Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ phương đông (Trang 45)

Để duy trì hoạt động thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có chi phí, cũng như những doanh nghiệp thương mại và dịch vụ khác thì Công Ty Cổ Phần Thương Mại – Dịch Vụ Phương Đông cũng cần các khoản mục chi phí như: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Nhìn vào hình 4.2 ta thấy chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí của Công ty. Và luôn tăng mạnh qua các năm.

Nguồn: Số liệu phòng kế toán công ty

Hình 4.2: Biểu đồ chi phí công ty từ 2010 - 2012

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy tổng chi phí của công ty luôn tăng qua các năm nhưng tăng không điều, và năm 2011 chi phí lên tới 18.772.974 ngàn đồng là năm có mức tăng mạnh nhất trong 3 năm, so với năm 2010 thì chi phí tăng 9.788.917 ngàn đồng tương ứng tăng 108,96%, chi phí tăng như vậy là điều rất đáng quan tâm. Chưa dừng lại ở đó cho đến năm 2012 chi phí tiếp tục tăng lên 23.159.798 ngàn đồng, nếu so với năm 2011 thì tổng chi phí tăng 4.386.824 ngàn đồng tương ứng với mức tăng là 23,37%. Và nguyên nhân nào làm tổng chi phí tăng mạnh như vậy?chúng ta hãy xem xét mức độ tăng của từng khoản mục chi phí. - 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí tài chính Chi phí khác

36

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi phí từ 2010 – 2012

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lsố tiềnệch 2011/2010% Chênh lSố tiềnệch 2012/2011%

Giá vốn hàng bán 6.781.420 16.410.935 21.257.805 9.629.515 142,00 4.846.870 29,53 Chi phí bán hàng 728.120 827.834 759.902 99.714 13,69 (67.932) (8,21) Chi phí quản lý doanh

nghiệp 410.091 439.802 459.641 29.710 7,24 19.840 4,51 Chi phí tài chính 1.064.426 1.090.252 678.791 25.827 2,43 (411.461) (37,74) Chi phí khác 0 4.151 3.659 4.151 (493) (11,87)

Tổng 8.984.057 18.772.974 23.159.798 9.788.917 108,96 4.386.824 23,37

Trước tiên là khoản mục giá vốn hàng bán: Giá vốn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí từ 75% trở lên cho nên sự biến động của giá vốn dù rất nhỏ cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh. Giá vốn hàng bán tăng mạnh vào năm 2011, cụ thể vào năm 2010 giá vốn hàng bán chỉ có 6.781.420 ngàn đồng đến năm 2011 tăng lên 16.410.935 ngàn đồng, tăng 9.629.515 ngàn đồng tương ứng tăng 142%, giá vốn tăng quá cao. Nguyên nhân là do khối lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ tăng, Công ty tìm được nhiều hợp đồng. Sang năm 2012, chi phí giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 29,53% so với năm 2011, tương ứng với mức tăng là 4.846.870 ngàn đồng.

Thứ hai, khoản mục chi phí mà chúng ta cần kể tới tiếp theo là chi phí bán hàng, tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nếu nó biến động mạnh. Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy vào năm 2010 chi phí bán hàng là 728.120 ngànđồng đến năm 2011 tăng lên 827.834 ngàn đồng, tăng 99.714 ngàn đồng, tương ứng với mức tăng là 13,69%. Nguyên nhân của việc gia tăng chi phí bán hàng là Công ty đã mở rộng thị trường nên cần thêm nguồn nhân lực để đảm bảo cho việc bán hàng có thể hoạt động tốt. Nhưng bước sang năm 2012 khoản chi phí bán hàng giảm 67.932 ngàn đồng tương ứng giảm 8,21%, chi phí bán hàng giảm đây là điều đáng mừng. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có biện pháp tiết kiệm chi phí bán hàng tốt.

Thứ ba là khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, nhìn chung thì khoản chi phí này chiếm tỷ trọng cũng tương đối nhỏ trong tổng chi phí. Nhưng qua các năm thì chi phí quản lý doanh nghiệp điều tăng. Mức tăng cụ thể như sau, nếu so sánh giữa năm 2011 với năm 2010 thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 29.710 ngàn đồng tương ứng với mức tăng 7,24%, sang năm 2012 khoản mục này tiếp tục tăng 4,51% so với năm 2011 tăng tương ứng là 19.840 ngàn đồng, nguyên nhân làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do công ty tuyển thêm nhân viên cho phòng kinh doanh.

