Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong từng lĩnh vực

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 26)

từng lĩnh vực

4.1.2.1 Lĩnh vực nông nghiệp

Đơn vị tính: %

Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Năm 2001 75,24 23,88 0,88 Năm 2002 74,85 24,27 0,88 Năm 2003 75,34 23,81 0,85 Năm 2004 75,79 23,07 1,14 Năm 2005 77,18 21,94 0,88 Năm 2006 79,96 17,42 2,62 Năm 2007 76,94 19,65 3,41 Năm 2008 71,04 25,58 3,38 Năm 2009 70,20 25,76 4,04 Năm 2010 70,25 24,98 4,77 Năm 2011 67,97 27,16 4,87 Năm 2012 74,21 21,66 4,13 6 tháng đầu năm 2013 66,64 26,72 6,64

Bảng 4.2:Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013

16

Nguồn: Niên giám thống kê và phòng NNPTNT huyện Trà ÔN, 2004, 2007, 2012, 6 tháng đầu năm 2013.

Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự thay đổi tích cực. Nhìn tổng quan, tỷ trọng về GTSX của ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi và dịch vụ có sự gia tăng. Năm 2001 ngành trồng trọt chiếm 75,24% trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm 23,88% và ngành dịch vụ chiếm 0,88%, qua hơn 12 năm thực hiện chuyển dịch, năm 2012 tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt giảm còn 74,21%, và 6 tháng đầu năm 2012 tỷ trọng ngành trồng trọt tiếp tục giảm còn 66,64%. Tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi có sự gia tăng qua các năm nhưng không ổn định, năm 2011 tỷ trọng GTSX là 27,16%, riêng năm 2012 tỷ trọng giảm còn 21,66%, nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi tăng lên 26,72%. Đối với ngành dịch vụ tỷ trọng tăng lên 4,13%, đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng về GTSX của ngành dịch vụ là 6,64%.

Qua phân tích số liệu ta thấy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện có sự chuyển hướng phù hợp với phương hướng thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp chung của cả nước, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Dù vậy kết quả chuyển dịch vẫn còn chậm và ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nội bộ ngành nông nghiệp.

a) Ngành trồng trọt

Trong nội bộ ngành trồng trọt thì cây lúa là cây trồng chủ yếu của huyện, chiếm tỷ trọng về GTSX lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt, tiếp theo là cây ăn trái, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỷ trọng về GTSX thấp nhất.

17

Đơn vị tính: % Năm Cây lúa Cây ăn trái Rau màu Cây công

nghiệp ngắn ngày Năm 2001 91,90 7,19 0,91 0,00 Năm 2002 79,34 19,57 1,09 0,00 Năm 2003 70,90 28,00 1,10 0,00 Năm 2004 72,02 27,04 0,94 0,00 Năm 2005 50,31 43,85 5,43 0,41 Năm 2006 53,82 39,05 6,53 0,59 Năm 2007 52,93 39,78 6,73 0,56 Năm 2008 62,41 31,73 5,41 0,46 Năm 2009 53,95 34,60 11,19 0,27 Năm 2010 53,76 37,20 8,78 0,26 Năm 2011 47,75 40,95 11,03 0,28 Năm 2012 54,98 36,64 8,15 0,23 6 tháng đầu năm 2013 41,95 48,07 9,72 0,26

Nguồn: Niên giám thống kê, phòng NNPTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012, 6 tháng đầu năm 2013.

Sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch, cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành trồng trọt có nhiều chuyển biến. Tỷ trọng GTSX cây lương thực giảm, tỷ trọng GTSX cây công nghiệp ngắn ngày (CNNN), rau màu và cây ăn trái có sự gia tăng.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2013, cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt của huyện có sự thay đổi. Năm 2001, trong cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt cây lúa chiếm 91,90%, cây ăn trái chiếm 7,19%, rau màu chiếm 0,91%, riêng cây CNNN do GTSX năm 2001 đạt mức thấp nên không có sự ảnh hưởng đến cơ cấu ngành trồng trọt. Đến năm 2012 tỷ trọng GTSX cây lúa giảm còn 54,98 %, tỷ trọng GTSX cây ăn trái tăng lên 36,64 %, tỷ trọng GTSX rau màu tăng lên 8,15 %, cây CNNN tăng lên 0,23% và 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng GTSX cây lúa tiếp tục giảm còn 41,95%, tỷ trọng GTSX cây ăn quả tăng lên 48,07%, tỷ trọng GTSX rau màu 9,72%, tỷ trọng GTSX cây CNNN tăng 0,26%, trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng Bảng 4.3:Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành trồng trọt giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013

18

GTSX của cây ăn quả đã tăng cao và đã vượt qua tỷ trọng cây lúa trong nội bộ ngành trồng trọt.

