Người kể chuyện với vai trò thiết tạo các điểm nhìn

Một phần của tài liệu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 94)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Người kể chuyện với vai trò thiết tạo các điểm nhìn

Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời sống được nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, bên trong hay bên ngoài. Nhà văn có thể tiến hành trần thuật quan điểm của mình hoặc quan điểm của một trong số nhân vật, hoặc kết hợp luân phiên các quan điểm của các nhân vật với nhau. Nhân vật trong các tác phẩm vừa là đánh giá – cảm thụ lại vừa là đối tượng của sự đánh giá, cảm thụ. Do đó, hệ thống điểm nhìn đánh giá trong tác phẩm không phải một chiều.

Xét về trường nhìn trần thuật có thể chia làm hai loại: “trường nhìn tác giả” và “trường nhìn nhân vật”. Trong sáng tác, hai loại điểm nhìn trên nhiều khi không tách biệt nhau mà phối hợp, luân phiên nhau trong một hệ thống trần thuật phức tạp. Trong quá trình trần thuật, điểm nhìn được chuyển từ tác giả sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác, mở rộng khả năng bao quát, đánh giá của trần thuật.

Nguyễn Bình Phương kể nhiều ở ngôi thứ ba, một phần ở ngôi thứ nhất. Tuy nhiên, người kể chuyện và điểm nhìn thì di động rất rộng. Qua ba tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Người đi vắngNgồi, chúng tôi nhận thấy người kể chuyện có vai trò rất quan trọng trong việc thiết tạo các điểm nhìn.

Trong Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương rất khéo léo trong việc kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong là cõi vô thức của Tính. Điểm nhìn bên ngoài là câu chuyện về cuộc đời Tính và những người dân xóm Soi.

Điểm nhìn bên ngoài thường là khách quan, “biết hết”. Ở phần A (tiểu sử), giới thiệu các nhân vật (18 nhân vật). Những nhân vật được phác thảo qua vài nét không định được quá khứ, không rõ số phận, kết cục. Có nhân vật

được phác thảo qua đặc điểm ngoại hình: ông Phước “người nhỏ, đầu nhỏ, tóc cứng. Cao 1 mét 50, tiếng khàn, da tái, có ba nốt ruồi ở dái tai phải” [28, tr.5]; bà Liên “Cao, đẫy, tóc dài, cằm nhọn, mặt nhiều nếp nhăn” [28, tr.5]; ông Điện “thấp, da hồng hào” [28, tr.6]; ông Mịch “Cao, trắng, đẹp trai” [28, tr.6]; bà Châu Cải “Gầy, trắng xanh” [28, tr.6]; chú Mười “to, khỏe, da hồng hun, mũi sư tử, răng hô” [28, tr.7]; Hiền “Tóc đen, dày. Vai tròn, hông nở, trán mịn, đuôi mắt vút dài, hơi nheo ở cuối” [28, tr.7] đặc biệt là ngoại hình kì dị của Tính “Tay dài, lưng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình vòng cung ôm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả... Đi như vượn, ngồi như gấu” [28, tr.7]. Có nhân vật lại được phác thảo đôi nét qua tính cách chứ ngay đến ngoại hình cũng không được nắm bắt: ông Sung “Ghét rượu, ghét đàn bà. Thích súng và có nhu cầu được trọng vọng” [28, tr.5]; Nam “Trẻ, thực dụng” [28, tr.6]. Có người được giới thiệu một chút về ngoại hình thậm chí ngoại hình được miêu tả chỉ là một chút so sánh mù mờ: cô Nheo “Người như củ sâm” [28, tr.5]. Con người trong Thoạt

