Phân tích tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất cửu long (Trang 36)

Khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh của công ty là khâu tiêu thụ mà thực chất là bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của công ty thông qua chỉ tiêu doanh thu. Do đó, phân tích doanh thu là nhằm đánh giá tổng quát tình hình bán hàng của công ty trong kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, để đánh giá một cách tổng quát tình hình doanh thu của công ty thì trƣớc hết ta phải nắm rõ đƣợc ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở đây em xin xét ở 3 khía cạnh là doanh thu về mặt giá trị, doanh thu theo kết cấu mặt hàng và doanh thu theo thị trƣờng.

4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần

Tại công ty doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. Vì công ty sản xuất kinh doanh nên doanh thu bán hàng luôn chiếm tỉ trọng cao. Các nhà quản trị luôn quan tâm đến tình hình biến động doanh thu để giúp họ đánh giá đƣợc công ty hoạt động nhƣ thế nào từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu theo các năm điều này chứng tỏ sản phẩm do công ty làm ra luôn đúng phẩm chất, quy cách theo nhu cầu khách hàng, công ty cũng không có khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thƣơng mại do công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đây là tín hiệu tốt giúp cho công ty tạo lòng tin với khách hàng. Qua bảng 4.1 ta thấy doanh thu từ hoạt động bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của công ty trong 3 năm. Cụ thể doanh thu này lần lƣợt qua các năm 2010 chiếm 98,31%, năm 2011 chiếm 99,76% đến năm 2012 là 99,94% tuy có sự thay đổi qua 3 năm nhƣng luôn chiếm tỷ trọng trên 98%, do đó sự biến động của doanh thu bán hàng cũng chính là sự biến động tổng doanh thu của công ty

26

Bảng 4.1 Bảng phân tích tình hình doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối Số tƣơng

đối(%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối(%) Doanh thu bán hàng 30.221.531 98,31 21.056.436 99,76 22.220.512 99,94 (9.165.095) (30,33) 1.164.076 5,53 Doanh thu hoạt động tài chính 518.052 1,69 49.977 0,24 13.726 0,06 (468.075) (90,35) (36.251) (72,54)

Tổng doanh thu 30.739.583 100 21.106.413 100 22.234.238 100 (9.633.170) (31,33) 1.127.825 5,34

27

Năm 2011, tổng doanh thu của doanh nghiệp hơn 21 106 triệu đồng giảm so với năm 2010 cụ thể giảm hơn 9.633 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 31,33%. Sự tăng giảm trong tổng doanh thu chủ yếu là do sự biến động của doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng từ trên 98% trong tổng doanh thu. Vì vậy, tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2011 giảm chủ yếu là do doanh thu bán hàng giảm. Nguyên nhân của việc giảm doanh thu bán hàng trong năm 2011 là do công ty nhận đƣợc đơn đặt hàng ít hơn, một số khách hàng chuyển sang mua gốm ở một số tỉnh khác. Do nguyên liệu đầu vào tăng, đặc biệt là giá trấu hiện nay đang tăng mạnh, làm cho giá thành sản xuất gốm tăng vì thế giá bán cũng tăng. Một phần cũng do sự cạnh tranh về giá cả giữa các công ty ở Vĩnh Long, để bán đƣợc hàng một số công ty khác đã hạ thấp giá bán để nhận đƣợc hợp đồng. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 khoảng gần 50 triệu đồng giảm so với 2010 hơn 468 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 90,35%. Sự sụt giảm doanh thu hoạt động tài chính ở đây không phải là dấu hiệu xấu mà là do công ty chủ động giảm lƣợng tiền tồn quỹ tại các ngân hàng để đầu tƣ vào việc mua và dự trữ các mặt hàng đang bán chạy hiện nay. Thu nhập khác chủ yếu là nhƣợng bán máy móc, thiết bị bị hƣ hỏng nhƣng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 đều không có phát sinh khoản thu nhập này.

