GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG VẬT NUÔI CỦA HUYỆN

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 61)

5.2.1 Giải pháp phát triển cây lúa

Trong quá trình thực hiện chuyển dịch, nông dân đã từng bước tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây lúa thông qua công tác khuyến nông, tổ chức tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao, phòng trừ sâu bệnh trên lúa, bên cạnh đó mở các cuộc hội thảo về mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình nhân giống lúa, góp phần nâng cao sản lượng và năng suất cây lúa. Tuy nhiên người dân vẫn còn chậm chạp trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, mô hình trình diễn lúa mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng chỉ được trình diễn ở 1 số nơi của huyện, bên cạnh đó mô hình chỉ được một số ít người dân tham gia. Do đó, cần quan tâm hơn nữa về công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Cần thực hiện nhiêu đợt tập huấn hơn nữa, giúp người dân tiếp xúc nhiều hơn trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nông dân nhận thức được việc áp dụng này mặc dù tốn kém chi phí hơn so với cách thức lao động truyền thống nhưng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và nâng cao kết quả sản xuất hơn.

Đối với xây dựng mô hình trình diễn cánh đồng mẫu lớn, cần phổ biến rộng rãi hơn nữa ở toàn huyện, khuyến khích người dân cùng tham gia vào mô hình, thực hiện một số công tác vận động, giải thích cho người nông dân hiểu biết về lợi ích khi tham gia vào mô hình.

Bên cạnh công tác khuyến nông thì công tác bảo vệ thực vật cũng có vai trò to lớn đối với sản xuất cây lúa của huyện. Một mặt theo dõi diễn biến dịch bệnh ở cây lúa, song song đó hướng dẫn nông dân xuống giống né rầy, phun thuốc xịt rầy, hạn chế rầy bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Chính vì vai trò quan trọng của công tác bảo vệ thực vật đối với sản xuất cây lúa, nên việc tiếp tục phát huy vài trò của công tác bảo vệ thực vật, của các cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn càng được chú trọng hơn nữa. Tích cực trong công tác theo dõi dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra diễn biến dịch bệnh, nhất là vào thời gian dịch bệnh hay xảy ra, hướng dẫn, kêu gọi nông dân cùng đồng loạt xuống

51

giống, phun thuốc nhằm đẩy lùi dịch hại đồng loạt trên diện rộng. Tránh tình trạng dịch bệnh lây lan giữa các nông hộ khác nhau do không có sự đồng loạt trong quá trình phòng trị bệnh dịch.

Ngoài ra công tác thủy lợi cũng rất quan trọng đối với việc trồng lúa, thông qua thực hiện tốt công tác thủy lợi, nông dân dễ dàng hơn trong việc tránh nước dâng, hay tình trạng thiếu nước do mùa khô ảnh hưởng đến quá trình gieo sạ, và sinh trưởng của cây lúa. Do đó, cần quan tâm hơn nữa công tác thủy lợi, thực hiện bờ bao quanh các cánh đồng, nhằm chủ động trong việc thả nước ra, vào phục vụ trong quá trình sản xuất lúa.

Trong quá trình chuyển dịch, mặc dù nông dân đã tích cực hơn trong việc sử dụng các loại giống chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng đa số nông dân vẫn còn ưu chuộng giống lúa IR50404 (36,30% số giống gieo sạ), giống lúa dễ dàng canh tác, ít sâu bệnh, giá lúa giống thấp nhưng giá thành không cao, bênh cạnh đó năng suất lại thấp hơn các loại giống lúa mới hiện nay. Do đó, cần tích cực vận động, nông dân trong vấn đề chọn giống lúa canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao, tổ chức một số cuộc hội thảo nhằm tuyên truyền các ưu điểm của các giống lúa mới, khuyến khích nông dân áp dụng, bên cạnh đó giải thích rõ những mặt lợi khi đầu từ sản xuất lúa chất lượng so với giống lúa IR50404. Tăng dần lượng lúa giống chất lượng cao cho gieo sạ, và dần dần hướng nông dân chỉ đầu từ sản xuất vào các loại lúa chất lượng cao, giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

