Trên cơ sở phân tích và thấy được những vấn đề còn hạn chế ở Công ty nên em có một số giải pháp có thể giúp công ty nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
5.2.1. Giải pháp nâng cao tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp phụ thuộc vào lãi gộp, nhưng lãi gộp lại phụ thuộc vào doanh thu và khoản giá vốn tương ứng bỏ ra để có được khoản doanh thu đó. Bởi vì giá vốn là một khoản chi phí khảbiến, nó luôn biến đổi tỷ lệ thuận với doanh thu, khi doanh thu tăng thì bắt buộc giá vốn cũng phải tăng theo. Nhưng vấn đề cần quan tâm và chú ý nhiều ở đây là phải giữ cho tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn có như vậy thì tỷ lệ lãi gộp mới tăng được, hay nói cách khác đó là Công ty phải quản lý khoản mục giá vốn này thật tốt, tránh lãng phí, thất thoát chi phí, loại bỏ những khoản chi phí không hợp lệ, phải tiết kiệm tối đa. Vì là Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên nên giá vốn của Công ty chủ yếu là chi phí nhân viên, chi phí mua hàng. Để quản lý tốt các khoản chi phí này thì Công ty nên áp dụng những biện pháp sau.
- Để giảm chi phí mua hàng vì phải qua các khâu trung gian thì Công ty nên tìm đến các nguồn phân phối với giá thấp nhất.
- Còn về chi phí nhân viên thì không thể giảm bớt nhân viên hay hạ thấp mức lương để làm giảm giá vốn được. Vì làm như sẽ phản tác dụng bới lẽ doanh thu luôn tương ứng với các khoản chi phí mà Công ty bỏ ra. Do đó để làm giảm chi phí nhân viên thì Công ty nên tổ chức tốt phân công lao động, xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch doanh thu cụ thể cho từng nhân viên. Đây là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả sử dụng lao động. Việc tổ chức phân công lao động phải khoa học và hợp lý, phải dựa trên năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên và yêu cầu của công việc. Điều này sẽ góp phần vào việc sử dụng và khai thác tối đa nguồn nhân lực. Tránh lãng phí lao động, máy móc, tạo điều kiện để mỗi nhân viên phát huy năng lực, sở trường, phát huy tinh thần trách nhiệm, tạo môi trường làm việc năng động, cạnh tranh lành mạnh để đạt được năng suất lao động cao nhất.
5.2.2. Giải pháp nâng cao lợi nhuận
5.2.2.1 Tăng doanh thu
Tăng doanh thu là điều kiện đầu tiên để có thể tăng lợi nhuận, do đó Công ty muốn tăng lợi nhuận thì trước hết phải có các biện pháp để tăng doanh thu. Doanh thu của Công ty chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Để tăng khoản doanh thu này thì Công ty cần phải áp dụng các biện pháp sau.
- Công ty phải xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tế của công ty, phù hợp với nguồn lực mà công ty đang có.
- Chú trọng chất lượng dịch vụ cung ứng. Đối với dịch vụ cung ứng lao động, dịch vụ kế toán thì ngoài việc tuyển các nhân viên đủ tiêu chuẩn thì Công ty phải thường xuyên mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên, cho nhân viên thực tập thực tế để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng xử lý tình huống. Còn đối với dịch vụ cho thuê xe ô tô – xe tự lái thì phải chú trọng tới chất lượng của xe, trước khi cho thuê xe công ty phải kiểm tra thật kỹ để đảm bảo chắc chắc là xe sẽ vận hành tốt trong quá trình khách hàng sử dụng, bên cạnh đó Công ty cũng nên thường xuyên kiểm tra, sữa chữa, bảo trì xe để xe có thể sửdụng lâu dài hơn.
- Trong điều kiện cạnh tranh gây gắt như hiện nay thì khả năng tăng giá dịch vụ là điều hết sức khó khăn. Vì vậy việc định giá dịch vụ phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên tình hình giá cả trên thị trường và dựa trên cơ sở
tính toán các định mức chi phí, từ đó xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.
- Cần sử dụng các biện pháp quảng cáo, khuyến mại để khách hàng biết nhiều về các dịch vụ và hàng hóa mà Công ty cung cấp.
- Cần phải lựa chọn địa bàn, duy trì và củng cố mối quan hệ với các khách hàng lâu năm, đồng thời không ngừng tìm kiếm thị trường mới ở các tỉnh thành trong nước.
- Áp dụng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản, thanh toán ngay, trả chậm, bán chịu. Tạo điều kiệm thuận tiện nhanh chóng cho người mua sẽ góp phần vào việc khuyến khích khách hàng mua hàng hóa của Công ty, giảm khoản công nợ khó đòi.
