Giải pháp phát triển ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 64)

Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành chăn nuôi đã có được nhiều kết quả khả quan. Số lượng và sản lượng đàn gia súc gia cầm đều tăng. Tuy nhiên các loại dịch bệnh vẫn là mối đe dọa đối với người dân chăn nuôi, nhưng với sự tác động mạnh mẽ của công tác thú y trong phòng trị dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm, đã ngăn chặn và hạn chế tổn thất do bệnh dịch gây ra. Nên công tác thú y càng được chú trọng hơn nữa trong quá trình chuyển dịch, nhằm nâng cao hơn nữa kết quả thực hiện chuyển dịch đối với ngành chăn nuôi.

Đặc biệt là công tác tiêm phòng, chủ động thực hiện tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm, vaccine dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn cho lợn, và đặc biệt là vaccine lỡ mồm long móng ở lợn, bò, vaccine dịch tả đàn vịt, tụ huyết trùng gia cầm, và nhất là H5N1.

Bên cạnh đó cần chú ý hơn nữa công tác giám sát dịch bệnh, trạm thú y nên kết hợp với tổ giám sát thường xuyên kiểm tra các đàn gia súc gia cầm, nhanh chóng phát hiện dịch bệnh, kịp thời thực hiện điều trị và tiêu hủy các ổ dịch, tránh lây lan ra diện rộng.

Ngoài ra công tác tiêu độc sát trùng cũng cần tích cực thực hiện, nhằm tiêu diệt các loại virut gây bệnh, đề phòng dịch bệnh ngay từ đầu, tránh phát tán thành dịch bệnh, làm tổn thất số lượng đàn gia súc, gia cầm, ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của huyện.

Riêng công tác kiểm dịch vận chuyển cũng cần được tăng cường thực hiện. Đội kiểm tra lưu động cần nghiêm ngặt trong quá trình kiểm tra gia súc, gia cầm từ nơi khác đến và di chuyển từ huyện ra bên ngoài, nhằm tránh trường hợp lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

54

Bên cạnh công tác thú y thì vấn đề cung cấp giống vật nuôi cũng cần được quan tâm và phát triển hơn nữa. Thực hiện theo phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, nâng cao và phát triển giống vật nuôi chất lượng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Huyện đã tích cực thực hiện và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, giống vật nuôi chất lượng, đạt hiệu quả cao vẫn chiếm phần ít trong tổng số giống của huyện. Do đó, cần có sự hỗ trợ của chính quyền huyện về giống vật nuôi, thực hiện cung cấp các loại giống Bò Lai Sind, lợn siêu nạc, vịt siêu thịt cho nông dân. Ngoài ra, công tác hỗ trợ miễn phí bò giống, lợn giống cho từng xã, ấp cũng nên được triển khai rộng hơn nữa, từng bước lai hóa đàn bò, đàn lợn đạt chất lượng cao cũng giải quyết vấn đề khó khăn về chi phí giống vật nuôi mà nông dân đang gặp phải hiện nay.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)