Sang năm 2012, tổng doanh thu của công ty tăng lên hơn 22.234 triệu đồng tăng hơn 1.127 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 5,34% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh thu bán hàng tăng do trong năm 2012 công ty đã đa dạng mẫu mả, sản phẩm làm ra ngày càng chất lƣợng, tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng nên công ty nhận nhiều đơn đặt hàng hơn trƣớc, công ty cũng chú trọng hơn trong việc mở rộng thị trƣờng. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 tiếp tục giảm 36.251 ngàn đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 72,54%. Nguyên nhân do năm 2012 công ty tiếp tục rút một khoản tiền gửi để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là đã mua một số lò nung sản phẩm.

Nhìn chung, tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 tăng giảm không ổn định. Mức giảm của tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 là 31,33%, mức tăng của tổng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 là 5,34% . Điều này cho thấy mức tăng tổng doanh thu thấp hơn mức giảm doanh thu. Trong giai đoạn những năm gần đây thị trƣờng gốm ở Vĩnh Long có những biến động lớn, công ty cần có những kế hoạch phù hợp cần quan tâm về khoản tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng cũng nhƣ chú ý trong việc mở rộng thêm mạng lƣới phân phối để ký đƣợc nhiều hợp đồng làm cho doanh thu ngày càng tăng. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng hoạt động tài là hoạt động khá tiềm năng, công ty cần có những kế hoạch, chiến lƣợc phát triển hơn nữa điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty cần bồi dƣỡng, nâng

28

cao đội ngũ chuyên gia trong hoạt động này để có thể đƣa ra những phƣơng pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm vƣợt qua khó khăn, thúc đẩy hoạt động tài chính phát triển bình ổn, góp phần đƣa thu nhập của công ty tăng lên.

Năm 2010 Năm 2011

Năm 2012

Hình 4.1: Doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012

4.1.2. Phân tích tình doanh thu theo kết cấu mặt hàng

Trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng vì đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trải các chi phí. Tuy nhiên để làm đƣợc điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo kết cấu mặt hàng, việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết đƣợc nhóm mặt hàng nào có doanh thu cao, nhóm mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trƣờng, nhóm mặt hàng nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đƣa ra kế hoạch kinh doanh cho phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Hiện nay, công ty sản xuất 3 nhóm mặt hàng trong đó mỗi nhóm có nhiều mặt hàng khác nhau.

98,31 1,69 99,76 0,24 99,94 0,06 Doanh thu bán hàng Doanh thu hoạt động tài chính

29

Nhìn từ bảng 4.2 ta thấy mặt hàng chậu, bình luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Năm 2010, mặt hàng này chiếm tỷ trọng 55,40%, con vật chiếm 28,62%, mặt hàng khác chiếm 15,98%. Năm 2011, doanh thu của chậu bình chiếm 40,22%, con vật 44,32%, mặt hàng khác 15,46%. Đến năm 2012, mặt hàng chậu bình vẫn chiếm tỷ trọng cao 45,61%, con vật 44,31%, mặt hàng khác vẫn là thấp nhất 10,08%.

Do sở thích của ngƣời tiêu dùng nên mặt hàng chậu bình luôn đạt doanh thu cao nhất. Năm 2010 doanh thu chậu, bình khoảng 16.744 triệu đồng, năm 2011 doanh thu giảm khoảng 8.274 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 49,42%. Do đảm bảo yêu cầu tốt về mẫu mã và chất lƣợng công ty phải tiêu hao nhiều nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất nên giá bán tăng lên, khách hàng không đồng ý với sự gia tăng giá này nên đã ký hợp đồng với số lƣợng ít hơn. Chính vì vậy mà doanh thu nhóm mặt hàng này ở năm 2011 giảm so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh thu của mặt hàng chậu, bình tăng hơn 10.136 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 19,68% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty đã nhận thấy đƣợc mức độ giảm doanh thu trong năm trƣớc nên đã thƣơng lƣợng với khách hàng về mức tăng giá của sản phẩm và bƣớc đầu đã làm cho doanh thu mặt hàng này tăng lên đây là điều đáng mừng đối với công ty.

