Về công tác quy hoạch và đầu tư phát triển:

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường du lịch Hà Nội Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 61)

2.2.3.1 Về quy hoạch:

Giai đoạn 2005-2009, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Hà Nội (cũ) giai đoạn 1997 - 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây (cũ)

đến năm 2010 đã được phê duyệt; ngành du lịch đã triển khai lập nhiều quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết của các khu điểm du lịch trọng điểm như: Quy hoạch chung và chi tiết khu du lịch hồ Suối Hai; quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Sóc Sơn; quy hoạch chi tiết khu du lịch hồ Quan Sơn; quy hoạch chi tiết khu du lịch hồ Tuy Lai; quy hoạch chi tiết du lịch hồ Xuân Khanh; quy hoạch chi tiết du lịch hồ Cẩm Quỳ và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sườn tây núi Ba Vì.

Tính đến nay, ngành Du lịch đã xây dựng và phê duyệt được 20 quy hoạch. Bốn khu du lịch là: Khu di tích lịch sử Cổ Loa; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sóc Sơn; hồ Suối Hai - núi Ba Vì và Hương Sơn được Chính phủ công nhận là khu du lịch chuyên đề quốc gia. Những kết quả trên trong công tác quy hoạch đã xác định rõ định hướng phát triển du lịch Hà Nội và góp phần tạo cơ sở quản lý đúng hướng.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, hiện nay ngành du lịch Thủ đô đang tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể du lịch Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

2.2.3.2. Về đầu tư phát triển:

- Công tác đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch: Đã thực hiện từ năm 2001 ở cả khu vực Hà Nội cũ, Hà Tây cũ, chủ yếu thực hiện bằng nguồn ngân sách Nhà nước, tập trung các khu du lịch chuyên đề quốc gia: Sóc Sơn, Cổ Loa (Đông Anh), Ba Vì, chùa Hương (Mỹ Đức). Các dự án đã hoàn thành là: đường vào khu di tích lịch sử du lịch Cổ Loa; Cải tạo suối Yến (chùa Hương); đường nối Vườn Quốc gia Ba Vì - Ao Vua; đường vào khu du lịch chùa Thầy; đường vào khu du lịch chùa Tây Phương… Kết quả đầu tư hạ tầng đã góp phần gia tăng lượng khách du lịch và huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, các đầu tư dự án cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch tiếp tục được đẩy mạnh. Hiện nay ngành Du lịch đang triển khai thực hiện 09 dự án, trong đó 05 dự án đang triển khai thi công là xây dựng đường giao thông tại khu du lịch văn hóa nghỉ cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn;

dự án xây dựng cầu Suối Bơn (Ba Vì); hạ tầng du lịch khu vực đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ); Cảng du lịch Bát Tràng và dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường quốc lộ 35 - đền Sóc. Các dự án đang chuẩn bị đấu thầu gồm có 04 dự án là đường nối khu du lịch Hương Sơn đến khu du lịch Tam Chúc - Khả Phong; mở rộng và hoàn thiện bến Trò (chùa Hương), dự án cải tạo đường từ chợ Sa (Cổ Loa) đi chợ Tó và dự án đường nối từ cửa Tây sang cửa Nam khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh với tổng số vốn gần 500 tỷ đồng.

- Đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Ngành du lịch đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch, lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới trên địa bàn Thành phố; tổ chức hội nghị với các nhà đầu tư dự án các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần; tổng hợp danh mục trình UBND Thành phố quyết định; giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới trên địa bàn.

Về cơ sở lưu trú, trong những năm qua cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản và xu hướng tăng trưởng của khách du lịch (đặc biệt giai đoạn 2005- 2007), kéo theo đó là sự phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã quan tâm đặc biệt đến đầu tư xây dựng khách sạn chất lượng lượng cao tại Hà Nội cũ và khu nghỉ dưỡng cuối tuần tại khu vực Hà Tây cũ.

Giai đoạn này đã ra đời các khu nghỉ dưỡng như Tản Đà, Thiên Sơn - Suối Ngà ở Ba Vì và khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn ở Hoài Đức; các khách sạn chất lượng cao có thêm là 01 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 3 sao. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lưu trú cũ được cải tạo nâng cấp hoặc chuyển giao cho các tập đoàn quản lý chuyên nghiệp đầu tư và nâng cấp với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, nâng cao chất lượng cho các cơ sở lưu trú trước đây.

Các đơn vị lữ hành đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới: Sinh thái, MICE, tham quan làng nghề, làng cổ. Ngoài ra là các chương trình du lịch liên tỉnh, liên quốc gia. Các đơn vị vận chuyển khách du lịch đầu tư vào phương tiện chất lượng cao như ô tô có nhà vệ sinh, xích lô du lịch, toa tàu hỏa tiện nghi phục vụ du khách

tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Huế - Đà Nẵng. Hàng trăm di tích văn hóa lịch sử đã và đang được ngành văn hóa và các quận huyện, các tổ chức quản lý thực hiện trùng tu bằng nhiều nguồn vốn để trở thành những điểm đến cho khách du lịch, như chùa Hương, chùa Thầy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám... đặc biệt khi nhu cầu du lịch tâm linh ngày càng phát triển.

Về thu hút đầu tư: Trong những năm qua trên địa bàn thành phố các doanh nghiệp du lịch và các nhà đầu tư khác đã tập trung thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp cơ sở lưu trú, trong đó tập trung xây dựng khách sạn cao cấp, các khu du lịch sinh thái, văn hóa, khu vui chơi giải trí, sân golf... gồm:

- 23 dự án đầu tư xây dựng khách sạn từ 3 - 5 sao đến năm 2010 với tổng số vốn đầu tư 3.010 tỷ đồng và 1.292 triệu USD.

- Trên 20 dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường du lịch Hà Nội Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 61)