Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tpt cần thơ (Trang 31)

7. Kết luận (ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.1.3Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

3.1.3.1 Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm tàng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.

3.1.3.2 Ý nghĩa

Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh và cải tiến cơ chế quản lý.

Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp mình, từ đó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu đúng đắn cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra quyết định kinh doanh và biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.

Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài để họ có thể có những quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,… với doanh nghiệp.

3.1.3.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích theo chiều ngang sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, sẽ làm nổi rõ sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.

- Lượng thay đổi được tính bằng cách lấy mức độ của kỳ hiện tại trừ đi mức độ của kỳ cơ sở.

- Tỷ lệ phần trăm thay đổi được tính bằng cách chia lượng thay đổi cho mức độ của năm gốc.

- Tỷ lệ phần trăm giữa năm này và năm khác được tính bằng cách lấy mức độ của năm hiện hành so với mức độ của năm cơ sở.

Qua tính toán các chỉ tiêu về lượng thay đổi, tỷ lệ thay đổi và tỷ lệ so sánh giữa các năm sẽ thấy được biến động của từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

Trên cơ sở đó nhà phân tích sẽ nhận ra những khoản mục nào có biến động lớn cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.

Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh = Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu – Giá vốn hàng bán + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Sự biến động lợi nhuận là do ảnh hưởng của các nhân tố:

- Do tổng doanh thu bán hàng thay đổi: trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì tổng doanh thu bán hàng có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận, tức là doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại.

- Do các khoản giảm trừ doanh thu thay đổi: Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại; còn mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, tức là các khoản giảm trừ doanh thu càng lớn thì lợi nhuận càng nhỏ và ngược lại.

- Do giá vốn hàng bán thay đổi: giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thu mua thì sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại.

- Do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi: các khoản chi phí này càng phát sinh thì càng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, cần xem xét mức biến động của chi phí để có thể đánh giá hợp lý các khoản chi.

3.1.3.4 Một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Các tỷ số về khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn (tỷ số thanh toán lưu động): Là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy mức độ an toàn của một doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành công nghiệp và loại doanh nghiệp. Nó cho biết tài sản lưu động gấp bao nhiêu lần nợ ngắn hạn hay trong một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng giá trị tài sản lưu động. Nếu tỷ số này nhỏ hơn một thì kết luận khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất thấp và ngược lại, nếu tỷ số này lớn hơn một thì kết luận rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt.

Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Giá trị tài sản ngắn hạn /Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Được thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của doanh nghiệp trong trường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi. Tỷ số này cho biết trong một kì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng giá trị tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi sang tiền nhanh nhất. Nếu tỷ số thanh toán nhanh quá cao có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Tỷ số Giá trị tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho

thanh toán nhanh Giá trị nợ ngắn hạn

Các tỷ số về năng lực hoạt động

Vòng quay tổng tài sản: Chỉ tiêu này nói lên một đồng tài sản nói chung trong một thời gian nhất định mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản

Vòng quay vốn lưu động: tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Tổng tài sản ngắn hạn Vòng quay các khoản phải thu khách hàng: Được sử dụng để đánh giá

việc thanh toán của khách hàng, từ đó đưa nhanh vào nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu

hồi các khoản phải thu càng nhanh, tuy nhiên nếu quá cao có thể làm ảnh hưởng đến mức tiêu thụ cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần

của khách hàng Khoản phải thu bình quân - Khoản phải thu bình quân = (Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ) / 2

- Kỳ thu tiền bình quân = 365 ngày / Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển hàng

hóa và nói lên chất lượng hay chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp với thị trường hay không. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp còn phụ thuộc

vào đặc điểm kinh doanh hay mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp. - Vòng quay Giá vốn hàng bán

hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho Tồn kho đầu kỳ + Tồn kho cuối kỳ

bình quân trong kỳ 2

- Số ngày thực hiện một vòng quay = 365 ngày /Vòng quay hàng tồn kho Tỷ lệ lãi gộp: thể hiện quan hệ giữa lãi gộp và doanh thu.

- Tỷ lệ lãi gộp = (Lãi gộp / Doanh thu thuần) x 100 - Lãi gộp là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn.

- Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. - Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi gộp vẫn giảm thì ta có thể kết luận là chi phí tăng lên. Lúc này vấn đề cần đặt ra là có phải doanh nghiệp đang ở trong tình thế cần phải tăng chi phí để giữ vững thị phần hay không.

- Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn, và doanh nghiệp cần được đánh giá cao. Tỷ lệ lãi gộp càng thấp giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất càng nhỏ và nguy cơ bị lỗ càng cao.

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu (ROS)

- Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận, nó đặc biệt quan trọng đối với giám đốc điều hành bởi phản ánh chiến lược giá và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động.

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA)

ROA = (Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân) x 100

- ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lợi nhuận ròng (ROS) và số vòng quay tài sản. Mối liên hệ này là:

ROA = Hệ số lợi nhuận ròng ROS x Số vòng quay tài sản = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu) x (Doanh thu / Tài sản)

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ số này bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đặt vốn vào công ty.

ROE = (Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sỡ hữu) x 100

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tpt cần thơ (Trang 31)