Nâng cao nhận thức và quan tâm đầu tư đúng mức tới phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường du lịch Hà Nội Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 94)

trường du lịch, hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chỉ đạo các ngành, các địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch, chương

trình hành động để thực hiện Nghị quyết về phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 và những năm tiếp theo, phổ biến Nghị quyết đến toàn thể nhân dân thủ đô.

- Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch. Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, củng cố nâng cao năng lực hoạt động bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ phụ trách du lịch ở các quận huyện, thị xã trọng điểm du lịch. Xây dựng quy chế và phân cấp việc quản lý nhà nước về du lịch tới các quận huyện phường xã.

- Triển khai thực hiện Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn cảnh quan môi trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thực hiện cấp biển hiệu “điểm du lịch đạt chuẩn”. Thường xuyên rà soát, cập nhật những thay đổi, phát sinh của cơ sở kinh doanh du lịch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định pháp luật nhưmg tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp từ quận đến phường trong việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống. Giúp các địa phương có nghề thành lập các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên những hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống được vay vốn với lãi suất ưu đãi thuộc các chương trình phát triển kinh tế để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ sản xuất.

- Xây dựng đường dây nóng nhận và xử lý thông tin phản hồi của khách du lịch. Tăng cường kiểm tra bình ổn và niêm yết giá dịch vụ du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ. Thực hiện khống chế và phòng ngừa các dịch bệnh cây trồng vật nuôi có thê lây nhiễm sang người, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình quản lý, kinh doanh du lịch và công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến trong lĩnh vực du lịch.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt để các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ Đảng viên và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ về chủ trương phát triển dịch vụ du lịch của nhà nước và thành phố. Khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương, cho họ thấy nguồn lợi đem lại từ du lịch, giữ bản sắc văn hóa và chữ tín với khách.

- Xây dựng đề án bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, đảm bảo phát triển bền vững.

Với mục tiêu khắc phục những hạn chế về sản phẩm du lịch của Hà Nội trong những năm vừa qua, do đó, trong những năm trước mắt cần tập trung đầu tư vào hai lĩnh vực chủ yếu sau:

3.2.1.1. Đầu tư phát triển các khu, điểm, công viên và khu vui chơi giải trí

- Đối với các điểm đã có, cần đầu tư nâng cấp, mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo, hiện đại. Nâng cấp các công viên vui chơi giải trí hiện có theo từng chuyên đề để phục vụ cho từng loại đối tượng: công viên tĩnh, công viên văn hoá phục vụ nghỉ ngơi, thư giãn, nghiên cứu; công viên động và hiện đại phục vụ thanh thiếu niên và khách quốc tế.

Các khu vui chơi giải trí trong thời gian tới cần tiếp tục được đầu tư: Khu vui chơi giải trí Hồ Tây, Công viên Thủ Lệ (zoo - park); Công viên Thống Nhất; Công viên Đống Đa, vườn hoa Lý Tự Trọng, vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Hàng Đậu, hồ Hoàn Kiếm... Các khu du lịch ở khu vực Hà Tây cũ: Khu du lịch Ao Vua, Thác Đa, Tản Đà, Thiên Sơn - Suối Ngà, ASEAN, Đầm Long - Bằng Tạ, sân golf Đồng Mô, Thiên đường Bảo Sơn…

- Đầu tư mới các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp: Xây dựng khu du lịch tổng hợp bao gồm: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây, Khu du lịch sân gôn hồ Văn Sơn, Khu di tích lịch sử văn hoá du lịch Đường Lâm, Khu du lịch hồ Đồng Mô, Khu du lịch hồ Suối Hai; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sóc Sơn; khu di tích lịch sử Cổ Loa…

+ Những di tích tiêu biểu nhất cho Hà Nội phải được đặc biệt quan tâm cải tạo là Văn Miếu - Quốc Tử Giám biểu tượng của Thăng Long 1000 năm tuổi, Thành cổ Hà Nội và khu phố cổ, phố cũ. Hoàn thiện các dự án đầu tư phục hồi các khu nhà cổ, các dự án đường phố ẩm thực, đường đi bộ, chợ Đồng Xuân.

+ Khôi phục các làng nghề, làng cổ ven Hà Nội thành các điểm du lịch: Bát Tràng, Vạn Phúc, Phú Vinh, Sơn Đồng…

- Đẩy mạnh việc đầu tư khai thác du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội trên địa bàn Hà Nội đặc biệt là các di tích thuộc địa bàn Hà Tây (cũ): khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn, Làng Việt cổ Đường Lâm, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Đậu, đền Hữu Vĩnh.

3.2.1.2. Phát triển hệ thống khách sạn và cơ sở dịch vụ du lịch

- Để đáp ứng được nhu cầu của lượng khách tăng lên trong thời gian tới cần có kế hoạch tiếp tục phát triển hệ thống khách sạn và các cơ sở dịch vụ du lịch. Từ nay đến năm 2015 cần xây dựng thêm khoảng 3.000 phòng.

- Đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ cho hoạt động thể thao, du lịch hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm...

- Xây dựng các nhà hàng kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường du lịch Hà Nội Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 94)