Tổng quan về Công ty

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng vĩnh long (Trang 39)

Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĨNH LONG

Tên giao dịch nước ngoài: VINH LONG BUIDING MATERIAL & CONSTRUCTION COMPANY

Tên viết tắt: VMC

Địa chỉ: Số 14 Phó Cơ Điều, Phường 8, Thành Phố Vĩnh Long, Tỉnh Vinh Long.

Mã số thuế: 1500520792 Tel: 0703.822 420

Fax: 0703.822 420

Email: VMCVL@.vnn.vn

Tài khoản số: 7301211020400 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Vĩnh Long.

Vốn lưu động: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng)

3.1.2.Lịch sử hình thành và phát Công Ty

Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Vĩnh Long trước đây là Xí Nghiệp Khai Thác Cát Sông và Xí Nghiệp Cung Ứng Vật Liệu Xây Dựng trực thuộc Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Cửu Long (CIBICO). Hai xí nghiệp trên hạch toán báo sổ về Công ty CIBICO.

Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Vĩnh Long (VMC) được thành lập theo quyết định: số 246/QĐ-Công ty ngày 28/05/2009 trên cơ sở hợp nhất hai Xí nghiệp Khai thác Cát Sông và Xí nghiệp Cung Ứng Vật Liệu Xây Dựng với tên là: Công ty TNHH Một Thành Viên Vật Liệu Xây Dựng.

Công ty tiến hành Đại hội đồng cổ đông và chính thức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp cổ phần kể từ ngày 01/07/2009, sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1500520792 Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh cấp thay đổi lần thứ nhất ngày 29/06/2009.

Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng, Công ty có đầy đủ tiềm lực kinh doanh, thừa hưởng đội ngủ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp hơn chục năm qua của Công ty CIBICO, có nhiều kinh nghiệm lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, khai thác cát sông, nguồn nhân lực này hiện là cán bộ lãnh đạo Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc,

26

các phòng chuyên môn và nhân viên kinh doanh tại các cửa hàng, xưởng chế biến trực thuộc Công ty.

3.1.3.Lĩnh vực kinh doanh

Công ty có quy mô hoạt động tương đối rộng và tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, chế biến, dịch vụ…

Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng: kinh doanh sắt, thép, xi măng, cát, đá,…

Khai thác, chế biến các loại gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, mộc dân dụng và xây dựng.

Sản xuất, kinh doanh Tole các loại: Tole kẽm, Tole lạnh, Tole sóng tròn.

Khai thác cát sông, san lấp mặt bằng.

Kinh doanh dịch vụ bóc xếp hàng hóa, kinh doanh kho bãi, dịch vụ, bến thủy nội địa, vận tải hàng hóa đường bộ và đường sông.

3.2. Cơ cấu tổ chức Công ty

3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty

Cơ cấu tổ chức Công ty được xây theo cơ cấu trực tuyến và tham mưu vì vậy khai thác được thế mạnh của Công ty.

Bộ phận trực tuyến, bộ phận tham mưu và ngay trong bộ phận tham mưu cũng có quan hệ trực tuyến. Quan hệ bên trong Giám đốc là người ở vị trí trực tuyến đối với cấp dưới, ngược lại Phó Giám đốc cũng có thể đề xuất chính sách sản xuất kinh doanh của Công ty.

Với cơ cấu trực tuyến và tham mưu nên Ban Giám Đốc cùng tham gia quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Vĩnh Long tổ chức quản lý được xây dựng dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động theo phương châm: gọn nhẹ, giảm tối đa lực lượng gián tiếp nhưng vẫn đảm bảo được năng lực quản lý và phục vụ tốt cho công tác quản lý trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất

của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu quan trọng nhất của Công ty.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có quyền nhân

danh Công ty quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không phụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành mọi hoạt

động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.

Ban kiểm soát: được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ

đông kiểm soát hoạt động của Công ty chủ yếu là các vấn đề tài chính. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm và quyền hạn được giao.

28

Phòng tổ chức Tài Chính: tham mưu giúp Giám đốc về công tác chính

trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, hành chánh quản trị, công tác thanh tra pháp chế, bảo vệ quân sự và an toàn quốc phòng cháy chữa cháy là cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện về công tác nêu trên đối với các phòng ban trong toàn Công ty.

Phòng Tài chính Kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện kế toán

trong quá trình kinh doanh của Công ty, hạch toán giá thành sản phẩm. Đề xuất các biện pháp về quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn. Trực tiếp quan hệ với các cơ quan tài chính và cơ quan thuế của Nhà Nước.

Cửa hàng vật liệu xây dựng số 1: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các

mặt hàng như: gỗ, tole, khai thác cát sông, san lấp mặt bằng và các loại vật liệu xây dựng khác. Tự tìm nguồn hàng kinh doanh, linh hoạt trong giá cả nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, sắp xếp quản lý kho hàng, bến bãi.