30

Bảng 4.2 Bảng phân tích tình hình doanh thu theo kết cấu mặt hàng của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tuyệt

đối

Số tƣơng đối (%)

Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%)

Chậu,bình 16.743.800 55,40 8.469.362 40,22 10.136.084 45,61 (8.274.438) (49,42) 1.666.722 19,68 Con vật 8.647.765 28,62 9.331.088 44,32 9.845.365 44,31 683.323 7,90 514.277 5,51 Mặt hàng khác 4.829.966 15,98 3.255.986 15,46 2.239.063 10,08 (1.573.980) (32,59) (1.016.923) (31,23)

Tổng cộng 30.221.531 100 21.056.436 100 22.220.512 100 (9.165.095) (30,33) 1.164.076 5,53

31

Đối với nhóm mặt hàng con vật dù doanh thu chiếm tỷ trọng không là cao nhất nhƣng doanh thu của nhóm mặt hàng này tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu hơn 9.331 triệu đồng tăng hơn 683triệu đồng, tƣơng ứng tăng 7,90%. Sang năm 2012, tốc độ tăng tuy có thấp hơn năm 2011 nhƣng doanh thu mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng hơn 514 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 5,51%. Hầu hết, doanh thu mặt hàng này tăng lên do sở thích ngƣời tiêu dùng ngày càng tăng làm cho sản lƣợng bán ra tăng lên.

Doanh thu của nhóm mặt hàng khác nhƣ vƣơng miệng, cúp, hề kéo xe luôn là thấp nhất trong các nhóm mặt hàng. Năm 2011 nhóm mặt hàng này giảm gần 1.573triệu đồng, tƣơng ứng giảm 32,59% so với năm 2010. Năm 2012 mặt hàng này tiếp tục giảm gần 1.017 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 31,23% so với năm 2011. Nguyên nhân do mặt hàng này khách hàng không chuộng lắm, giá bán không cạnh tranh lại các công ty khác nên mất một khoản hợp đồng.

Nhìn chung, ta thấy doanh thu của các mặt hàng đều có xu hƣớng tăng, công ty cần đầu tƣ thêm máy móc thiết bị hiện đại để có thể nâng cao chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Hình 4.2:Doanh thu theo kết cấu mặt hàng của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012

4.1.3 Phân tích tình hình doanh thu theo thị trƣờng

Các mặt hàng của công ty chủ yếu đƣợc bán cho công ty xuất khẩu ở Bình Dƣơng và một số tỉnh khác. Sau đó, những mặt hàng này đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc Châu Âu, Châu Mỹ…Công ty chƣa tìm đƣợc đối tác

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 15,46 40,22 44,32 45,61 44,31 10,08 Chậu, bình Con vật Mặt hàng khác 28,62 15,98 55,4

32

để xuất khẩu trực tiếp sang nƣớc ngoài. Phân tích theo thị trƣờng để công ty có thể biết đƣợc thị trƣờng nào là thị trƣờng chủ lực, thị trƣờng nào là thị trƣờng tiềm năng cần đƣợc mở rộng. Từ đó công ty có kế hoạch đầu tƣ, cung ứng cho phù hợp.

Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy tỷ trọng doanh thu tại Bình Dƣơng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2010 doanh thu tại Bình Dƣơng chiếm 96,54%, tại các tỉnh khác chiếm 3,46%. Năm 2011, doanh thu tại Bình Dƣơng chiếm 56,25% tỷ trọng này giảm so với năm 2010, các tỉnh khác chiếm 43,75%. Đến năm 2012, tỷ trọng doanh thu tại Bình Dƣơng lại tăng lên chiếm 77,97% trong tổng doanh thu, các tỉnh khác chiếm 22,03%. Doanh thu tại Bình Dƣơng luôn chiếm tỷ trọng lớn là do thị trƣờng Bình Dƣơng đã có những khách hàng thân thiết lâu năm, công ty đã tạo đƣợc uy tín đối với những khách hàng ở tỉnh này. Doanh thu ở các tỉnh khác không cao công ty đang mở rộng quan hệ để có thể nhận đƣợc nhiều hợp đồng mới từ các tỉnh này.