5.2.2.2 Các giải pháp giảm thiểu chi phí
Trong quá trình hoạt động, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, Công ty phải bỏ ra rất nhiều chi phí phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình như: chi phí mua hàng hóa, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí hao mòn, chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị, chi phí quản cáo…. Cụ thể dưới đây ta có một sốbiện pháp nhằm hạ thấp chi phí.
- Tăng cường công tác quản lý chi phí: Bằng cách lập kế hoạch và tính toán các khoản chi phí mà Công ty phải chi trong kỳ. Xây dựng và phát động ý thức tiết kiệm cho toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty. Có thể dùng hình thức khuyến khích vật chất cũng như tinh thần tự giác tiết kiệm của nhân viên trong Công ty. Bên cạnh đó cũng phải sử dụng một số biện pháp cứng rắn như kỷ luật đối với những trường hợp làm thất thoát chi phí hoặc khai báo chi phí không hợp lệ, gian lận.. Cần phải thường xuyên kiểm tra và giám sát các chứng từ khai báo về chi phí, phải có những biện pháp cương quyết, không chấp nhận những khoản chi phí không chứng từ hợp lệ và vượt quá định mức của Nhà nước.
+ Xây dựng định mức chi phí điện, nước, điện thoại để tránh tình trạng lạm dụng sử dụng vào mục đích cá nhân.
+ Phải có kế hoạch cụ thể cho chi phí quảng cáo hợp lý hơn vì khoản chi phí này cũng khá cao.
- Tổ chức khai thác tốt nguồn lao động và nguồn cung ứng đầu vào của doanh nghiệp. Nguồn cung ứng lao động đầu vào và chất lượng hàng đầu vào cho Công ty rất quan trọng bởi vì
+ Nguồn cung ứng đầu vào sẽ cung cấp cho Công ty nguồn lao động, nguồn hàng cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó Công ty có
thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Nếu Công ty không có nguồn cung ứng đầu vào ổn định thì Công ty sẽ không đáp ứng nhu cầu một cách thường xuyên và ổn định của thị trường. Từ đó làm giảm lòng tin của khách hàng và dẫn đến giảm lợi nhuận.
+ Ngoài sự ổn định ra thì chất lượng của nguồn lao động phải tốt thì khi đó Công ty giảm được chi phí, nâng cao được chất lượng dịch vụ. Bởi thế doanh ngiệp phải có chính sách tuyển chọn nhân viên một cách khắt khe, nhân viên phải có đủ năng lực để thực hiện công việc. Và để giữ được nhân viên giỏi Công ty phải có chính sách ưu đãi riêng, bên cạnh đó là hãy tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh một cách lành mạnh. Điều này sẽ giúp cho nhân viên cố gắng phát huy hết năng lực và sẽ gắng bó lâu dài hơn với Công ty.
- Quản lý tài chính tốt cũng là công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh làm tăng lợi nhuận cho Công ty, tránh lãng phí trong việc sử dụng vốn, giảm chi phí trả lãi vay.
Trên đây chỉ là một số biện pháp mà Công ty có thể tham khảo nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian sắp tới.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương Mại – Dịch Vụ Phương Đông giai đoạn 2010 – 2012 cho ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty cũng tương đối tốt vì qua các năm điều có lợi nhuận tuy lợi nhuận hơi sụt giảm vào năm 2012 nguyên nhân là do giá vốn tăng quá cao. Doanh thu qua các năm điều tăng, chứng tỏ Công ty đang trên đã phát triển, Công ty đang dần tiếp cận với khách hàng, đây là điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thị trường. Bên cạnh đó Công ty cũng còn một số hạn chế và khó khăn như kinh nghiệm kinh doanh còn non yếu, khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng. Tuy nhiên, trên tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn mà Công ty đã gặt hái được nhiều thành công và góp phần đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lĩnh vực mà Công ty kinh doanh hiện nay có rất nhiều Công ty cạnh tranh. Tuy nhiên trong những năm qua Công ty không ngừng thay đổi và hoàn thiện. Dó là do tầm nhìn sáng suốt và nắm bắt kip thời của cả tập thể Công ty nhờ đó giúp cho Công ty vượt qua những khó khăn và phát triển như ngày hôm nay.
Tóm lại qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty chúng ta có thể nhìn thấy một cách toàn diện và đúng đắn về hoạt động kinh doanh của Công ty từ đó có thể rút ra được những bài học để có thể vận dụng những điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu cũng như những thách thức mà công ty đang và sẽ phải đối mặt trong thời gian sắp tới để đạt được lợi nhuận ngày càng cao hơn.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nhà nước
Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Nhà nước phải có những chính sách vĩ mô đúng đắn để đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng, phát triển nhưng phải dựa trên sự bền vững lâu dài, phải tạo điều kiện thuận lợi và can thiếp đúng mức để doanh nghiệp có thể phát triển nhưng vẫn không đi lệch hướng. Do đó nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng như sau:
- Tạo một hành lang pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
- Nhà nước phải ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như khống chế lạm phát, thực hiện các biện pháp chống khủng hoảng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn tín dụng cũng như huy động các nguồn vốn khác nhằm mở rộng quy mô kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu.