Thứ tư là khoản mục chi phí tài chính, đây cũng là một khoản mục chi phí mà công ty cần quan tâm nhiều tới. Chi phí lãi vay năm 2011 là 1.090.252 ngàn đồng tăng 25.827 ngàn đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 2,43%, mức tăng này không đáng kể. Đến năm 2012, có một sự biến động tốt là chi phí lãi vay của Công ty giảm xuống đáng kể từ 1.090.252 ngàn đồng xuống còn 678.791 ngàn đồng, giảm 411.461 ngànđồng, tương ứng giảm 37,74%.

Cuối cùng là khoản mục chi phí khác, nó chiếm một tỷ trọng rất rất nhỏ nên công ty không cần quan tâm nhiều tới khoản mục này. Vào năm 2010 Công ty

không phát sinh chi phí khác, đến năm 2011 chi phí khác của Công ty chỉ có 4.151 ngàn đồng, sang năm 2012 chi phí khác phát sinh thấp hơn năm 2011 là 493 ngàn đồng, tương ứng với mức giảm 11,87%.

Qua việc phân tích tổng chi phí ta có thể thấy chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí, tiếp đó là chi phí tài chính và chi phí bán hàng rồi mới đến chi phí quản lý doanh nghiệp và cuối cùng là chi phí khác không đáng kể. Nên vào năm 2011 chi phí giá vốn hàng bán tăng mạnh làm cho tổng chi phí cũng tăng mạnh theo, và sang năm 2012 giá vốn tiếp tục tăng trong khi chi phí bán hàng, chi phí tài chính giảm thì tổng chi phí vẫn tăng theo tốc độ tăng lên của giá vốn. Điều đó cho thấy khoản mục chi phí giá vốn có ảnh hưởng rất lớn đối với sự biến động của tổng chi phí từđó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, cho nên Công ty cần quan tâm, quản lý chặt chẽ khoản mục này và luôn tìm ra giải pháp để có thể sử dụng khoản mục chi phí này một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên, không nên vì thế mà không quan tâm đến những khoản mục chi phí còn lại, so với giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng cần hạn chế chi phí đến mức thấp nhất để đạt tối đa hóa lợi nhuận.

4.2.1.1. Phân tích chi phí giá vốn hàng bán

Chi phí giá vốn hàng bán là khoản chi phí trực tiếp mà Công ty phải bỏ ra tương ứng với doanh thu, khi doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Ở phần phân tích chung về tình hình chi phí của Công ty ta đã thấy giá vốn hàng bán của Công ty luôn tăng từ năm 2010 – 2012, để thấy được nguyên nhân nào làm cho chi phí bán hàng tăng nhanh vào năm 2011 và vẫn tiếp tục tăng vào năm 2012, ta xem xét bảng 4.4

39

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp chi phí giá vốn hàng bán

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh LSố tiềnệch 2011/2010% Chênh LSố tiềnệch 2012/2011%

Giá vốn dịch vụ cung

ứng lao động 1.966.612 4.266.843 5.952.185 2.300.231 116,96 1.685.342 39,50 Giá vốn bán vé máy bay

- tàu hỏa 745.956 2.133.422 2.763.515 1.387.466 186,00 630.093 29,53 Giá vốn dịch vụ cho thuê

xe ô tô - xe tự lái 2.170.054 5.579.718 5.739.607 3.409.664 157,12 159.890 2,87 Giá vốn dịch vụ kế toán 1.898.798 4.430.952 6.802.498 2.532.154 133,36 2.371.545 53,52

Tổng giá vốn 6.781.420 16.410.935 21.257.805 9.629.515 142,00 4.846.870 29,53

Nhìn vào bảng 4.4 tổng giá vốn hàng bán tăng 142% vào năm 2011, và tiếp tục tăng thêm 29,53% vào năm 2012, những nguyên nhân nào làm giá vốn tăng mạnh như thế, ta đi xem xét từng khoản mục giá vốn

Trước tiên là giá vốn dịch vụ cung ứng lao động, vào năm 2010 chỉ có 1.966.612 ngàn đồng, đến năm 2011 lên đến 4.266.843 ngàn đồng, tăng 2.300.231 ngàn đồng tương ứng với mức tăng là 116,96%. Chưa dừng lại ở đó mà cho đến năm 2012 khoản giá vốn dịch vụ cung ứng lao động vẫn tiếp tục tăng thêm 1.685.342 ngàn đồng so với năn 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 39,5% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản mục thứ hai là giá vốn bán vé máy bay – tàu hỏa, vào năm 2010 là 745.956 ngàn đồng đến năm 2011 đã tăng lên 2.133.422 ngàn đồng, tăng 1.387.466 ngàn đồng, tương ứng với mức tăng 186%. Đến năm 2012 giá vốn bán vé máy bay – tàu hỏa tiếp tục tăng thêm 29,53%, tương ứng với mức tăng là 630.093 ngàn đồng.

