4.3.1. Phân tích biến động chi phí sản xuất
4.3.1.1. Phân tích biến động chung toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất trong 3 năm 2010, 2011, 2012
60
Bảng 4.7: Biến động chi phí sản xuất của Công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Đvt: đồng
Chi phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch năm 2011 so với 2010 Chênh lệch năm 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Chi phí NVLTT 6.514.016.947 6.851.199.645 7.185.147.199 337.182.698 5,2% 333.947.554 4,9% Chi phí NCTT 118.636.191 125.968.072 172.184.520 7.331.881 6,18% 46.216.448 36,7% Chi phí SX chung 358.512.988 410.016.732 605.162.698 51.503.744 14,4% 195.145.966 47,6% Tổng chi phí SX 6.991.166.126 7.387.184.449 7.962.494.417 396.018.323 25,78% 575.309.968 89,2%
61
Qua bảng phân tích số liệu (Bảng 4.7) trên cho ta thấy chi phí sản xuất qua các năm biến động không ngừng, cụ thể:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: đây là chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty trên 90% tổng giá thành sản phẩm vì thế đây là loại chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm. Trong năm 2010 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 6.514.016.947 đồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, năm 2011 chi phí nguyên vật liệu tăng (5,2%) so với năm 2010, nguyên nhân của sự tăng lên này là do năm 2011 công ty đã ký kết nhiều hợp đồng, đơn đặt hàng có giá trị lớn từ đó yêu cầu nguyên vật liệu tăng lên làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng cao; nhưng so với năm 2012 chi phí nguyên vật liệu tiếp tục tăng lên (4,9%) so với năm 2011, nguyên nhân là do sản lượng sản xuất của Công ty tăng dẫn đến lượng nguyên vật liệu thu mua cũng tăng và cũng do một nguyên nhân khác trong năm 2012 giá cả của các mặt hàng nguyên vật liệu tăng, điều này làm cho việc thu mua nguyên liệu gặp nhiều khó khăn, làm tăng chi phí sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp: ta có thể thấy chi phí nhân công trực tiếp không ngừng tăng qua các năm, năm 2010 chi phí nhân công trực tiếp là 118.636.191 đồng, đến năm 2011 chi phí này tăng lên (6,18%) so với năm 2010. Nguyên nhân làm tăng chi phí nhân công trực tiếp cũng rất đơn giản, bởi vì sản lượng sản xuất các mặt hàng của Công ty không ngừng tăng lên trong năm điều này kéo theo chi phí nhân công trực tiếp tăng theo. Năm 2012 chi phí nhân công trực tiếp tăng lên (36,7%) so với năm 2011, nguyên nhân gây nên sự tăng lên của chi phí này là do trong năm 2012 Công ty đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân bằng cách tăng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung không ngừng tăng, năm 2010 chi phí này là 358.512.988 đồng đến năm 2011 chi phí này tăng (14,4%) so với năm 2010 và năm 2012 tăng (89,2%) so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất chung tăng là do tăng sản lượng sản xuất và một nguyên nhân khác là do nhiên liệu đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, và do giá cả thị trường ngày càng biến động nên chi phí cho nhiên liệu ngày càng tăng và không doanh nghiệp nào tránh khỏi, do vậy giá cả của nhiên liệu dùng để chạy máy trong Công ty không ngừng tăng trong những năm qua làm cho chi phí tăng lên một cách đáng kể.