Qua hơn 12 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ta thấy trong nội bộ ngành trồng trọt tỷ trọng GTSX cây ăn trái, rau màu, cây CNNN tăng qua các năm, riêng đối với cây lúa tỷ trọng GTSX đã giảm đi rất nhiều, tuy nhiên cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn về GTSX.

 Về cây lúa

Bảng 4.4:Diện tích, sản lượng cây lúa giai đoạn 2001 – 2012 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năm 2001 39.529,00 177.763,00 Năm 2002 39.071,00 182.702,00 Năm 2003 38.206,00 176.302,00 Năm 2004 37.484,00 177.995,00 Năm 2005 36.852,78 184.479,59 Năm 2006 36.697,80 181.436,70 Năm 2007 32.849,96 157.717,30 Năm 2008 34.794,40 176.634,50 Năm 2009 34.430,30 178.345,40 Năm 2010 32.532,60 176.655,80 Năm 2011 33.509,40 198.540,40 Năm 2012 33.892,87 202.627,51

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012.

Ở huyện Trà Ôn thì cây lúa là cây trồng chủ yếu của huyện, cây lúa được gieo trồng trên cả 3 vụ là đông xuân, hè thu và thu đông. Nhìn tổng quan ta thấy diện tích của cây lúa giảm qua các năm, nguyên nhân do thực hiện theo chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giảm diện tích cây lúa, tăng diện tích trồng cây ăn trái, rau màu và cây CNNN. Năm 2001 diện tích trồng lúa là 39.529ha, sang năm 2005 diện tích trồng lúa giảm còn 36.852,78ha, đến năm 2012, diện tích cây lúa giảm xuống chỉ còn 33.892,87ha. Tuy vậy, sản lượng cây lúa nhìn chung đều tăng, do huyện đã tích cực thực hiện công tác chuẩn bị tốt, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu giống tốt, bên cạnh đó công tác thủy lợi tập trung đảm bảo sản xuất, hạn chế thiệt hại do thiên tai, và đặc biệt huyện đã từng bước áp dụng cánh đồng mẫu lớn ở nhiều xã, đã góp phần tăng sản lượng của cây lúa.

Tuy nhiên do thời tiết bất lợi, dịch bệnh phát triển như rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh vàng lá vi khuẩn, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn đã ảnh hưởng đến sản lượng cây lúa năm 2003, 2006 và nhất là làm ảnh hưởng giảm về diện tích và sản lượng cây lúa năm 2007. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng qua tập trung chỉ đạo phòng trị, tập huấn, hội thảo, đảm bảo xuống giống đúng lịch thời vụ, áp dụng 3 giảm - 3 tăng, thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật, thực hiện phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn kết hợp cộng

19

tác viên bảo vệ thực vật theo dõi diễn biến rầy nâu, điều tra mật số rầy nâu khi mật số cao vận động nông dân phun xịt thuốc đồng loạt cho từng cánh đồng. Ngoài ra còn thực hiện theo dõi bẩy đèn dự báo chính xác các đợt rầy nâu di trú để hướng dẫn nông dân xuống giống né rầy, hạn chế rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa. Kết quả đã khống chế dịch bệnh và không thiệt hại đến sản lượng lúa, từ đó diện tích và sản lượng lúa ổn định khá cao vào những năm sau. Bên cạnh đó từ năm 2010 huyện ứng dụng đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch, đã góp phần giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao sản lượng lúa, diện tích cũng có sự tăng nhẹ.

Mặc dù sản lượng lúa có sự gia tăng tuy nhiên phần lớn nông dân không sử dụng các giống lúa tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao, mà chủ yếu sử dụng loại giống lúa kém chất lượng, giá thấp. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2013 trong tổng số các loại lúa giống được sử dụng thì giống lúa IR50404 chiếm 36,30%, còn lại 63,70% là các giống lúa chất lượng cao như OM5451, OM4218, OM1490, OM4900, OM6976. Do đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất lúa trong quá trình chuyển dịch, một phần không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân vì giá lúa thấp, một phần không đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho việc xuất khẩu nông sản có chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu theo phương hướng chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nước.

Ta thấy trong quá trình thực hiện chuyển dịch cây lúa đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể, thực hiện tốt công tác giảm diện tích trồng lúa, bên cạnh đó tăng dần sản lượng lúa, tuy nhiên việc thực hiện chuyển dịch vẫn còn gặp nhiều hạn chế, cần được quan tâm và khắc phục.