Hình 4.3:Doanh thu theo thị trƣờng của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 96,54 3,46 56,25 43,75 77,97 22,03 Bình Dƣơng Các Tỉnh khác

33

Bảng 4. 3 Bảng phân tích tình hình doanh thu theo thị trƣờng của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Thị trƣờng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Bình Dƣơng 29.177.225 96,54 11.845.148 56,25 17.325.410 77,97 (17.332.077) (59,40) 5.480.262 47,72 Các tỉnh khác 1.044.306 3,46 9.211.288 43,75 4.895.102 22,03 8.166.982 782,05 (4.316.186) (46,86) Tổng DT 30.221.531 100 21.056.436 100 22.220.512 100 (9.165.095) 30,33 1.164.076 5,53

34

Thị trƣờng tại Bình Dƣơng doanh thu 2010 hơn 29.177 triệu đồng, năm 2011 hơn 11.845 triệu đồng giảm hơn 17.332 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 59,40%. Nhƣng đến năm 2012 doanh thu tăng lên, tăng hơn 5.480 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 47,72% so với 2011. Qua hình 4.3 ta thấy doanh thu tại thị trƣờng này luôn chiếm tỷ trọng rất cao nhƣng doanh thu thị trƣờng này tăng giảm không ổn định. Nguyên nhân do trong giai đoạn này giá bán các sản phẩm không ổn định, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng này chƣa cao, một số khách hàng giảm lƣợng đặt hàng hay chuyển sang đặt hàng ở công ty khác gần hơn với chi phí mua thấp hơn.

Thị trƣờng tại các ỉnh khác nhƣ Tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh doanh thu 2011 hơn 9.211 triệu đồng tăng so với năm 2010 hơn 8.167 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 782,05%, doanh thu năm 2012 tại các tỉnh khác hơn 4.895 triệu đồng giảm hơn 4.316 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 46,86%. Nhờ mở rộng mối quan hệ và chú trọng công tác giới thiệu sản phẩm đến khách hàng công ty đã nhận đƣợc hợp đồng mới từ các tỉnh khác. Mặc dù doanh thu tại thị trƣờng tại này luôn chiếm tỷ trọng rất thấp và tăng giảm cũng không ổn định nhƣ ở thị trƣờng Bình Dƣơng nhƣng ta thấy rằng thị trƣờng tại các tỉnh này có tiềm năng phát triển để mở rộng doanh thu trong tƣơng lai.

Qua 3 năm, doanh thu của công ty ở cả 2 thị trƣờng đều có sự tăng giảm. Dựa vào tỷ lệ tăng giảm đó ta thấy rằng doanh thu tại thị trƣờng Bình Dƣơng tuy có giảm nhƣng nó luôn chiếm tỷ trọng rất cao và là thị trƣờng chủ lực của công ty. Thị trƣờng tại các tỉnh khác thì đang có tiềm năng phát triển để mở rộng doanh thu. Vì vậy, công ty cần có chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ để tăng doanh thu tại các tỉnh khác đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ

4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí chủ yếu

Bên cạnh doanh thu thì chi phí cũng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty. Thực vậy, mọi sự tăng giảm trong chi phí sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận. Vì thế để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty nên có biện pháp kiểm soát chi phí hoạt động cũng nhƣ hạn chế đến mức thấp nhất những khoản chi phí không cần phát sinh. Trong quá trình hoạt động của mình công ty TNHH TM và SX Cửu Long cũng nhƣ tất cả các công ty khác đều có phát sinh những khoản chi phí. Những chi phí này thực tế ở công ty gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác.

35

Bảng 4.4 Bảng phân tích các khoản mục chi phí của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tuyệt

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất cửu long (Trang 36)