6.2.2 Đối với công ty
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phân đấu của Công ty cũng đóng một vai trò rất quan trọng:
- Xây dựng thương hiệu chung cho Công ty và tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường.
- doanh nghiệp được thành lập để hoạt động dưới hình thức kinh doanh mua bán, dịch vụ với nhiều mặt hàng tương đối giống nhau nhất là kinh doanh dịch vụ cung ứng lao đông. Do đó muốn đứng vững trong môi trường kinh doanh hiện nay thì đòi hỏi các Công ty phải luôn vận động, tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả phù hợp. Bên cạnh đó Công ty phải giữ vững mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng. Có như vậy mới nâng cao được uy tín của công ty đồng thời cũng tạo điều kiện để Công ty phát triển bền vững về sau này.
- Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc vì thế phải có gắng tạo điều kiện để đội ngũnhân viên của Công ty tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn. Tổ chức các hoạt động thi đua lao động, biểu dương, khen thưởng, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên trong Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn mực kế toán Việt Năm, 2012
2. Dương Thị Kim Sương, 2010. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần dầu khí Mekong. Luận văn đại học. Đại học cần thơ.
3. Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2010. Phân tích tài chính doanh nghiệp. TP. HCM: Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Công Bình và Đặng Kim Cương, 2009. Phân tích các báo cáo tài chính. TP. HCM: Nhà xuất bản giao thông vận tải.
5. Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự, 2007. Phân tích hoạt động kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục.
6. Nguyễn Thị Kim Thoa, 2010. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH cấp thoát nước Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
7. Trần Thị Thùy Dương, 2011. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư An Phong cho nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học cần thơ.
8. Võ Thị Út Mẫn, 2010. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trà Vinh. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ PHƯƠNG ĐÔNG (2010 – 2012) (Dạng rút gọn) ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 A. TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 6.688.028 9.067.466 9.017.470 1. Tiền 350.540 262.450 240.119 2. Phải thu khách hàng 5.466.090 6.965.909 7.013.873 3.Trả trước cho người bán 184.460 235.120 805.230 4. Phải thu khác 413.384 1.186.780 686.574 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi
6. Hàng tồn kho 260.517 376.034 245.744 7. Chi phí trả trước ngắn hạn 0 0 8. Thuế GTGT được khấu trừ 0 5.321 4.068 9. Tài sản ngắn hạn khác 13.038 35.852 21.862
II. Tài sản dài hạn 6.213.520 5.744.408 5.553.948
1. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi 0 0
2. Tài sản cố định hữu hình 6.202.720 5.734.808 5.545.548 nguyên giá 7.048.546 7.545.800 8.664.918 Giá trị hao mòn lũy kế -845.826 -1.810.992 -3.119.370 3. Tài sản cố định vô hình 10.800 9.600 8.400 nguyên giá 12.000 12.000 12.000 Trị giá hao mòn lũy kế -1.200 -2.400 -3.600 4. Chi phí xây dựng cơ bản dỡ
dang
5. Chi phí trả trước dài hạn
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 12.901.549 14.811.874 14.571.418
B. NGUỒN VỐN 0 0 0
I. Nợ phải trả 10.717.423 11.381.134 10.260.874
1.Vay ngắn hạn 2.000.000 1.500.000 1.200.000 2. Phải trả người bán 3.171.492 4.243.384 3.587.710 3. Người mua trả tiền trước 420.125 313.805 353.764 4. Thuế và các khoản phải nộp
nhà nước 218.687 361.277 298.036 5. Phải trả người lao động 154.816 254.115 221.637 6. Chi phí trả trước 20.569 81.692 44.306 7. Các khoản phải trả, phải nộp
ngắn hạn khác 411.732 276.861 555.421 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi
II. Vốn chủ sởhữu 2.184.126 3.430.740 4.310.544
10. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.000.000 3.000.000 4.000.000 11. Quỹ dự phòng tài chính 80.740 80.544 12. Quỹ khác thuộc vốn chủ sơ
hữu
13. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 184.126 350.000 230.000
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ PHƯƠNG ĐÔNG
(2010 – 2012)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 9.225.881 19.380.744 23.740.495 2. Các khoản giảm trừ doanh
thu - 0 0 3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 9.225.881 19.380.744 23.740.495 4. Giá vốn hàng bán 6.781.420 16.410.935 21.257.805 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 2.444.461 2.969.809 2.482.690 6. Doanh thu hoạt động tài
chính - 24.554 3.128 7. Chi phí tài chính 1.064.426 1.090.252 678.791