Xưởng xẻ gỗ: thực hiện nhiệm vụ kinh doanh mua bán các loại gỗ

tròn, gỗ xẻ, cưa xẻ gia công gỗ cho khách hàng.

Xưởng cán Tole: thực hiện nhiệm vụ vận hành nhà máy cán Tole,

nhập xuất Tole nguyên liệu.

3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty

Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung, ngoài các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày bộ phận kế toán của cửa hàng, xí nghiệp đều tập trung chứng từ về phòng kế toán của Công ty để thực hiện công tác ghi chép.

3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Kế Toán Trưởng Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Thanh Toán - Công nợ Kế Toán Kho Thủ Quỹ Kế Toán Thuế

29

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ

Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán cho doanh nghiệp; kiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tra, giám sát tài chính, phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm tài chính, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mưu, đề xuất giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định; thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán và tổ chức, điều hành bộ máy kế toán trong doanh nghiệp.

Kế toán tổng hợp: Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi chung tất cả

các số liệu trên các tài khoản kế toán trong sổ cái và lập các báo cáo tài chính.  Kế toán thanh toán - công nợ: Bộ phận này hàng ngày lập các chứng

từ thu, chi và theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng thiếu doanh nghiệp cũng như khoản nợ của doanh nghiệp còn thiếu ngân hàng, các tổ chức tài chính và của những người cung cấp.

Kế toán kho: Bộ phận này thực hiện công việc ghi chép việc nhập,

xuất, kiểm kê,… các kho vật tư, hàng hóa, thành phẩm.

Kế toán thuế: Thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế, nộp thuế cho cơ

quan nhà nước.

Thủ quỹ: Quản lý các khoản tiền mặt của Công ty, dựa vào chứng từ

thu chi, ghi chép sổ sách và báo cáo cho kế toán trưởng, lập kế hoạch thu chi hằng ngày, chấp hành lệnh kiểm tra quỹ định kỳ hay đột xuất của phụ trách phòng hay giám đốc Công ty.

3.4. Hình thức kế toán

Chế độ kế toán đang áp dụng:

Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây dựng Vĩnh Long áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.

Đơn vị tiền tệ sử dụng và ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam.

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm tài chính.

Doanh nghiệp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp.

30

Phương pháp tính giá xuất kho: Công ty tính giá xuất kho theo phương bình quân gia quyền liên hoàn.

Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán Công ty áp dụng là hình

thức kế toán Nhật ký chung.

+ Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tổng hợp các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh theo tài khoản tổng hợp. Thường được đóng thành quyển cho từng tháng một: trong đó mỗi tài khoản được dành riêng một trang hay một số trang tùy theo khối lượng ghi chép nhiều hay ít. Trường hợp mỗi tài khoản được ghi chép ở một số trang thì cuối mỗi trang phải cộng dồn và chuyển sang đầu trang sau. Cuối mỗi tháng phải khóa sổ, tính tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân Đối Tài Khoản.

+ Sổ nhật ký chung: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

theo trình tự thời gian và nhật ký chung. Sau đó sẽ lấy số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi sổ cái từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Trình tự hạch toán: Hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ số liệu ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

Nhật ký đặc biệt thì ghi hàng ngày, sau đó tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ cái tài khoản phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, khóa sổ cái, tìm ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có, số dư từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ số liệu của sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. Bên cạnh đó căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi chép vào các thẻ, sổ chi tiết vào cuối tháng, căn cứ vào sổ thẻ, sổ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết cho từng đối tượng dược theo dõi chi tiết.

3.5. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2010-2012) 2012)

Hiện nay, với nền kinh tế trong và ngoài nước đang có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ như tình hình của các nước trên thế giới chưa ổn định, giá cả nguyên vật liệu leo thang, lãi suất ngân hàng cao, lạm phát,... đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành cũng là mối lo ngại của Ban lãnh đạo. Tuy Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Vĩnh Long đã có sự nổ lực phấn đấu, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Nhưng bên cạnh đó những mặt hạn chế, khó khăn mà Công ty vướng mắc vẫn còn tồn động. Qua các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây sẽ cho thấy rõ vấn đề hơn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Tên chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 Chênh lệch 2012 so với năm 2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.943.282.456 18.821.600.031 20.275.628.441 878.317.575 4,9 1.454.028.410 7,7 2.Các khoản giảm trừ

3.Doanh thu thuần 17.943.282.456 18.821.600.031 20.275.628.441 878.317.575 4,9 1.454.028.410 7,7

4.Giá vốn hàng bán 13.297.850.497 14.265.123.552 15.183.651.352 967.273.005 7,3 918.527.800 6,4

5.Lợi nhuận gộp 4.645.431.959 4.556.476.479 5.091.977.089 (88.955.480) (1,9) 535.500.610 11,8