5.2.2 Giải pháp phát triển cây ăn trái

Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch, sản xuất cây ăn trái của huyện đạt được nhiều kết quả tích cực, diện tích và sản lượng đều tăng, do lợi nhuận thu được từ việc trồng cây ăn trái cao hơn so với các mô hình còn lại, đặc biệt là cam, bưởi, nhãn, chôm chôm, nên tỷ trọng GTSX của cây ăn trái trong nội bộ ngành trồng trọt tăng lên sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch. Tuy nhiên vấn đề dịch bệnh đã và đang là mối lo ngại của nông dân trồng cây, bệnh vàng lá ở cây có múi, bệnh đục trái ở cây bưởi, bệnh chổi rồng ở cây nhãn, đã ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng rất nhiều, nhưng do thực hiện nhanh chóng và kịp thời của công tác bảo vệ thực vật, do đó, kết quả sản xuất cây ăn trái vẫn được giữ vững và gia tăng. Nên cần quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là các cuộc tập huấn cho nông dân trong việc phòng trị các loại bệnh ở cây trồng, bên cạnh đó cử các cán bộ kỹ sư giúp nông dân trong công tác trồng cây từ lên líp, xuống cây giống, đến khi chăm sóc cây trưởng thành, thông qua đó truyền đạt kinh nghiệm trồng cây cho nông dân, giúp nông dân có kiến thức và tiếp cận hơn nữa khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngoài kinh nghiệm dân gian.

Vấn đề vốn cũng là vấn đề quan trọng cần được sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền cho nông dân của huyện trong việc đầu tư vào trồng cây ăn trái, nhất là cây ăn trái ngày càng bị nhiều dịch bệnh như hiện nay. Do đó, cần có sự hỗ trợ của cơ qua chính quyền và ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn của huyện, về ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn thực hiện cho nông dân vay tiền trong việc đầu tư vốn vào sản xuất như cây giống, phân bón,

52

thuốc trừ sâu. Các cơ quan chính quyền của huyện cần tập trung một phần kinh phí của huyện cho việc cung cấp thuốc xịt trị bệnh ở cây trồng khi bệnh lây lan ở diện rộng, quá tầm kiểm soát của nông dân như bệnh trổi rồng ở nhãn, nhằm giúp đỡ nông dân trong việc khắc phục và giảm nhẹ thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Bên cạnh đó khó khăn về cây giống cũng là vấn đề cần được chú trọng, do nông dân càng đầu tư vào trồng cây ăn trái nhiều hơn trước nên cây giống ngày càng tăng giá, tuy nhiên vấn đề khó khăn hơn là giống cây sạch bệnh và chất lượng lại không được đảm bảo cho nông dân.

Vào mùa mưa nước thường hay dâng lên cao, gây ngập ún, thối rễ ở cây trồng, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Tuy vậy, nhờ vào công tác thủy lợi, đã hạn chế và ngăn chặn tác động của nước dâng. Do đó, cần tiếp tục tiến hành công tác thủy lợi vào mùa mưa, đắp bờ bao vườn, nạo vét đắp bờ bao kênh, nạo vét kênh cặp lộ đan, tránh nước dâng lên vào mương vườn gây bệnh thối rễ ở cây trồng.

5.2.3 Giải pháp phát triển rau màu

Qua nhiều năm thực hiện chuyển dịch, rau màu đạt được nhiều kết quả khả quan, diện tích trồng rau liên tục tăng, do nguồn lợi từ việc thực hiện các mô hình xen canh 2 lúa 1 màu, đã thúc đẩy nông dân đầu tư vào sản xuất rau màu. Do đó, cần phổ biến rộng rãi cho nông dân về phương thức trồng xen canh lúa màu thông qua các cuộc hội thảo hay thực hiện các mô hình trình diễn và mời nông dân tham dự, đặc biệt là những vùng chỉ chuyên canh cây lúa, bên cạnh đó khuyến khích các hộ nông dân đã và đang thực hiện các mô hình trồng rau màu thực hiện tuyên truyền, khuyến khích các hộ nông dân khác cùng nhau thực hiện.

