hoạch
4.3.2.1. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Như chúng ta đã biết tác dụng của việc lập kế hoạch là mong muốn cho hoạt động của mình theo đúng những dự định trong tương lai, nhằm ứng phó một cách tốt nhất những thay đổi so với kế hoạch và khắc phục nhanh chóng những tác động bất lợi để từ đó hướng hoạt động sản xuất của mình ngày càng ổn định và phát triển.
Muốn thành đạt ai cũng phải có mục tiêu phấn đấu, và ai cũng lập ra cho mình một hướng đi ngắn nhất để đến mục tiêu đó. Cũng như vậy, một công ty, một doanh nghiệp nào đó, muốn thành công điều trước tiên là phải lập cho mình một kế hoạch. Có một kế hoạch đúng đắn, phù hợp với bản thân mình, phù hợp với thực trạng của công ty hay doanh nghiệp mình thì chắc chắn rằng họ sẽ thành công và đạt được mục đích.
Chính vì những mong muốn mang lại lợi nhuận lớn nhất, mang lại thu nhập ổn định và ngày càng phát triển cho người công nhân, công ty đã lập ra một kế hoạch giá thành nhằm mục đích là phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tăng quy mô sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và làm đầy đủ nghĩa vụ đóng góp với ngân sách nhà nước.
Và để thấy được thực tế sản xuất của mình có đi theo đúng các kế hoạch đã lập ra hay không thì công ty phải đi phân tích và đánh giá lại thực tế so với kế hoạch một cách khách quan, từ đó thấy được những điều gì đã làm được và những vấn đề gì còn khó khăn mà công ty cần khắc phục cho những kì sau.
Phân tích đánh giá chung tình hình giá thành tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Vĩnh Long so với kế hoạch tháng 08/2012. Mục đích phân tích là so sánh giá thành thực tế tháng 08 với kế hoạch nhằm đánh giá khái quát về tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành của các loại sản phẩm; từ đó, chọn ra sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động giá thành của công ty để làm đối tượng phân tích.
65
Bảng 4.9: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm Tole tháng 08/2012 Đvt: đồng Loại sản phẩm Zsx đơn vị kỳ trƣớc (tháng 07) Zsx đơn vị kỳ này (tháng 08) Thực hiện so với kỳ trƣớc Thực hiện so với kế hoạch Kế hoạch Thực hiện Mức (+,-) Tỷ lệ (+,-) Mức (+,-) Tỷ lệ (+,-) Tole 0,38x1,2 91.951 89.340 91.612 -338 -0,37% +2.272 +2,54% Tole 0,42x1,2 103.775 100.828 103.392 -382 -0,37% +2.564 +2,54% Tole 0,47 XN 88.961 85.790 88.060 -900 -1,01% +2.270 +2,65% Qua bảng phân tích giá thành đơn vị trên, sử dụng phương pháp so sánh để phân tích có những đánh giá tổng quát sau đây:
Kết quả thực hiện giá thành sản xuất đơn vị thực tế so với kỳ trước giảm so với kỳ trước đối với sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,38x1,2 giảm 338 đồng, tỷ lệ giảm 0,37%; sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,42x1,2 giảm 382 đồng, tỷ lệ giảm 0,37%; sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,47 xanh ngọc giảm 988 đồng, tỷ lệ giảm 1,01%. Nguyên nhân giảm giá thành là do giá cả chi phí nguyên liệu của sản phẩm trong tháng ít biến động, làm giảm chi phí trong giá thành sản phẩm trong tháng và một nguyên nhân khác là do cạnh tranh giữa các cửa hàng Tole khác.
Kết quả thực hiện giá thành sản xuất đơn vị thực tế so với kế hoạch kỳ này ta thấy thực hiện cao hơn kế hoạch, sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,38x1,2 tăng 2.272 đồng, tỷ lệ tăng 2,54%; sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,42x1,2 tăng 2.564 đồng, tỷ lệ tăng 2,54%; sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,47 xanh ngọc tăng 2.270 đồng, tỷ lệ tăng 2,65%. Nguyên nhân làm giá thành thực tế cao hơn kế hoạch là do lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm tăng lên, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cũng tăng do nhu cầu sản xuất tăng. Bên cạnh đó, chi phí khấu tài sản cố định trong giá thành tăng do đầu tư vào thiết bị kỹ thuật- công nghệ mới, do tăng tỷ lệ trích khấu hao để thu hồi vốn nhanh nhằm đổi mới máy móc thiết bị kỹ thuật – công nghệ, do tỷ lệ sử dụng máy móc còn thấp nên mức khấu hao tính trên đơn vị sản phẩm lớn; chi phí nhân
66
công tăng là do tiền lương tăng lên, do chi phí đào tạo nhiều hơn mặc dù lao động nước ta thừa về số lượng nhưng lại thiếu về chất lượng.