 Cây ăn trái

Có thể nói cây ăn trái là cây trồng quan trọng thứ 2 sau cây lúa ở huyện Trà Ôn. Cây ăn trái chính của huyện bao gồm cam sành, bưởi, quít, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, xoài, và dừa. Phong trào trồng cây ăn trái của huyện phát triển ngày càng mạnh mẽ đặc biệt là cây cam sành và bưởi năm roi, bên cạnh đó thì nhãn, chôm chôm cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho huyện. Thực hiện theo chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lĩnh vực cây ăn trái đạt được nhiều kết quả khả quan. Tỷ trọng GTSX cây ăn trái trong nội bộ ngành trồng trọt tăng dần qua các năm. Năm 2001, cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành trồng trọt thì cây ăn trái chỉ chiếm 7,19%, đến năm 2012 cây ăn trái chiếm 37,98% trong cơ cấu ngành trồng trọt.(Bảng 4.3)

20

Bảng 4.5:Diện tích và sản lượng cây ăn trái giai đoạn 2001 – 2012

Năm Tổng diện tích (ha)

Tổng sản lượng (tấn) Năm 2001 4.336,00 35.191,00 Năm 2002 4.406,00 34.160,00 Năm 2003 7.181,00 55.422,70 Năm 2004 7.430,70 62.668,66 Năm 2005 7.581,20 72.079,80 Năm 2006 7.743,80 72.279,10 Năm 2007 7.844,30 76.270,50 Năm 2008 7.454,70 79.951,60 Năm 2009 7.756,10 82.309,30 Năm 2010 8.114,70 88.275,60 Năm 2011 8.376,60 86.780,20 Năm 2012 8.706,20 88.492,10

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà.Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông dân đã từng bước chuyển đổi cơ cấu ruộng chuyển lên vườn, màu lên vườn hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái. Nên diện tích trồng cây ăn trái tăng liên tục qua các năm. Năm 2001, tổng diện tích dành cho cây ăn trái là 4.336ha, năm 2005 diện tích trồng cây ăn trái tăng lên 7.581,2ha, và năm 2012 diện tích trồng cây ăn trái tiếp tục tăng lên 8.706,2ha. Mặc dù vậy, do dịch bệnh vàng lá ở cây có múi, nên sang năm 2008 nông dân đã ban vườn xuống ruộng hoặc trồng cây khác nên đã ảnh hưởng đến diện tích trồng cây ăn trái, năm 2008 diện tích trồng cây ăn trái giảm còn 7454,7ha so với 7844,3ha năm 2007. Tuy nhiên, do huyện đã tích cực thực hiện công tác phục bệnh vàng lá trên cây có múi, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, trình diễn khắc phục bệnh vàng lá nên nông dân an tâm hơn trong việc đầu tư vào cây ăn trái, do đó diện tích cây ăn trái đã tăng lên vào những năm sau.

Do diện tích trồng cây ăn trái tăng nên tổng sản lượng của cây ăn trái cũng tăng lên, năm 2001 sản lượng cây ăn trái đạt mức 35.191 tấn, năm 2005 tổng sản lượng là 72.079,8 tấn, và đến năm 2012 sản lượng cây ăn trái tiếp tục tăng cao lên 88.492,1 tấn.(Bảng 4.5)

Tuy nhiên, nông dân còn khó khăn về thiếu vốn và nguồn giống cây sạch bệnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lũ ngập theo triều cường làm ảnh hưởng đến một số diện tích cây ăn trái do bờ bao cây ăn trái chưa được khép kín hết diện tích dẫn đến cây trồng bị ngập ún đã ảnh hưởng đến sản lượng của cây ăn trái, sản lượng cây ăn trái giảm trong năm 2002, năm 2002 sản lượng cây ăn trái đạt 34.160 tấn, giảm so với năm 2001 (sản lượng là 35.191 tấn).

21

Ngoài ra vào năm 2011 sản lượng cây ăn trái giảm so với năm 2010, nguyên nhân do sự ảnh hưởng của dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn dẫn đến thiệt hại khá lớn cho nông dân, và làm giảm nhẹ sản lượng cây ăn trái vào năm 2011 còn 86.780,2 tấn.