Khoản mục thứ ba là giá vốn dịch vụ cho thuê xe ô tô – xe tự lái, vào năm 2010 là 2.170.054 ngàn đồng đến năm 2011 tăng lên 5.579.718 ngàn đồng, tăng 3.409.664 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 157,12%, Nhưng bước sang năm 2012 giá vốn dịch vụ cho thuê xe ô tô – xe tự lái vẫn tiếp tục tăng nhưng rất nhỏ chỉ có 2,87% so với năm 2011, tương ứng với mức tăng là 159.890 ngàn đồng.

Cuối cùng là khoản mục giá vốn dịch vụ kế toán, năm 2010 giá vốn khoản mục này là 1.898.798 ngàn đồng đến năm 2011 tăng lên 4.430.952 ngàn đồng, tăng 2.532.154 ngàn đồng, tương ứng với mức tăng là 133,36%, chưa dừng lại ở đó mà đến năm 2012 khoản giá vốn dịch vụ kế toán vẫn tiếp tục tăng mạnh với tỷ lệ tăng 53,52% so với năm 2011, tương ứng với số tiền tăng là 2.371.545 ngàn đồng.

Tóm lại, tổng giá vốn hàng bán qua các năm điều tăng, tăng mạnh nhất vào năm 2011, với mức tăng là 9.629.515 ngàn đồng, và nguyên nhân làm cho tổng giá vốn tăng mạnh vào năm 2011 là do giá vốn dịch vụ cung ứng lao động tăng 2.300.231 ngàn đồng, giá vốn bán vé máy bay – tàu hỏa tăng 1.387.466 ngàn đồng, giá vốn dịch vụ cho thuê xe ô tô – xe tự lái tăng 3.409.664 ngàn đồng, giá vốn dịch vụ kế toán tăng 2.532.154 ngàn đồng. Đến năm 2012 tổng giá vốn tiếp tục tăng thêm 4.846.870 ngàn đồng so năm 2011, và nguyên nhân làm cho giá vốn năm 2012 tăng là do giá vốn dịch vụcung ứng lao động tăng 1.685.342 ngàn đồng, giá vốn bán vé máy bay – tàu hỏa tăng 630.093 ngàn đồng, giá vốn dịch vụ

cho thuê xe ô tô – xe tự lái tăng 159.890 ngàn đồng, giá vốn dịch vụ kế toán tăng 2.371.545 ngàn đồng. Giá vốn luôn tăng mạnh qua các năm, đây là một điều đáng quan tâm, nhưng để đánh giá sự gia tăng này là tốt hay xấu thì còn phải xem xét giá vốn trong mối quan hệ với doanh thu mà Công ty thu được.

4.2.1.2 Phân tích chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ và cung ứng dịch vụ. Đối với Công ty Phương Đông thì chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng; chi phí quảng cáo; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí dịch vụ mua ngoài. Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy tổng chi phí bán hàng của Công ty tăng giảm qua từng giai đoạn khác nhau. Cụ thể năm 2011 tăng 13,69% so với năm 2010, tương ứng với mức tăng là 99.714 ngàn đồng, nhưng đến năm 2012 tổng chi phí bán hàng bắt đầu giảm 8,21% so với năm 2011, tương ứng với mức giảm là 67.932 ngàn đồng. Để thấy được nguyên nhân nào làm cho chi phí bán hàng tăng giảm không ổn định qua các năm thì ta sẽ đi xem xét từng khoản mục của chi phí bán hàng qua bảng 4.5

42

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí bán hàng từ 2010 – 2012

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh LSố tiềnệch 2011/2010% Chênh LSố tiềnệch 2012/2011%

Chi phí nhân viên bán hàng 267.948 305.471 313.840 37.523 14,00 8.369 2,74 Chi phí quảng cáo 218.436 240.072 183.896 21.636 9,90 (56.176) (23,40) Chi phí khấu hao TSCĐ 152.905 165.567 167.178 12.662 8,28 1.612 0,97 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 8.737 9.106 9.879 369 4,22 773 8,48 Chi phí dịch vụ mua ngoài 80.093 107.618 85.109 27.525 34,37 (22.509) (20,92)