Tóm lại 3 sản phẩm Tole đều có giá thành thực hiện thấp hơn kỳ trước, nhưng so với kế hoạch thì tương đối cao, nhưng Công ty cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. Trong kỳ tiếp theo Công ty cần phấn đấu hơn, có chiến lược tốt hơn để giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
4.3.2.2. Phân tích biến động tổng giá thành sản xuất sản phẩm Tole tháng 08/2012
Khi phân tích tình hình biến động của tổng giá thành sản phẩm, căn cứ vào đặc điểm sản xuất cụ thể Công ty để sắp xếp và phân loại giá thành. Việc phân tích tình hình biến động của tổng giá thành giúp Công ty đánh giá được tình hình biến động giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm và từng loại sản phẩm, qua đó thấy được khả năng ảnh hưởng đến lợi tức của Công ty do tác động của giá thành, từ đó nghiên cứu, đề xuất phương hướng hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho Công ty.
Bảng 4.10: Bảng phân tích tình hình biến động tổng giá thành sản phẩm Tole tháng 08/2012 Đvt: đồng Tên sản phẩm Kế hoạch (Zk= St * Zk) Thực tế (Zt = St * Zt) Chênh lệch (Z = Zt -Zk) Tỷ lệ (%) (Z / Zk) Tole 0,38x1,2 35.224.975 53.602.445 18.377.470 57,17% Tole 0,42x1,2 24.521.370 43.681.192 19.159.822 78,34% Tole 0,47 XN 76.942.477 141.751.409 64.808.932 84,23%
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng giá thành thực tế sản xuất cao hơn so với tổng giá thành kế hoạch. Điều này chứng tỏ mức tăng chi phí sản xuất đã vượt kế hoạch đối với sản phẩm Tole 0,38x1,2 là 18.377.470 đồng, Tole 0.42x1,2 là 19.159.822 đồng, Tole 0,47 xanh ngọc là 64.808.932 đồng. Như vậy tình hình biến động chi phí sản xuất của các loại sản phẩm có chiều hướng không tốt. Nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu tăng phần lớn do sản lượng tăng làm biến động đến giá thành, giá thành biến động cũng là do giá cả thị trường tăng, đơn giá tăng phần lớn là do vấn đề khách quan tác động tới; ngoài chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thì chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cũng góp một phần không nhỏ đến giá thành. Nguyên nhân chi phí nhân công tăng là do nhu cầu sản xuất Công ty
67
phải tăng ca cho công nhân, các khoản phụ cấp, khen thưởng, khuyến khích công nhân tăng năng suất làm việc. Còn đối với chi phí sản xuất chung là do giá cả nhiên liệu tăng liên tục, chi phí điện và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng.
Tóm lại, kết quả phân tích trên chứng tỏ chi phí sản xuất trong tháng 08/2012 đều tăng so với kế hoạch, tuy chi phí nhân công chiếm tỷ trọng ít hơn so với sự tăng của chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung, vì hai chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành dẫn đến giá thành tháng 08/2012 tăng cao. Từ những phân tích cho ta thấy giá thành của các sản phẩm Tole đều tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng giá thành của các sẩn phẩm Tole là do yếu tố khách quan và chủ quan tác động vào làm cho tổng chi phí tăng lên. Để giá thành giảm Công ty cần phải cố gắng hơn, có những biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí, giải pháp cho các kỳ sản xuất tiếp theo là phải phấn đấu giảm giá thành của các loại sản phẩm này một cách hiệu quả hơn.