4.3.1.2. Phân tích biến động chung toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012, 2013
62
Bảng 4.8: Biến động chi phí sản xuất của Công ty trong 6 tháng năm 2010, 2011, 2012, 2013
Đvt: đồng Chi phí 6 tháng 2010 6 tháng 2011 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 6 tháng 2011 so với 2010 Chênh lệch 6 tháng 2012 so với 2011 Chênh lệch 6 tháng 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % CP NVLTT 2.053.218.142 2.980.956.966 2.634.074.963 2.368.224.517 927.738.824 45,2% -346.882.003 -11,7% -265.850.446 -10,1% CP NCTT 37.394.127 54.808.708 63.122.845 110.069.114 17.414.581 46,6% 8.314.137 15,2% 46.946.269 74,4% CP SXC 113.003.294 178.398.280 221.852.645 135.141.515 65.394.986 50,9% 43.454.365 24,4% -86.711.130 -39.1% Tổng CPSX 2.203.615.563 3.214.163.954 2.919.050.453 2.613.435.145 1.010.548.391 -295.113.500 -346.882.002
63
Qua bảng phân tích số liệu (Bảng 4.8) cho thấy các chi phí sản xuất không ngừng biến động qua 6 tháng đầu năm của mỗi năm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong 6 tháng đầu năm 2010 là 2.053.218.142 đồng, 6 tháng đầu năm 2011 tăng (45,2%) so với 6 tháng 2010. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do Công ty nhận lượng đơn đặt hàng có giá trị cao, do đó chi phí về nguyên vật liệu cũng tăng lên để đảm bảo chất lượng và đáp ứng kịp thời, đúng thời hạn giao hàng theo hợp đồng đã ký kết; nhưng đến 6 tháng đầu năm 2012 chi phí nguyên vật liệu lại giảm xuống một cách đáng kể giảm (11,7%) so với 6 tháng 2011; trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nguyên vật liệu tiếp tục giảm xuống (10,1%) so với 6 tháng 2012 Nguyên nhân trực tiếp là do sản lượng sản xuất của Công ty giảm dẫn đến lượng nguyên vật liệu thu mua cũng giảm xuống và một nguyên nhân khác làm chi phí nguyên vật liệu giảm là do sự cạnh tranh về giá cả nguyên vật liệu. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do lượng đơn đặt hàng của Công ty giảm xuống dẫn đến sản lượng sản xuất cũng giảm xuống đáng kể và nguyên nhân khác làm giảm chi phí nguyên vật liệu là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho quá trình sản xuất ít biến động trong 6 tháng đầu năm 2013, cũng tạo điều kiện cho việc thu mua nguyên liệu, làm giảm chi phí.
Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp không ngừng tăng, trong 6 tháng đầu năm 2010 là 37.394.127 đồng, đến 6 tháng đầu năm 2011 chi phí nhân công tăng (46,6%) so với 6 tháng 2010. Nguyên nhân là do Công ty nhận nhiều đơn đặt hàng nên công nhân phải tăng ca thường xuyên, liên tục, do đó làm cho chi phí này tăng lên. Trong 6 tháng 2012 chi phí nhân công trực tiếp tăng (15,2%) so với 6 tháng 2011, nguyên nhân là do trong năm này tăng quy mô sản xuất cũng dẫn đến thuê thêm nhân công, tăng ca, tiền cơm cho công nhân, các khoản phụ cấp khi làm thêm giờ cho công nhân; chi phí này lại tiếp tục tăng trong 6 tháng 2013 tăng (74,4%) so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân là do Công ty đang phấn đấu cải thiện đời sống vật chất cho công nhân, chi phí giúp công nhân nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, để làm ra sản phẩm có chất lượng ngày càng tốt hơn nữa.
Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy chi phí sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm của 3 năm đầu đều tăng. Trong 6 tháng 2010 chi phí sản xuất chung là 113.003.294 đồng, chi phí sản xuất chung 6 tháng 2011 tăng (50,9%) so với 6 tháng 2010, nhưng đến 6 tháng 2012 chi phí này lại tiếp tục tăng lên (24,4%) so với 6 tháng 2011. Nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất chung tăng là do Công ty trong quá trình sản xuất sản lượng tương đối nhiều và phải hoàn thành sản phẩm trong thời gian quy định trong đơn đặt hàng nên máy móc Công ty hoạt động liên tục, giá cả nhiên liệu tăng không ngừng. Nhưng đến 6 tháng 2013 thì chi phí sản xuất chung giảm xuống đáng kể (39,1%) nguyên nhân là do trong 6 tháng 2013 Công ty bị cạnh tranh bởi các công ty khác làm cho lượng đơn đặt hàng giảm dẫn đến Công ty ít sản xuất sản lượng.
64
4.3.2. Phân tích biến động giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch hoạch
4.3.2.1. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Như chúng ta đã biết tác dụng của việc lập kế hoạch là mong muốn cho hoạt động của mình theo đúng những dự định trong tương lai, nhằm ứng phó một cách tốt nhất những thay đổi so với kế hoạch và khắc phục nhanh chóng những tác động bất lợi để từ đó hướng hoạt động sản xuất của mình ngày càng ổn định và phát triển.
