thực hiện chuyển dịch (2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2012)
Bảng 4.17: Diện tích và sản lượng nội bộ ngành thủy sản năm 2000 và 2012
Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012.
Bắt đầu thực hiện chuyển dịch từ năm 2001, ngành thủy sản của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng. Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện tăng, năm 2000 diện tích nuôi trồng thủy sản là 480, đến năm 2012 diện tích nuôi trồng của huyện là 936 ha, tăng 456ha (tăng 95%) so với năm 2000. Vì thế sản lượng nuôi trồng cũng gia tăng theo, năm 2012, sản lượng thủy sản là 13415,80 tấn, tăng 1031,18% so với năm 2000 (1186 tấn). Đây là kết quả của việc người dân tận dụng diện tích mương vườn để nuôi trồng, thực hiện nuôi trồng theo mô hình VAC (vườn, ao, chuồng), VACR (vườn, ao, chuồng, ruộng), mô hình nuôi cá tra bãi bồi, kết hợp mô hình lúa-cá, lúa-tôm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chỉ tiêu Loại cây trồng Năm 2000 Năm 2012 Chênh lệch +/- % Diện tích(ha) Nuôi trồng 480 936 456 95 Sản lượng( tấn) Nuôi trồng Khai thác 1186 13415,80 12229,80 1031,18 1663 1263,90 (399,10) (24)
42 Năng suất 24.71 tạ/ha Năng suất 143.33 tạ/ha 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Năm 2000 Năm 2012
Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012.
Hình 4.7 Năng suất trồng trọt thủy sản năm 2000 và 2012
Do đó, năng suất nuôi trồng thủy sản tăng qua các năm. Năm 2012 năng suất thủy sản tăng lên 143,33 tạ/ha, tăng 11,86 tạ/ha (480,09%) so với năm 2000 (24,71 tạ/ha).
Riêng đối với lĩnh vực khai thác thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn sau thời gian thực hiện chuyển dịch. Sản lượng khai thác giảm, năm 2000 sản lượng khai thác thủy sản là 1.663 tấn, đến năm 2012 mức sản lượng khai thác thủy sản chỉ đạt 1.263,9 tấn, giảm 399,1 tấn. Nguyên nhân do huyện vẫn chưa tích cực và chú trọng trong việc phát triển ngành khai thác thủy sản của huyện dẫn đến sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên giảm sau thời gia thực hiện chuyển dịch.
43
4.3 SOSÁNHGIỮACÁCMÔHÌNH
4.3.1 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình cánh đồng mẫu cánh đồng mẫu
Bảng 4.18: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình cánh đồng
mẫu Chỉ tiêu Mô hình trồng lúa Mô hình cánh đồng mẫu Chênh lệch +/- % Chi phí (đồng) 19.006.900 16.302.000 (2.704.900,00) (85,77) Thu nhập (đồng) 38.500.000 39.600.000 1.100.000,00 102,86 Lợi nhuận (đồng) 19.493.100 23.298.000 3.804.900,00 119,52 Thu nhập/Chi phí 2,03 2,43 0,40 119,92 Lợi nhuận/Chi phí 1,03 1,43 0,40 139,35
Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
Nhận xét:
Ta thấy giữa hai mô hình, mô hình trồng lúa (ngoài mô hình cánh đồng mẫu) và mô hình cánh đồng mẫu thì mô hình cánh đồng mẫu mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn cho người nông dân. Khi thực hiện mô hình cánh đồng mẫu người nông dân có thể tiết kiệm chi phí hơn so với mô hình trồng lúa, bên cạnh đó mức thu nhập và lợi nhuận đem lại cho người nông dân cao hơn. Chi phí khi đầu tư vào sản xuất cánh đồng mẫu là 16.302.000 đồng/ha, thấp hơn 2.704.900 đồng/ha so với việc trồng lúa ngoài mô hình với chi phí là 19.006.900 đồng/ha.
Trong khi đó thì khi thực hiện mô hình cánh đồng mẫu mang lại thu nhập và lợi nhuận cao hơn so với mô hình trồng lúa. Mô hình cánh đồng mẫu mang lại thu nhập cho người nông dân là 39.600.000 đồng/ha, cao hơn trồng lúa ngoài mô hình 1.100.000 đồng/ha. Chi phí thấp hơn, thu nhập cao hơn, nên lợi nhuận từ việc đầu tư vào mô hình cánh đồng mẫu cao hơn so với trồng lúa ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Lợi nhuận từ việc đầu tư sản xuất cảnh đồng mẫu là 23.298.000 đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình 3.804.900 đồng/ha (lợi nhuận là 19.493.100 đồng/ha).