Ngoài ra thực hiện các cuộc hội thảo nông dân nhằm khuyến khích nông dân tham gia vào việc trồng rau màu, lên liếp trồng rau luân canh ở những vùng chuyên lúa, hoặc những vùng trồng lúa không đạt hiệu quả cao, có thể do đất đai bị nhiễm phèn, độc, kém màu mỡ, thông qua mô hình trồng rau, đậu giúp tái tạo lại đất trồng.

Vấn đề chi phí đầu tư cho việc trồng rau màu vẫn là nỗi lo của nhiều nông dân, mặc dù các mô hình trồng màu mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa rất nhiều nhưng do chi phí ban đầu quá lớn, dẫn đến nông dân còn lo ngại, không đủ khả năng thực hiện, do đó, ngân hàng cần có sự hỗ trợ cho nông dân về chi phí thông qua cho vay với lãi suất ưu đãi, hoặc các cơ quan địa phương thực hiện cung cấp giống rau màu cho nông dân và thu lại sau khi nông dân thu hoạch.

Giá cả rau màu luôn có sự biến động thất thường đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất đối với rau màu của huyện. Do đó, cần có biện pháp bình ổn giá rau màu, giúp nông dân yên tâm hơn trong việc đầu tư vào loại cây trồng này. Tìm đầu ra nhất định cho các sản phẩm sau thu hoạch là giải pháp thiết thực và có thể chủ động được đối với giá cả thị trường bấp bênh hiện nay. Ký kết hợp đồng về giá cả trước khi thực hiện thu hoạch nông sản giữa nông

53

dân và thương lái, nhằm giảm phần thiệt hại cho nông dân khi bị ép giá sau thời gian thu hoạch.

5.2.4 Giải pháp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày

Do không được sự quan tâm trong quá trình thực hiện chuyển dịch, nên năng suất của cây CNNN có sự sụt giảm. Do đó, vấn đề cần được giải quyết là sự quan tâm đúng mức của cán bộ nông nghiệp đối với loại cây trồng này, nhằm nâng cao năng suất.

Ngoài ra do đặc điểm đất đai không phù hợp trồng cây công nghiệp, nên diện tích cây CNNN của huyện liên tục giảm, bên cạnh đó các mô hình trồng rau màu, cây ăn trái luôn đạt nhiều lợi nhuận nên nông dân đầu tư vào các loại cây trồng khác. Tuy vậy, giá trị sản xuất và tỷ trọng cây CNNN luôn tăng qua các năm, phần lớn do lợi nhuận thu được từ trồng cây đậu nành. Do đó, cần chú trọng hơn nữa mô hình mang lại lợi ích này. Khuyến khích nông dân tiếp tục đầu tư vào mô hình đậu nành, mở rộng thêm diện tích cây trồng, thực hiện mô hình trình diễn ở nhiều xã, nhất là đối với các xã chuyên canh cây lúa, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

5.2.5 Giải pháp phát triển ngành chăn nuôi

Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành chăn nuôi đã có được nhiều kết quả khả quan. Số lượng và sản lượng đàn gia súc gia cầm đều tăng. Tuy nhiên các loại dịch bệnh vẫn là mối đe dọa đối với người dân chăn nuôi, nhưng với sự tác động mạnh mẽ của công tác thú y trong phòng trị dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm, đã ngăn chặn và hạn chế tổn thất do bệnh dịch gây ra. Nên công tác thú y càng được chú trọng hơn nữa trong quá trình chuyển dịch, nhằm nâng cao hơn nữa kết quả thực hiện chuyển dịch đối với ngành chăn nuôi.

Đặc biệt là công tác tiêm phòng, chủ động thực hiện tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm, vaccine dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn cho lợn, và đặc biệt là vaccine lỡ mồm long móng ở lợn, bò, vaccine dịch tả đàn vịt, tụ huyết trùng gia cầm, và nhất là H5N1.

Bên cạnh đó cần chú ý hơn nữa công tác giám sát dịch bệnh, trạm thú y nên kết hợp với tổ giám sát thường xuyên kiểm tra các đàn gia súc gia cầm, nhanh chóng phát hiện dịch bệnh, kịp thời thực hiện điều trị và tiêu hủy các ổ dịch, tránh lây lan ra diện rộng.