4.3.2.3.Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất trong tháng 08/2012
Bảng 4.11: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất tháng 08/2012
Đvt: đồng
Khoản mục Kế hoạch Thực tế Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
Chi phí NVLTT 126.906.594 224.386.706 97.480.112 76,81 Chi phí NCTT 5.044.732 7.427.393 2.382.661 47,23 Chi phí SXC 4.737.496 7.362.743 2.625.247 55,41
Tổng cộng 136.688.822 239.176.842 102.488.020 179,45 Qua bảng phân tích trên cho ta thấy chi phí sản xuất trong tháng 08/2012 thực tế Công ty đã vượt mức kế hoạch, trong đó tổng chi phí nguyên vật liệu tăng lên 76,81% so với kế hoạch. Nguyên nhân là do trong tháng giá cả nguyên liệu cao hơn so với kế hoạch đề ra, và do nguyên nhân chủ yếu là sản lượng sản xuất trong tháng nhiều. Đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm, như vậy nếu giảm được chi phí này sẽ trực tiếp làm giảm giá thành sản phẩm. Do chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tỷ lệ thuận cùng với chi phí sản xuất nên khi sản xuất tăng thì các chi phí đó cũng tăng theo; trong tháng chi phí nhân công trực tiếp thực tế tăng 47,23% so với kế hoạch, nguyên nhân tăng này là do chi các khoản phụ cấp, tiền ăn tăng ca cho công nhân; chi phí sản xuất chung tăng cũng là do các nguyên nhân trên nhưng một phần là do chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa máy móc thiết
68
bị, chi phí vận hành máy móc, nhiên liệu tăng trong khi tăng ca trong những giờ cao điểm thường xuyên làm cho chi phí này tăng lên 55,41% so với kế hoạch. Như vậy có thể thấy chi phí sản xuất là yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm, do vậy để giảm được giá thành thì Công ty phải có chiến lược tiết kiệm chi phí nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm.
4.3.2.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp sản lƣợng, giá thành đơn vị kế hoạch, thực tế, giá thành kỳ trƣớc của sản phẩm Tole
Tên sản phẩm Sản lƣợng (m) Giá thành đơn vị (đồng) Kỳ trƣớc Kế hoạch Thực hiện Kỳ trƣớc Kế hoạch Thực hiện Tole 0,38x1,2 168,10 394,28 585,10 91.951 89.340 91.613 Tole 0,42x1,2 290,95 243,2 422,48 103.775 100.828 103.393 Tole 0,42 XN 798,10 896,87 1611,32 88.961 85.790 88.061
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp phân tích tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm Tole tháng 08/2012 Đvt: đồng Loại sản phẩm Tổng giá thành tính theo sản lƣợng kế hoạch Tổng giá thành tính theo sản lƣợng thực hiện Tổng Zsx kỳ trƣớc Tổng Zsx kế hoạch Tổng Zsx kỳ trƣớc Tổng Zsx kế hoạch Tổng Zsx thực hiện Tole 0,38x1,2 36.254.440 35.224.975 53.800.530 52.272.834 53.602.445 Tole 0,42x1,2 25.238.080 24.521.370 43.842.862 42.597.813 43.681.192 Tole 0,42 XN 79.786.452 76.942.477 143.344.639 138.235.143 141.893.205 Cộng 141.278.972 136.688.822 240.988.031 233.105.790 239.176.842
69
Bảng 4.14: Bảng phân tích mức hạ giá thành sản phẩm tháng 08/2012
Khoản mục Mức hạ Tỷ lệ hạ
%
Nhiệm vụ hạ tổng giá thành sản phẩm (4.590.150) (3,2%) Kết quả hạ tổng giá thành thực tế kỳ này so với kỳ trước (1.809.189) (0,75%) Kết quả hạ tổng giá thành thực tế so với kế hoạch 2.780.961 2,45%
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy Công ty đã thực hiện được nhiệm vụ hạ giá thành, kế hoạch hạ tổng giá thành: mức hạ 4.590.150 đồng, tỷ lệ hạ 3,2%; kết quả hạ giá thành thực tế kỳ này so với kỳ trước: mức hạ 1.809.189 đồng, tỷ lệ hạ 0,75%; nhưng kết quả hạ giá thành thực tế tăng 2.780.961 đồng, tương đương 2,45% so với kế hoạch.