Thực hiện mô hình cánh đồng mẫu là một hình thức sản xuất mới có sự phối hợp giữa 4 nhà, là nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Người nông dân sẽ liên kết lại với nhau và cùng liên kết với công ty bảo
44
vệ thực vật, và doanh nghiệp thu mua lúa sau khi thu hoạch. Người nông dân cùng gieo trồng chung một loại giống do công ty bảo vệ thực vật cung cấp, đó là những loại giống xác nhận, có chất lượng cao, có thể đáp ứng yêu cầu chất lượng dành cho xuất khẩu, bên cạnh đó công ty bảo vệ thực vật còn trực tiếp cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón cho người nông dân, không qua trung gian, nên người dân sẽ tiết kiệm được một phần chi phí. Ngoài ra, nông dân còn được sự hổ trợ từ các nhà kỹ thuật nông nghiệp về tư vấn gieo sạ, phân thuốc, dịch bệnh ở cây lúa, nên người nông dân sẽ được tiếp cận hơn nữa về khoa học kỹ thuật cho cây lúa. Do đó, cánh đồng mẫu mang lại mức thu nhập và lợi nhuận trên mỗi đồng chi phí mà người nông dân bỏ ra luôn cao hơn sao với trồng lúa ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Đối với mô hình cánh đồng mẫu thì khi nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ nhận được 2,43 đồng thu nhập và 1,43 đồng lợi nhuận, cao hơn so với mô hình trồng lúa (khi nông dân đầu tư 1 đồng chi phí chỉ nhận lại 2,03 đồng thu nhập và 1,03 đồng lợi nhuận).
Kết luận:
Ta thấy mô hình cánh đồng mẫu không những mang lại nhiều thu nhập hơn cho người nông dân, mà còn giúp nông dân tiết kiệm chi phí, tiếp cận khoa học kỹ thuật, sản xuất mang lại hiệu quả hơn so với hình thức trồng lúa nhỏ lẻ từng nông hộ mà nông dân hay áp dụng.
4.3.2 So sánh hiệu quả giữa mô hình trồng lúa và mô hình dưa hấu
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình dưa hấu
Chỉ tiêu Mô hình
trồng lúa Mô hình dưa hấu +/- Chênh lệch %
Chi phí (đồng) 19.006.900 37.500.000 18.493.100,00 197,30 Thu nhập (đồng) 38.500.000 112.500.000 74.000.000,00 292,21 Lợi nhuận (đồng) 19.493.100 75.000.000 55.506.900,00 384,75
Thu nhập/Chi phí 2,03 3 0,97 148,11
Lợi nhuận/Chi phí 1,03 2 0,97 195,01
Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
Nhận xét:
Giữa mô hình trồng lúa và mô hình dưa hấu, thì mô hình trồng lúa vẫn kém hiệu quả hơn so với mô hình này. Mặc dù với số vốn đầu tư ít hơn nhiều so với mô hình trồng dưa hấu và mô hình trồng củ sắn, nhưng mức lợi nhuận nhận được thì hai mô hình này đem lại cho người nông dân cao hơn mô hình trồng lúa rất nhiều.
45
Chi phí để đầu tư vào gieo trồng dưa hấu là 37.500.000 đồng/ha, cao hơn mô hình trồng lúa 18.493.100 đồng/ha, tuy vậy mức thu nhập mà nông dân nhận lại từ việc trồng dưa hấu cao hơn trồng lúa gấp 292,21%, thu nhập trồng dưa là 112.500.000 đồng/ha, còn thu nhập từ trồng lúa chỉ đạt mức 38.500.000 đồng/ha, nên lợi nhuận người nông dân còn lại sau khi sản xuất dưa hấu lớn hơn rất nhiều so với trồng lúa, lợi nhuận trồng dưa đạt được là 75.000.000 đồng/ha, và cao hơn 55.506.900 đồng/ha, cao hơn 384,75% so với mô hình trồng lúa.
Từ bảng số liệu ta thấy khi đầu tư vào sản xuất dưa hấu người nông dân sẽ thu lại mức lợi nhuận trên mức chi phí bỏ ra cao hơn so với việc sản xuất lúa. Đối với mô hình trồng lúa, người sản xuất chỉ thu lại được 2,03 đồng thu nhập khi đầu tư vào sản xuất với 1 đồng chi phí, và sẽ còn lại 1,03 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1 đồng chi phí bỏ ra khi sản xuất lúa. Mức thu nhập và lợi nhuận nhận trên 1 đồng chi phí nhận được khi sản xuất cây lúa thấp hơn 0,97 đồng về cả thu nhập và lợi nhuận so với thực hiện mô hình trồng dưa hấu. Đối với mô hình trồng dưa hấu, mỗi đồng chi phí cho việc trồng dưa sẽ nhận lại được 3 đồng thu nhập và 2 đồng lợi nhuận, mức này cao hơn so với trồng lúa. Kết luận:
Mặc dù khi đầu tư vào mô hình trồng dưa hấu, nông dân phải bỏ ra chi phí cho việc cây giống, phân thuốc và nhân công so với cây lúa, nhưng trồng dưa hấu lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình trồng lúa.
4.3.3 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng củ sắn trồng củ sắn
Bảng 4.20: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng củ sắn
Chỉ tiêu Mô hình
trồng lúa Mô hình củ sắn +/- Chênh lệch %
Chi phí (đồng) 19.006.900 100.000.000 80.993.100,00 526,12 Thu nhập (đồng) 38.500.000 250.000.000 211.500.000,00 649,35 Lợi nhuận (đồng) 19.493.100 150.000.000 130.506.900,00 769,50 Thu nhập/Chi phí 2,03 2,5 0,47 123,42 Lợi nhuận/Chi phí 1,03 1,5 0,47 146,26
Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
Tương tự mô hình trồng dưa hấu, mô hình trồng củ sắn cũng đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với mô hình trồng lúa. Mặc dù với chi phí ban đầu bỏ ra
46
cho việc trồng củ sắn cao hơn rất nhiều so với cây lúa, nhưng củ sắn lại đem lại nguồn thu nhập và lợi nhuận cao hơn so với mô hình trồng lúa.
Chi phí để sản xuất trên 1 ha đất trồng củ sắn là 100.000.000 đồng, trong khi đó chi phí dành cho sản xuất cây lúa chi có 19.006.900 đồng/ha, thấp hơn 80.993.100 đồng/ha so với mô hình trồng củ sẳn. Tuy nhiên, thu nhập từ việc trồng lúa chỉ đạt mức 38.500.000 đồng/ha ít hơn thu nhập từ việc trồng củ sắn đến 211.500.000 đồng/ha, thu nhập trồng củ sắn là 250.000.000 đồng/ha. Bên cạnh đó lợi nhuận từ trồng củ sắn cũng cao hơn rất nhiều so với cây lúa, lợi nhuận từ củ sắn là 150.000.000 đồng/ha, lợi nhuận từ cây lúa chỉ có 19.493.100 đồng/ha, thấp hơn 130.506.900 đồng/ha so với mô hình trồng củ sắn.
Ngoài ra việc đầu tư vào trồng củ sắn sẽ mang lại thu nhập và lợi nhuận trên một đồng chi phí bỏ ra cao hơn so với mô hình trồng lúa. Đối với mô hình trồng lúa thì 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 2,03 đồng thu nhập và nhận được 1,03 đồng lợi nhuận, nhưng khi đầu tư vào củ sắn thì người nông dân sẽ nhận được 2,5 đồng thu nhập và 1,5 đồng lợi nhuận khi đầu tư 1 đồng chi phí cho việc gieo trồng củ sắn.
Kết luận:
Mặc dù với chi phí bỏ ra cho gieo trồng rau màu lớn hơn trồng lúa, nhưng khi thực hiện các mô hình sản xuất rau màu luôn đem lại nguồn thu nhập và mức lợi nhuận cao hơn cho người nông dân so với việc trồng lúa.
4.3.4 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng đậu nành trồng đậu nành
Bảng 4.21: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng đậu nành
Chỉ tiêu Mô hình
trồng lúa Mô hình đậu nành
Chênh lệch +/- % Chi phí (đồng) 19.006.900 5.350.000 (13.656.900,00) (28,15) Thu nhập (đồng) 38.500.000 41.000.000 2.500.000,00 106,49 Lợi nhuận (đồng) 19.493.100 35.650.000 16.156.900,00 182,89 Thu nhập/Chi phí 2,03 7,66 5,63 378,34 Lợi nhuận/Chi phí 1,03 6,66 5,63 649,73
Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
47
Ta thấy giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng đậu nành có sự chệnh lệch rất lớn về chi phí, thu nhập và lợi nhuận, mô hình trồng đậu nành mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình trồng lúa rất nhiều. Đối với mô hình trồng đậu nành người dân sản xuất chỉ đầu tư với số vốn ít (chi phí là 5.350.000 đồng/ha, mô hình trồng lúa là 19.006.900 đồng/ha), nhưng có nguồn thu nhập và mức lợi nhuận cao hơn so với mô hình trồng lúa (mô hình trồng đậu nành: thu nhập là 41.000.000 đồng/ha, lợi nhuận đạt 35.650.000 đồng/ha, đối với mô hình trồng lúa: thu nhập là 38.500.000 đồng/ha, lợi nhuận là 19.493.100 đồng/ha).
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy khi đầu tư vào sản xuất đậu nành, nguồn lợi người dân được hưởng trên mỗi đồng vốn bỏ ra cũng cao hơn rất nhiều so với mô hình trồng lúa. Đối với mô hình trồng lúa, mỗi đồng chi phí bỏ ra, người dân thu về được 2,03 đồng thu nhập và trên mỗi đồng chi phí người dân thu đươc 1,03 đồng lợi nhuận, đối với mô hình trồng đậu nành, mỗi đồng chi phí bỏ ra người dân thu được 7,66 đồng thu nhập và 6,66 đồng lợi nhuận từ việc gieo trồng đậu nành.
Kết luận:
Khi người nông dân đầu tư vào trồng đậu nành không những mang lại nguồn lợi lớn hơn so với mô hình trồng lúa, mà bên cạnh đó, khi đầu tư vào cây đậu nành người nông dân sẽ có them ưu thế rất lớn về vấn đề vốn đầu tư, chi phí bỏ ra cho việc trồng đậu nành rất thấp, dễ dàng cho mọi đối tượng nông dân áp dụng.
4.3.5 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng cam
Bảng 4.22: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng cam
Chỉ tiêu Mô hình trồng lúa Mô hình cam Chênh lệch +/- % Chi phí (đồng) 19.006.900 110.000.000 90.993.100,00 578,74 Thu nhập (đồng) 38.500.000 279.500.000 241.000.000,00 725,97 Lợi nhuận (đồng) 19.493.100 169.500.000 150.006.900,00 961,88 Thu nhập/Chi phí 2,03 2,54 0,51 125,44 Lợi nhuận/Chi phí 1,03 1,54 0,51 166,20
Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
48
Còn đối với mô hình trồng cam và mô hình trồng lúa, ta thấy, mô hình trồng lúa vẫn không mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây cam. Mô hình trồng lúa có mức chi phí thấp hơn mô hình trồng cam rất nhiều, mức chi phí đầu tư trồng lúa là 19.006.900 đồng/ha, còn mức chi phí dành cho việc trồng cam là 110.000.000 đồng/ha, cao hơn chi phí trồng lúa là 90.993.100 đồng/ha, cao hơn 578,74%, nhưng thu nhập và lợi nhuận mà người nông dân có được khi đầu tư vào cây lúa lại ít hơn rất nhiều so với cây cam. Thu nhập của việc đầu tư vào cây lúa chỉ đạt 38.500.000 đồng/ha và lợi nhuận là 19.493.100 đồng/ha, trong khi đó thì thu nhập mà người nông dân nhận được khi trồng cam lên đến 279.500.000 đồng/ha, và lợi nhuận là 187.500.000 đồng/ha, mức thu nhập và lợi nhuận cao hơn lần lượt là 725,97% và 961,88% so với mô hình trồng lúa.
Từ bảng số liệu ta thấy, khi đầu tư vào cây cam thì nông dân sẽ nhận được phần lời trên mỗi đồng vốn bỏ ra cao hơn so với trồng lúa, mặc dù chi phí dành cho việc trồng cam cao hơn rất nhiều so với cây lúa. Đối với mô hình trồng lúa, mỗi đồng chi phí người dân bỏ ra chỉ thu về được 2,03 đồng thu nhập và 1,03 đồng lợi nhuận, còn đối với mô hình trồng cam, thì người nông dân sẽ nhận được 2,54 đồng thu nhập khi bỏ ra 1 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,52 đồng so với mô hình trồng lúa, và nhận được 1,70 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1 đồng chi phí, cao hơn 0,68 đồng lợi nhuận khi đầu tư vào cây lúa.
Kết luận:
Mặc dù khi đầu tư vào mô hình trồng cam thì người nông dân sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn so với mô hình trồng lúa, nhưng mô hình trồng cam lại mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn mô hình trồng lúa rất nhiều.
49
CHƯƠNG 5
GIẢIPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢSẢNXUẤTTỪCHUYỂNDỊCH CƠCẤUSẢNXUẤTNÔNGNGHIỆP
5.1 CĂNCỨĐỀXUẤTGIẢIPHÁP
Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng GTSX ngành thủy sản gia tăng qua các năm, trong nội bộ ngành nông nghiệp GTSX ngành chăn nuôi, dịch vụ gia tăng, riêng đối với ngành trồng trọt thì tỷ trọng GTSX cây ăn trái và rau màu gia tăng. Bên cạnh đó, nhiều cây