Giải pháp phát triển cây ăn trái

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 62)

Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch, sản xuất cây ăn trái của huyện đạt được nhiều kết quả tích cực, diện tích và sản lượng đều tăng, do lợi nhuận thu được từ việc trồng cây ăn trái cao hơn so với các mô hình còn lại, đặc biệt là cam, bưởi, nhãn, chôm chôm, nên tỷ trọng GTSX của cây ăn trái trong nội bộ ngành trồng trọt tăng lên sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch. Tuy nhiên vấn đề dịch bệnh đã và đang là mối lo ngại của nông dân trồng cây, bệnh vàng lá ở cây có múi, bệnh đục trái ở cây bưởi, bệnh chổi rồng ở cây nhãn, đã ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng rất nhiều, nhưng do thực hiện nhanh chóng và kịp thời của công tác bảo vệ thực vật, do đó, kết quả sản xuất cây ăn trái vẫn được giữ vững và gia tăng. Nên cần quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là các cuộc tập huấn cho nông dân trong việc phòng trị các loại bệnh ở cây trồng, bên cạnh đó cử các cán bộ kỹ sư giúp nông dân trong công tác trồng cây từ lên líp, xuống cây giống, đến khi chăm sóc cây trưởng thành, thông qua đó truyền đạt kinh nghiệm trồng cây cho nông dân, giúp nông dân có kiến thức và tiếp cận hơn nữa khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngoài kinh nghiệm dân gian.

Vấn đề vốn cũng là vấn đề quan trọng cần được sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền cho nông dân của huyện trong việc đầu tư vào trồng cây ăn trái, nhất là cây ăn trái ngày càng bị nhiều dịch bệnh như hiện nay. Do đó, cần có sự hỗ trợ của cơ qua chính quyền và ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn của huyện, về ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn thực hiện cho nông dân vay tiền trong việc đầu tư vốn vào sản xuất như cây giống, phân bón,

52

thuốc trừ sâu. Các cơ quan chính quyền của huyện cần tập trung một phần kinh phí của huyện cho việc cung cấp thuốc xịt trị bệnh ở cây trồng khi bệnh lây lan ở diện rộng, quá tầm kiểm soát của nông dân như bệnh trổi rồng ở nhãn, nhằm giúp đỡ nông dân trong việc khắc phục và giảm nhẹ thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Bên cạnh đó khó khăn về cây giống cũng là vấn đề cần được chú trọng, do nông dân càng đầu tư vào trồng cây ăn trái nhiều hơn trước nên cây giống ngày càng tăng giá, tuy nhiên vấn đề khó khăn hơn là giống cây sạch bệnh và chất lượng lại không được đảm bảo cho nông dân.

Vào mùa mưa nước thường hay dâng lên cao, gây ngập ún, thối rễ ở cây trồng, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Tuy vậy, nhờ vào công tác thủy lợi, đã hạn chế và ngăn chặn tác động của nước dâng. Do đó, cần tiếp tục tiến hành công tác thủy lợi vào mùa mưa, đắp bờ bao vườn, nạo vét đắp bờ bao kênh, nạo vét kênh cặp lộ đan, tránh nước dâng lên vào mương vườn gây bệnh thối rễ ở cây trồng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)