Về lực lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch và cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường du lịch Hà Nội Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 64)

chất kỹ thuật du lịch

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, tổng số doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn hiện nay khoảng: 1.500 (Lữ hành: 740 DN, Lưu trú: 781, sinh thái, nghỉ đưỡng cuối tuần: 24 DN). Bên cạnh đó còn có khoảng 14.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác có đăng ký kinh doanh du lịch.

2.2.4.1. Doanh nghiệp lữ hành

- Tính đến nay, Hà Nội có 740 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 380 Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chiếm hơn 47% của cả nước, trong đó có: 199 Công trách nhiệm hữu hạn (TNHH), 139 Công ty cổ phần, 38 chi nhánh (trong đó có 4 chi nhánh công ty liên doanh), 3 công ty liên doanh, 1 doanh nghiệp tư nhân.

- 21 Văn phòng đại diện của các Doanh nghiệp Lữ hành quốc tế trong và ngoài nước, gồm: 13 văn phòng đại diện trong nước và 11 văn phòng đại diện nước ngoài.

- 360 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa (không bao gồm 380 doanh nghiệp lữ hành quốc tế)

- Khoảng 14.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các dịch vụ du lịch khác. Hàng năm Du lịch Hà Nội đều có từ 2-3 Công ty lữ hành quốc tế đạt danh hiệu Topten lữ hành.

Bảng 2.3: Thống kê các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội ST

T

Lĩnh vực kinh doanh Số lượng

1 Doanh nghiệp lữ hành quốc tế 380

2 Doanh nghiệp lữ hành nội địa 360

3 Văn phòng đại diện 21

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

2.2.4.2.Vận chuyển khách du lịch

Các doanh nghiệp vận chuyển trong thời gian qua tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.

- Về ô tô chuyên dụng: Hiện các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển của Hà Nội có khoảng 1100 đầu xe từ 4 đến 45 chỗ ngồi đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ khách.

- Phương tiện xích lô du lịch: Hiện trên địa bàn có khoảng 300 xe xích lô đủ điều kiện hoạt động vận chuyển khách du lịch.

- Phương tiện vận tải thủy: Hiện có 2 doanh nghiệp chuyên kinh doanh vận chuyển khách du lịch đường thủy.

- Phương tiện đường sắt: Bên cạnh hệ thống vận tải của ngành đường sắt Việt Nam đều có các toa chất lượng cao phục vụ khách du lịch, hiện nay Công ty CP vận tải và TM đường sắt và Công ty TNHH Liên Việt chuyên vận chuyển khách du lịch chất lượng cao chặng Hà Nội - Lào Cai, phục vụ khách du lịch Sapa.

- Hướng dẫn viên du lịch: Tính đến nay Hà Nội đã cấp 1.535 thẻ Hướng dẫn viên du lịch, trong đó có: 995 thẻ không thời hạn và 540 thẻ tạm thời (55% Tiếng Anh, 12% Tiếng Pháp, 11% Tiếng Trung…)

Tính đến hết năm 2009 trên địa bàn Hà Nội có 797 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 213 khách sạn đã xếp hạng, với 9 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 21 khách sạn 3 sao, 99 khách sạn 2 sao, 66 khách sạn 1 sao và 12 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Khối khách sạn liên doanh có 14 đơn vị, khối khách sạn 100% vốn đầu tư nước ngoài có 05 đơn vị. Địa bàn tập trung nhiều khách sạn nhất là quận Hoàn Kiếm chiếm 33%.

Bảng 2.4: Thống kê cơ sở lƣu trú trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị tính: Cơ sở lưu trú

STT HẠNG SAO SỐ KS % KS % CSLT SỐ PHÒNG % KS % CSLT 1 5 sao 9 4,23% 1,13% 2830 28,39% 17,61% 2 4 sao 6 2,82% 0,75% 1141 11,45% 7,10% 3 3 sao 21 9,86% 2,63% 1820 18,26% 11,33% 4 2 sao 100 46,95% 12,55% 3013 30,23% 18,75% 5 1 sao 65 30,52% 8,16% 1023 10,26% 6,37% 6 TCTT 12 5,63% 1,51% 141 1,41% 0,88% 7 Tổng số KS 213 100% 9.968 100% CSLT chƣa xếp hạng 584 73,27% 6102 37,97% Tổng số CSLT 797 100% 16.070 100%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú những năm qua tăng trưởng không ổn định. Năm 2007 và đầu năm 2008 tình hình kinh tế thuận lợi, khách quốc tế tăng mạnh, công suất sử dụng buồng phòng đặc biệt là tại khách sạn cao sao ở Hà Nội rất cao, năm 2007 đạt 75,6%, trong đó khối khách sạn cao sao đạt 80%.