6.Doanh thu tài chính 307.137.933 183.558.385 215.461.218 (123.579.548) (40,2) 31.902.833 17,4

7.Chi phí tài chính 1.189.784.473 1.184.010.241 1.203.758.797 (5.774.232) (0,5) 19.748.556 1,7

-Chi phí lãi vay 1.163.723.076 1.184.010.241 1.192.210.684 20.287.165 1,7 8.200.443 0,7

8.Chi phí bán hàng 66.343.052 70.841.916 79.917.328 4.498.864 6,8 9.075.412 12,8

9.Chi phí QLDN 2.846.944.741 2.677.610.422 2.934.131.039 (169.334.319) (5,9) 256.520.617 9,6

10.Lợi nhuận hoạt động

kinh doanh 849.497.626 807.572.285 1.089.631.143 (41.925.341) (4,9) 282.058.858 34,9

11.Thu nhập khác 1.198.490.389 896.104.912 605.539.097 (302.385.477) (25,2) (290.565.815) (32,4)

12.Chi phí khác 1.224.612.948 1.238.909.343 1.408.369.493 14.296.395 1,2 169.460.150 13,7

13.Lợi nhuận khác (26.122.559) (342.804.431) (802.830.396) (316.681.872) 1.212,3 (460.025.965) 134,2

14.Tổng chi phí lợi nhuận

trước thuế 823.375.067 464.767.854 286.800.747 (358.607.213) (43,6) (177.967.107) (38,3)

15.Chi phí thuế TNDN

hiện hành 205.843.767 116.191.964 71.700.187 (89.651.803) (43,6) (44.491.777) (38,3)

16.Lợi nhuận sau thuế 617.531.300 348.575.891 215.100.560 (268.955.410) (43,6) (133.475.330) (38,3)

17.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 906,1 511,4 315,6 (394.6) (43,6) (195,8) (38,3)

32

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trên cho ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng cụ thể: trong năm 2011 tổng doanh thu tăng (4,9%) so với năm 2010; đến năm 2012 tổng doanh thu tiếp tục tăng (7,7%) so với năm 2011. Nguyên nhân gây ra sự biến động như thế là do trong năm 2011 sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng so với năm 2010; tuy nhiên lợi nhuận gộp trong năm 2011 giảm (1,9%) so với năm 2010, là do chi phí sản xuất biến động làm cho chi phí giá vốn hàng bán tăng lên, giá cả các mặt hàng đều leo thang đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty, đây cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận gộp giảm xuống so với năm 2010; nguyên nhân tổng doanh thu trong năm 2012 tăng một mặt là do sản lượng tiêu thụ, mặt khác là dù giá cả thị trường có biến động, chi phí nguyên đầu vào cung cấp cho quá trình sản xuất của Công ty có biến động cũng làm chi phí sản xuất tăng nhưng không đáng kể nên dẫn đến lợi nhuận gộp trong năm 2012 tăng (11,8 %) so với năm 2011.

Cùng với sự biến động của tổng doanh thu, tổng chi phí của Công ty không ngừng biến động qua 3 năm: Giá vốn hàng bán trong năm 2011 tăng (7,3%) so với năm 2010; trong năm 2012 tăng (6,4%) so với năm 2011, là do nhu cầu tiêu thụ tăng, làm cho chi phí nguyên vật liệu biến động theo chiều hướng tăng, đẩy mạnh chi phí giá vốn bán hàng của Công ty, cho thấy chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến giá vốn hàng bán, chi phí nhân công trong Công ty cũng biến đổi, chi phí sản xuất chung cũng tăng. Bên cạnh đó giá xăng, dầu, điện, và đơn giá nhân công…phục vụ cho sản xuất cũng tăng nhanh, những nhân tố đó đã làm cho khâu sản xuất tốn thêm một khoản chi phí cao.

Chi phí tài chính qua các năm cũng biến động liên tục cụ thể: trong năm 2011 giảm (0,5%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do Công ty trong năm 2011 Công ty có nhu cầu vay ít, do lãi suất trong năm 2011 tương đối bình ổn, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tài chính; nhưng đến năm 2012 chi phí tài chính lại tăng (1,7%) so với năm 2011, nguyên nhân là do Công ty sử dụng vốn chủ yếu là vốn vay mà chi phí lãi vay từ ngân hàng qua các năm không ngừng tăng cao, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động làm suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế trong nước. Theo đó Nhà Nước buộc phải thực hiện những chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, điều đó đã khiến cho các doanh nghiệp cũng như Công ty gặp nhiều khó khăn hơn, làm cho chi phí sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên, và nguyên nhân khác là do trong năm 2012 do tình hình kinh tế biến động, do tác động giá xăng, dầu.

33

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng vĩnh long (Trang 39)