Tổng chi phí bán hàng 728.120 827.834 759.902 99.714 13,69 (67.932) (8,21)

Trước nhất là chi phí nhân viên bán hàng, qua 3 năm khoản mục chi phí này luôn tăng, cụ thể vào năm 2010 là 267.948 ngàn đồng đến năm 2011 tăng lên 305.471 ngàn đồng, tăng 37.523 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 14%, chưa dừng lại ở mức tăng này mà đến năm 2012 chi phí nhân viên bán hàng tiếp tục tăng thêm 8.369 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,74%.

Khoản mục thứ hai trong chi phí bán hàng là chi phí quảng cáo, đây là khoản chi phí cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong chi phí bán hàng, vào năm 2010 thì chi phí quảng cáo là 218.436 ngàn đồng, đến năm 2011 chi phí quảng cáo tiếp tục tăng thêm 21.636 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 9,9%, tức năm 2011 chi phí quảng cáo là 240.072 ngàn đồng. Nhưng đến năm 2012 chi phí quảng cáo giảm xuống chỉ còn 183.896 ngàn đồng, giảm 56.176 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 23,4%.

Khoản chi phí thứ ba trong tổng chi phí bán hàng đó là chi phí khấu hao TSCĐ, vì đây là khoản chi phí bất biến nên nó thường không thay đổi nhiều qua các năm. Cụ thể vào năm 2010 chi phí khấu hao TSCĐ là 152.905 ngàn đồng đến năm 2011 là 165.567 ngàn đồng, tăng 12.662 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,28%, đến năm 2012 chi phí khấu hao tiếp tục tăng nhưng ở mức tăng rất nhỏ, so với năm 2011 thì chỉ tăng 1.612 ngàn đồng, tương ứng tăng 0,97%.

Khoản chi phí thứ tư là chi phí dụng cụ, đồ dùng, khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí bán hàng nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng tới chi phí bán hàng nếu nó thay đổi. Nhìn chung chi phí dụng cụ, đồ dùng luôn tăng qua các năm, vào năm 2010 chi phí dụng cụ, đồ dùng là 8.737 ngàn đồng đến năm 2011 là 9.106 ngàn đồng, tăng 369 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,22%. Đến năm 2012 khoản chi phí này tiếp tục tăng thêm 773 ngàn đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,48%.

Cuối cùng là chi phí dịch vụ mua ngoài vào năm 2010 là 80.093 ngàn đồng đến năm 2011 là 107.618 ngàn đồng, tăng 27.525 ngàn đồng, tương ứng tăng 34,37%, nhưng bước sang năm 2012 có một sự thay đổi tốt là Công ty đã quản lý tốt khoản chi phí này nên đã làm cho chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 22.509 ngàn đồng so với năm 2011 tương ứng với mức giảm 20,92%.

Tóm lại, tổng chi phí bán hàng tăng thêm 99.714 ngàn đồng vào năm 2011 là do chi phí nhân viên tăng 37.523 ngàn đồng, chi phí quảng cáo tăng 21.636 ngàn đồng, chi phí khấu hao TSCĐ tăng 12.662 ngàn đồng, chi phí dụng cụ, đồ dùng tăng 369 ngàn đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 27.525 ngàn đồng. Nhưng đến năm 2012 Công ty đã quản lý chi phí bán hàng tốt hơn nên làm cho chi phí bán hàng giảm và nguyên nhân là do vào năm 2012 chi

phí nhân viên bán hàng tăng 8.369 ngàn đồng, chi phí khấu hao tăng 1.612 ngàn đồng, chi phí dụng cụ, đồ dùng tăng 773 ngàn đồng, Nhưng bên cạnh đó Công ty quản lý tốt các khoản mục chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ mua ngoài nên làm cho chi phí bán hàng giảm được 78.685 ngàn đồng, khoản giảm lớn hơn khoản tăng thêm nên chi phí bán hàng vào năm 2012 giảm 67.932 ngàn đồng.

4.2.1.3 Phân tích chi phí qun lý doanh nghip

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí quản lý chung cho toàn doanh nghiệp. Ở Công ty Cổ Phần Thương Mại – Dịch Vụ Phương Đông thì chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những chi phí như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ phương đông (Trang 45)