Tuy nhiên từ cuối năm 2008 và sang năm 2009, tình hình kinh doanh của các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội nhất là năm 2009 gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch cúm A/H1N1, công xuất buồng phòng và giá dịch vụ giảm so với cùng kỳ năm 2008.

Trong năm 2009, tình hình kinh tế toàn cầu chưa thật sự hồi phục nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội vẫn thấp. Theo số liệu thống kế lượng khách du lịch quốc tế tới Hà Nội đạt 1.050.000 lượt khách giảm trên 20% so với năm 2008.

2.2.4.4. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá

Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều khu điểm du lịch đặc sắc phục vụ khách. Hà Nội hiện có 3 khu du lịch sinh thái chất lượng phục vụ tương đối tốt là Tản Đà, Thiên Sơn - Suối Ngà và Thác Đa. Trong năm 2009, có thêm 01 khu du lịch có quy mô khá lớn đi vào hoạt động là Thiên đường Bảo Sơn (Hoài Đức), điện tích 20 ha.

Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà hát lớn, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Thư viện Quốc gia, các bảo tàng lớn như: Bảo tàng lịch sử, Cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân Đội, bảo tàng địa chất, Phụ nữ, Dân tộc học; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.

Một số khu vui chơi giải trí như công viên nước Hồ Tây, hệ thống công viên cây xanh như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công viên Đống Đa… có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí song chủ yếu phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thành phố.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí Hà Nội còn chưa nhiều, phân bố chưa hợp lý trên địa bàn, quy mô nhỏ lẻ, loại hình hoạt động và sản phẩm vui chơi giải trí đơn điệu, chất lượng dịch vụ chưa cao. Các khu du lịch vui chơi giải trí tổng hợp quy mô lớn phần lớn đang ở trong giai đoạn đầu tư, xây dựng. Những bất cập trên là một trong những lý do khiến số ngày lưu trú khách du lịch còn thấp.

Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực phát triển phong phú và ngày càng tiện nghi như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar và các cơ sở dịch vụ khác được xây dựng riêng. Các đối tượng du khách đến từ các quốc gia trên thế giới, các địa phương trong cả nước với thị hiếu và khẩu vị ăn khác nhau đều được phục vụ với nhiều loại sản phẩm ẩm thực dân tộc và quốc tế. Bên cạnh đó các loại hình cơ sở ăn uống mới như nhà hàng ăn nhanh bắt đầu hoạt động tại các trung tâm dịch vụ, thương mại, tăng tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ ẩm thực Hà Nội. Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và Hà Nội.

Hoạt động du lịch ẩm thực của Hà Nội đã được phát triển khá mạnh, tính xã hội hoá khá cao, đã đem lại cho Thủ đô vị thế cao trong hệ thống du lịch ẩm thực thế giới và khu vực.

Tuy nhiên hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu quy hoạch, vị trí phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như như bãi đỗ xe, không gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

2.2.4.6. Các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan

Mua sắm là hoạt động quan trọng của du lịch đô thị, mục tiêu quan trọng của du khách hiện nay đi du lịch đến các Thành phố. Hà Nội có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động dịch vụ mua sắm với hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị đang hình thành; một số đường phố thuộc khu phố cổ Hà Nội được cải tạo, nâng cấp thành các tuyến đi bộ, mua sắm đang là những điểm đến du lịch hấp dẫn, tăng thêm tính phong phú, đa dạng cho du lịch Thủ đô.

Hà Nội còn có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thông như đồ gốm sứ, thêu, thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức các dịch vụ bán đồ lưu niệm, mua sắm hàng lưu niệm được quan tâm triển khai đầu tư gắn với việc bảo tồn nâng cấp các

làng nghề truyền thống như làng gốm, làng dệt và các làng nghề khác thành những điểm du lịch thu hút khách tham quan mua sắm.

Tuy nhiên hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, thiếu quy hoạch, nhiều tuyến phố mua sắm các hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, có quy mô nhỏ, nội dung dịch vụ, hàng hoá chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua sắm.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường du lịch Hà Nội Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)