Muốn thành đạt ai cũng phải có mục tiêu phấn đấu, và ai cũng lập ra cho mình một hướng đi ngắn nhất để đến mục tiêu đó. Cũng như vậy, một công ty, một doanh nghiệp nào đó, muốn thành công điều trước tiên là phải lập cho mình một kế hoạch. Có một kế hoạch đúng đắn, phù hợp với bản thân mình, phù hợp với thực trạng của công ty hay doanh nghiệp mình thì chắc chắn rằng họ sẽ thành công và đạt được mục đích.
Chính vì những mong muốn mang lại lợi nhuận lớn nhất, mang lại thu nhập ổn định và ngày càng phát triển cho người công nhân, công ty đã lập ra một kế hoạch giá thành nhằm mục đích là phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tăng quy mô sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và làm đầy đủ nghĩa vụ đóng góp với ngân sách nhà nước.
Và để thấy được thực tế sản xuất của mình có đi theo đúng các kế hoạch đã lập ra hay không thì công ty phải đi phân tích và đánh giá lại thực tế so với kế hoạch một cách khách quan, từ đó thấy được những điều gì đã làm được và những vấn đề gì còn khó khăn mà công ty cần khắc phục cho những kì sau.
Phân tích đánh giá chung tình hình giá thành tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Vĩnh Long so với kế hoạch tháng 08/2012. Mục đích phân tích là so sánh giá thành thực tế tháng 08 với kế hoạch nhằm đánh giá khái quát về tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành của các loại sản phẩm; từ đó, chọn ra sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động giá thành của công ty để làm đối tượng phân tích.
65
Bảng 4.9: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm Tole tháng 08/2012 Đvt: đồng Loại sản phẩm Zsx đơn vị kỳ trƣớc (tháng 07) Zsx đơn vị kỳ này (tháng 08) Thực hiện so với kỳ trƣớc Thực hiện so với kế hoạch Kế hoạch Thực hiện Mức (+,-) Tỷ lệ (+,-) Mức (+,-) Tỷ lệ (+,-) Tole 0,38x1,2 91.951 89.340 91.612 -338 -0,37% +2.272 +2,54% Tole 0,42x1,2 103.775 100.828 103.392 -382 -0,37% +2.564 +2,54% Tole 0,47 XN 88.961 85.790 88.060 -900 -1,01% +2.270 +2,65% Qua bảng phân tích giá thành đơn vị trên, sử dụng phương pháp so sánh để phân tích có những đánh giá tổng quát sau đây:
Kết quả thực hiện giá thành sản xuất đơn vị thực tế so với kỳ trước giảm so với kỳ trước đối với sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,38x1,2 giảm 338 đồng, tỷ lệ giảm 0,37%; sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,42x1,2 giảm 382 đồng, tỷ lệ giảm 0,37%; sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,47 xanh ngọc giảm 988 đồng, tỷ lệ giảm 1,01%. Nguyên nhân giảm giá thành là do giá cả chi phí nguyên liệu của sản phẩm trong tháng ít biến động, làm giảm chi phí trong giá thành sản phẩm trong tháng và một nguyên nhân khác là do cạnh tranh giữa các cửa hàng Tole khác.
Kết quả thực hiện giá thành sản xuất đơn vị thực tế so với kế hoạch kỳ này ta thấy thực hiện cao hơn kế hoạch, sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,38x1,2 tăng 2.272 đồng, tỷ lệ tăng 2,54%; sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,42x1,2 tăng 2.564 đồng, tỷ lệ tăng 2,54%; sản phẩm Tole lạnh ĐL 0,47 xanh ngọc tăng 2.270 đồng, tỷ lệ tăng 2,65%. Nguyên nhân làm giá thành thực tế cao hơn kế hoạch là do lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm tăng lên, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cũng tăng do nhu cầu sản xuất tăng. Bên cạnh đó, chi phí khấu tài sản cố định trong giá thành tăng do đầu tư vào thiết bị kỹ thuật- công nghệ mới, do tăng tỷ lệ trích khấu hao để thu hồi vốn nhanh nhằm đổi mới máy móc thiết bị kỹ thuật – công nghệ, do tỷ lệ sử dụng máy móc còn thấp nên mức khấu hao tính trên đơn vị sản phẩm lớn; chi phí nhân
66
công tăng là do tiền lương tăng lên, do chi phí đào tạo nhiều hơn mặc dù lao động nước ta thừa về số lượng nhưng lại thiếu về chất lượng.