Tóm lại giá thành là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hiệu quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của công ty. Mức hạ giá thành thể hiện trình độ sử dụng hợp lí các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của công ty. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là điều kiện căn bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty.
Từ các kết quả phân tích ở trên kết hợp với những nguyên nhân được tìm hiểu gây ra những biến động, sau đây đề tài sẽ đề cập đến một số biện pháp hạ giá thành có thể áp dụng được tại công ty.
4.4. Ảnh hƣởng của việc thay đổi phƣơng pháp xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp đến giá thành sản phẩm
Để xác định giá thực tế ghi sổ của vật liệu xuất dùng trong kỳ, tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp thực tế đích danh
- Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO) - Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO) - Phương pháp bình quân gia quyền
Vì nguyên vật liệu xuất dùng được sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm, do đó giá trị nguyên vật liệu xuất dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. vì vậy, các phương pháp ước tính giá trị nguyên vật liệu khác nhau sẽ cho các giá trị khác nhau đối với việc đưa vật liệu vào quá trình sản xuất. Kết quả là khi sản phẩm được bán ra, các phương
70
pháp tính giá nguyên vật liệu sẽ tác động khác nhau tới giá thành, giá trị hàng tồn kho.
Để hiểu rõ thêm sự ảnh hưởng của các phương pháp tính giá thành, chúng ta sẽ chọn một trong các phương pháp để đi sâu hơn. Trong đó phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): là giá thực tế của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm và giá mua thực tế của hàng hóa nhập kho trước sẽ được sử dụng làm giá để tính giá thực tế của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm xuất trước. Và do vậy, giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho sau cùng.
Căn cứ vào bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu của Công ty tại (Bảng 4.1).Theo phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO) thì giá trị xuất nguyên liệu như sau:
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu xuất theo phƣơng pháp FIFO tháng 08/2012
Tên nguyên vật liệu Số lƣợng Thành tiền
Thép lá mạ lạnh 0,38x1,2 585,10 50.286.336
Thép lá mạ lạnh 0,42x1,2 422,48 40.978.545
Thép lá mạ lạnh 0,47 XN 1611,32 133.145.833
Để biết sự ảnh hưởng khi thay đổi phương pháp xuất kho nguyên vật liệu đến giá thành sản phẩm ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4.16: Bảng tính giá thành sản phẩm Tole tại Công ty tháng 08/2012
Tên sản phẩm
Theo phƣơng pháp FiFo
Theo phƣơng pháp bình quân gia quyền Tổng Giá thành Giá thành đơn vị Tổng giá thành Giá thành đơn vị Tole lạnh ĐL 0,38x1,2 53.602.947 91.613 53.602.445 91.612 Tole lạnh ĐL 0,42x1,2 43.681.289 103.393 43.681.192 103.392 Tole lạnh ĐL 0,47 XN 141.916.614 88.075 141.893.205 88.060
Từ kết quả ở bảng trên cho ta thấy:
Khi giá cả nguyên vật liệu ít biến động, mọi phương pháp ước giá nguyên vật liệu đều cho một kết quả gần tương đương về giá trị nguyên vật liệu xuất dùng, giá trị hàng tồn kho. Khi giá nguyên vật liệu biến động mạnh, theo phương pháp nhập trước-xuất trước, giá trị nguyên vật liệu xuất dùng lớn, giá trị hàng tồn kho sẽ bé nhất, vì theo phương pháp FIFO thì nguyên vật liệu nào ở trong kho lâu nhất sẽ được xuất trước và tồn kho cuối kỳ là những
71
nguyên vật liệu mới mua hoặc mới được sản xuất nhập kho. Và khi sản phẩm được bán, so với các phương pháp khác, giá thành sẽ cao hơn, làm giảm lợi nhuận của Công ty. Trong trường hợp này thép lá mạ lạnh 0,38x1,2, thép lá mạ lạnh 0,47 xanh ngọc và thép lá mạ lạnh 0,42x1,2 là nguyên liệu có mức giá ít biến động trong tháng này, nên nó không ảnh hưởng gì đến giá thành sản phẩm khi thay đổi phương pháp xuất kho nguyên vật liệu.
Từ đó, việc áp dụng các phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu