trồng củ sắn
Bảng 4.20: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng củ sắn
Chỉ tiêu Mô hình
trồng lúa Mô hình củ sắn +/- Chênh lệch %
Chi phí (đồng) 19.006.900 100.000.000 80.993.100,00 526,12 Thu nhập (đồng) 38.500.000 250.000.000 211.500.000,00 649,35 Lợi nhuận (đồng) 19.493.100 150.000.000 130.506.900,00 769,50 Thu nhập/Chi phí 2,03 2,5 0,47 123,42 Lợi nhuận/Chi phí 1,03 1,5 0,47 146,26
Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012.
Tương tự mô hình trồng dưa hấu, mô hình trồng củ sắn cũng đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với mô hình trồng lúa. Mặc dù với chi phí ban đầu bỏ ra
46
cho việc trồng củ sắn cao hơn rất nhiều so với cây lúa, nhưng củ sắn lại đem lại nguồn thu nhập và lợi nhuận cao hơn so với mô hình trồng lúa.
Chi phí để sản xuất trên 1 ha đất trồng củ sắn là 100.000.000 đồng, trong khi đó chi phí dành cho sản xuất cây lúa chi có 19.006.900 đồng/ha, thấp hơn 80.993.100 đồng/ha so với mô hình trồng củ sẳn. Tuy nhiên, thu nhập từ việc trồng lúa chỉ đạt mức 38.500.000 đồng/ha ít hơn thu nhập từ việc trồng củ sắn đến 211.500.000 đồng/ha, thu nhập trồng củ sắn là 250.000.000 đồng/ha. Bên cạnh đó lợi nhuận từ trồng củ sắn cũng cao hơn rất nhiều so với cây lúa, lợi nhuận từ củ sắn là 150.000.000 đồng/ha, lợi nhuận từ cây lúa chỉ có 19.493.100 đồng/ha, thấp hơn 130.506.900 đồng/ha so với mô hình trồng củ sắn.
Ngoài ra việc đầu tư vào trồng củ sắn sẽ mang lại thu nhập và lợi nhuận trên một đồng chi phí bỏ ra cao hơn so với mô hình trồng lúa. Đối với mô hình trồng lúa thì 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 2,03 đồng thu nhập và nhận được 1,03 đồng lợi nhuận, nhưng khi đầu tư vào củ sắn thì người nông dân sẽ nhận được 2,5 đồng thu nhập và 1,5 đồng lợi nhuận khi đầu tư 1 đồng chi phí cho việc gieo trồng củ sắn.
Kết luận:
Mặc dù với chi phí bỏ ra cho gieo trồng rau màu lớn hơn trồng lúa, nhưng khi thực hiện các mô hình sản xuất rau màu luôn đem lại nguồn thu nhập và mức lợi nhuận cao hơn cho người nông dân so với việc trồng lúa.