Tóm lại 3 sản phẩm Tole đều có giá thành thực hiện thấp hơn kỳ trước, nhưng so với kế hoạch thì tương đối cao, nhưng Công ty cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. Trong kỳ tiếp theo Công ty cần phấn đấu hơn, có chiến lược tốt hơn để giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
4.3.2.2. Phân tích biến động tổng giá thành sản xuất sản phẩm Tole tháng 08/2012
Khi phân tích tình hình biến động của tổng giá thành sản phẩm, căn cứ vào đặc điểm sản xuất cụ thể Công ty để sắp xếp và phân loại giá thành. Việc phân tích tình hình biến động của tổng giá thành giúp Công ty đánh giá được tình hình biến động giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm và từng loại sản phẩm, qua đó thấy được khả năng ảnh hưởng đến lợi tức của Công ty do tác động của giá thành, từ đó nghiên cứu, đề xuất phương hướng hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho Công ty.
Bảng 4.10: Bảng phân tích tình hình biến động tổng giá thành sản phẩm Tole tháng 08/2012 Đvt: đồng Tên sản phẩm Kế hoạch (Zk= St * Zk) Thực tế (Zt = St * Zt) Chênh lệch (Z = Zt -Zk) Tỷ lệ (%) (Z / Zk) Tole 0,38x1,2 35.224.975 53.602.445 18.377.470 57,17% Tole 0,42x1,2 24.521.370 43.681.192 19.159.822 78,34% Tole 0,47 XN 76.942.477 141.751.409 64.808.932 84,23%
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng giá thành thực tế sản xuất cao hơn so với tổng giá thành kế hoạch. Điều này chứng tỏ mức tăng chi phí sản xuất đã vượt kế hoạch đối với sản phẩm Tole 0,38x1,2 là 18.377.470 đồng, Tole 0.42x1,2 là 19.159.822 đồng, Tole 0,47 xanh ngọc là 64.808.932 đồng. Như vậy tình hình biến động chi phí sản xuất của các loại sản phẩm có chiều hướng không tốt. Nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu tăng phần lớn do sản lượng tăng làm biến động đến giá thành, giá thành biến động cũng là do giá cả thị trường tăng, đơn giá tăng phần lớn là do vấn đề khách quan tác động tới; ngoài chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thì chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cũng góp một phần không nhỏ đến giá thành. Nguyên nhân chi phí nhân công tăng là do nhu cầu sản xuất Công ty
67
phải tăng ca cho công nhân, các khoản phụ cấp, khen thưởng, khuyến khích công nhân tăng năng suất làm việc. Còn đối với chi phí sản xuất chung là do giá cả nhiên liệu tăng liên tục, chi phí điện và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng.
Tóm lại, kết quả phân tích trên chứng tỏ chi phí sản xuất trong tháng 08/2012 đều tăng so với kế hoạch, tuy chi phí nhân công chiếm tỷ trọng ít hơn so với sự tăng của chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung, vì hai chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành dẫn đến giá thành tháng 08/2012 tăng cao. Từ những phân tích cho ta thấy giá thành của các sản phẩm Tole đều tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng giá thành của các sẩn phẩm Tole là do yếu tố khách quan và chủ quan tác động vào làm cho tổng chi phí tăng lên. Để giá thành giảm Công ty cần phải cố gắng hơn, có những biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí, giải pháp cho các kỳ sản xuất tiếp theo là phải phấn đấu giảm giá thành của các loại sản phẩm này một cách hiệu quả hơn.
4.3.2.3.Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất trong tháng 08/2012
Bảng 4.11: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất tháng 08/2012
Đvt: đồng
Khoản mục Kế hoạch Thực tế Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
Chi phí NVLTT 126.906.594 224.386.706 97.480.112 76,81 Chi phí NCTT 5.044.732 7.427.393 2.382.661 47,23