Ngoài ra công tác tiêu độc sát trùng cũng cần tích cực thực hiện, nhằm tiêu diệt các loại virut gây bệnh, đề phòng dịch bệnh ngay từ đầu, tránh phát tán thành dịch bệnh, làm tổn thất số lượng đàn gia súc, gia cầm, ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của huyện.

Riêng công tác kiểm dịch vận chuyển cũng cần được tăng cường thực hiện. Đội kiểm tra lưu động cần nghiêm ngặt trong quá trình kiểm tra gia súc, gia cầm từ nơi khác đến và di chuyển từ huyện ra bên ngoài, nhằm tránh trường hợp lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

54

Bên cạnh công tác thú y thì vấn đề cung cấp giống vật nuôi cũng cần được quan tâm và phát triển hơn nữa. Thực hiện theo phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, nâng cao và phát triển giống vật nuôi chất lượng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Huyện đã tích cực thực hiện và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, giống vật nuôi chất lượng, đạt hiệu quả cao vẫn chiếm phần ít trong tổng số giống của huyện. Do đó, cần có sự hỗ trợ của chính quyền huyện về giống vật nuôi, thực hiện cung cấp các loại giống Bò Lai Sind, lợn siêu nạc, vịt siêu thịt cho nông dân. Ngoài ra, công tác hỗ trợ miễn phí bò giống, lợn giống cho từng xã, ấp cũng nên được triển khai rộng hơn nữa, từng bước lai hóa đàn bò, đàn lợn đạt chất lượng cao cũng giải quyết vấn đề khó khăn về chi phí giống vật nuôi mà nông dân đang gặp phải hiện nay.

5.2.6 Giải pháp phát triển ngành thủy sản

Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành thủy sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất ngày càng tăng cao, góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành thủy sản trong nội bộ ngành nông ghiệp của huyện Trà Ôn. Trong thời gian qua do thực hiện nhiều mô hình lúa tôm, lúa cá, VAC, mô hình cá sặc rằn, diêu hồng, cá tra đã mang lại nguồn thu nhập lớn thu người nuôi thủy sản. Tuy nhiên hình thức nuôi của nông dân chủ yếu nuôi trong mương vườn với qui mô nhỏ, một số mô hình trình diễn, nguồn thủy sản chỉ đáp ứng được yêu cầu trong nước, nông dân vẫn chưa tận dụng được hết nguồn nước mặt cho việc nuôi thủy sản. Do đó, cần đẩy mạnh qui mô nuôi trồng thủy sản, tận dụng lợi thế của nguồn nước mặt, nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp, thả lòng, nuôi bè trên sông.

Riêng đối với lĩnh vực khai thác thủy sản, do không được chú trọng nên sản lượng thủy sản khai thác liên tục giảm qua các năm. Nên các cán bộ nông nghiệp cần khắc phục thiếu sót trong việc quản lý người dân khai thác quá mức nguồn thủy sản tự nhiên, bên cạnh đó tuyên truyền kiến thức giúp người dân hiểu rõ những bất lợi do việc khai thác liên tục và không có kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến cạn kiệt tài nguyên thủy sản trong tự nhiên. Thay vào đó với việc khai thác vừa mức, duy trì lượng thủy sản nhằm mục đích khai thác trong thời gian lâu dài.

55

CHƯƠNG 6

KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ 6.1 KẾTLUẬN

Trong thời gian thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp huyện Trà Ôn đã có nhiều kết quả khả quan. Ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành thủy sản có tỷ trọng ngày càng tăng. Bên cạnh đó trong nội bộ nông nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng lên qua các năm. Riêng diện tích cây lúa và cây CNNN giảm, thay vào đó là sự gia tăng diện tích trồng cây ăn trái và rau màu, do vậy, sản lượng và giá trị sản xuất ngành trồng trọt luôn tăng qua các năm, do trong quá trình chuyển dịch, huyệnđã thực hiện nhiều công tác khuyến nông cho người dân, kết hợp các mô hình sản xuất trồng trọt, làm giảm thế độc canh cây lúa, tăng năng suất cây trồng. Chăn nuôi trong thời gian qua tuy gặp nhiều

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)