bên cạnh đó thì vấn đề giá bán bấp bênh, thiếu vốn đầu tư, và giống cây trồng cũng cần được quan tâm và sự hỗ trợ của cán bộ huyện.

Đối với rau màu: Đầu tư vào rau màu thì nông dân gặp khá nhiều khó khăn về chi phí đầu tư và nhất là có đầu ra ổn định nhằm hạn chế vấn đề bị thương lái ép giá.

50

Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: Do điều kiện thổ nhưỡng của huyện không thích hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, do đó, diện tích và sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày giảm trong thời gian qua.

Đối với chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện luôn được chú trọng và phát triển, tuy nhiên vấn đề dịch bệnh vẫn luôn tồn tại và ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của nông dân, bên cạnh đó thì chi phí dành cho con giống và giống vật nuôi chất lượng luôn là vấn đề tồn tại của ngành chăn nuôi huyện.

Đối với thủy sản: Trong quá trình thực hiện chuyển dịch giá bán bấp bênh đã ảnh hưởng đến tình hình nuôi trồng thủy sản rất lớn, nông dân không mạnh dạn đầu tư vào việc nuôi trồng, dẫn đến không tận dụng được hết tầng nước mặt cho việc nuôi trồng. Đối với ngành khai thác, do không được sự quan tâm và chú trọng của cán bộ nông nghiệp, nên sản lượng khai thác thủy sản giảm qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)