Bên cạnh đó do giá cả của các loại cây trồng vẫn còn nhiều biến động, nên người dân chú trọng việc trồng vườn xen canh như cam sành, bưởi, quýt, xoài, sầu riêng, nhãn, măng cụt, chôm chôm, ca cao, dừa. Nên những năm qua huyện vẫn tiếp tục vận động người dân cải tạo vườn cây kém hiệu quả để trồng chuyên canh những loại cây có hiệu quả kinh tế cao như: cam, bưởi, chôm chôm.

Qua các năm thực hiện chuyển dịch, kết quả chuyển dịch của cây ăn trái đạt được nhiều kết quả khả quan, diện tích, sản lượng cây ăn trái tăng qua các năm. Tuy nhiên, vấn đề về vốn, giống cây trồng sạch bệnh và nhất là dịch bệnh vẫn đang là vấn đề cần quan tâm và giải quyết, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây ăn trái.

 Rau màu

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Năm 2001 803,80 11.337,00 Năm 2002 1.380,10 16.288,00 Năm 2003 1.463,00 18.634,90 Năm 2004 1.424,60 19.911,65 Năm 2005 1.601,30 22.087,17 Năm 2006 1.633,80 25.896,50 Năm 2007 1.744,40 28.464,90 Năm 2008 1.888,40 30.975,50 Năm 2009 2.007,80 35.009,20 Năm 2010 2.111,30 36.438,10 Năm 2011 2.247,80 39.393,00 Năm 2012 2.286,50 39.952,50

Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012.

Rau màu mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành trồng trọt và không mang lại thu nhập lớn cho người nông dân, tuy nhiên thông qua các mô hình xen canh 2 lúa 1 màu đã nâng cao thu nhập cho người nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình chuyên canh cây lúa, bên cạnh đó cũng góp phần cải tạo đất. Do thực hiện các mô hình có hiệu quả kinh tế cao như mô hình 2 lúa dưa hấu ở Hựu Thành,Thuận Thới, mô hình 2 lúa khổ qua - cà chua ở Tân Mỹ, mô hình trồng đậu que ở Lục Sỹ đã tác Bảng 4.6:Diện tích, sản lượng rau màu giai đoạn 2001 – 2012

22

động làm gia tăng diện tích trồng và sản lượng thu hoạch rau màu của huyện. Năm 2001 diện tích dành cho rau màu là 803,8ha, với sản lượng thu được là 11.337 tấn, đến năm 2005 diện tích trồng màu tăng lên 1.601,3ha, sản lượng là 22.087,17 tấn, và năm 2012 diện tích rau màu tăng lên 2.286,5ha, với tổng mức sản lượng thu hoạch được là 39.952,5 tấn. Do sản lượng rau màu tăng lên qua các năm nên tỷ trọng GTSX rau màu ngày càng tăng trong nội bộ ngành trồng trọt, năm 2001 rau màu chiếm 0,91% trong tổng GTSX của ngành trồng trọt, và tăng dần vào những năm sau đó, đến 6 tháng đầu năm 2013 rau màu chiếm 9,72%.(Bảng 4.3)

Tuy có sự gia tăng, nhưng diện tích gieo trồng vẫn còn ít, một phần do giá rau màu luôn biến động giá thị trường đầu ra không ổn định, mặc khác do giá lúa ổn định nên nông dân tập trung sản xuất lúa và thiếu công lao động nên diện tích trồng màu có sự gia tăng nhưng hạn chế. Bên cạnh đó nông dân còn gặp khó khăn trong vấn đề chi phí đầu tư cho trồng rau màu, mặc dù trồng màu mang lại nguồn thu nhập lớn hơn trồng lúa rất nhiều, tuy nhiên vốn đầu tư vào các mô hình trồng màu lại khá lớn, chi phí của mô hình trồng củ sắn là 100 triệu đồng/ha, mô hình trồng dưa hấu với chi phí là 37,5 triệu đồng/ha, mô hình trồng bắp là 27,1 triệu đồng/ha. Ta thấy mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, giá bán bấp bênh, chi phí đầu tư cao tuy nhiên chuyển dịch ở rau màu đã có nhiều chuyển biến tích cực trong diện tích, sản lượng và tỷ trọng GTSX rau màu trong nội bộ ngành trồng trọt tăng qua các năm.

Cây công nghiệp ngắn ngày

Năm

Tổng diện tích (ha) Tổng sản lượng (tấn)

Năm 2001 319,00 20.991,00 Năm 2002 190,00 12.809,00 Năm 2003 186,40 12.428,46 Năm 2004 128,60 7.841,50 Năm 2005 173,00 10.281,16 Năm 2006 255,80 15.326,90 Năm 2007 264,20 15.836,40 Năm 2008 261,30 14.267,90

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)