kỳ thủy bị phân tán trở thành những chủ thể phi trung tâm, những mảnh vỡ và

tất cả đều bị hòa tan trong bối cảnh xám xịt xung quanh. Các nhân vật quằn quại trong nỗi niềm ẩn ức riêng. Tính chỉ biết sống trong thế giới hoang tưởng, điên loạn: thích máu, thích chơi với người điên, thích giết người. Hiền quay cuồng trong niềm khao khát dục vọng. Bà Liên sống trong buồn tẻ bên người chồng như không tồn tại trên đời. Hưng điên loạn với quá khứ chiến tranh. Ông Phước nghiện rượu suốt ngày gặm đít chén. Ông Phùng trốn quê đi nằm mơ giữa ban ngày chờ giải thưởng văn học. Ông Điện chọc tiết lợn thuê. Ông Khoa kiếm sống bằng nghề hoạn lợn... Mỗi người một cuộc đời vật vờ đến vô nghĩa. Thế giới Thoạt kỳ thủy là thế giới của những con người u tối, bản năng với những dục vọng không được kìm chế bung phát thành những hành động phi lý, phi nhân tính. Cả một thế giới thu nhỏ trong ngôi làng Linh

Sơn cháy sôi lên bởi bản năng tính dục, bản năng xâm hại, hủy diệt... Âm thanh tiếng đập đá, tiếng nổ mìn phá đá gầm rung núi Hột, bãi Nghiền sàng càng làm cho cái hoang sơ, ma quái, trống trơ tình người tăng thêm: “Không khí mù mịt, cuồn cuộn. Tiếng đập tràn lan khắp nơi. Khô khốc, lanh lảnh, triền miên bất tận” [28, tr.52].

Khung cảnh chào đời của Tính đã được “lạ hóa” qua điểm nhìn của chính nhân vật: chỉ có tiếng chó sủa, tiếng gặm chén (cho đỡ nhớ rượu) của bố. Ánh trăng như một hung thần. Trăng trở thành hình ảnh phản truyền thống đắc địa không còn thơ mộng bao dung mà là biểu tượng của sự hủy diệt, vùi lấp và chứa cái lạnh lẽo, rên xiết, bất tận: “Trăng làm Tính lạnh, càng bịt tai, co người, càng đau đớn khổ sở” [28, tr.26]. Liền kề với trăng là hình tượng máu, máu xuất hiện trong những cơn khát của Tính, len lỏi vào trong những giấc mơ: “Hiền đỏ như máu... Sông hút máu như chậu hút máu lợn, bát hút máu gà...” [28, tr.68- 69].

Nguyễn Bình Phương không chỉ trao điểm nhìn cho nhân vật Tính – một kẻ điên loạn mà còn trao điểm nhìn cho các nhân vật khác. Tính cách, số phận của Hiền không chỉ được miêu tả qua cái nhìn của chính nhân vật mà còn được chiếu rọi dưới cái nhìn của các nhân vật khác. Sống với một người chồng điên loạn và không có khả năng tình dục, hàng đêm Hiền vẫn tự khỏa thân để ngắm mình. Hiền ý thức được nỗi khổ của mình và có lần cô đã định giết Tính để thoát khỏi cảnh sống hiện tại nhưng khi nhận ra không thể làm khác được, Hiền đành chấp nhận buông xuôi. Cô tin vào số “Số cháu khổ lắm” [28, tr.61]. Nỗi khổ của Hiền được nhìn dưới cái nhìn đầy cảm thông, thương xót của bà Liên: “Mày khổ quá con ạ” [28, tr.55]. Trong cái nhìn ngây ngô của Tính – một kẻ điên loạn, Hiền vẫn là một người con gái đẹp: “Hiền

cóbả vaitròn. Trònsángquắc ... Hiền thơm lắm, chú Mười ạ. Cháu ngửi, say

trong sự tiếc nuối: “Ông Phùng nghĩ nếu Hiền yêu một người có văn hóa chắc sẽ sướng... Người thế, rơi vào tay ai cũng phí” [28, tr.71]. Nam mê mẩn trước vẻ đẹp của Hiền “Hiền sang. Nam nhìn như nuốt lấy” [28, tr.131].

Trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương còn đặt điểm nhìn vào các nhân vật không phải là con người như dòng sông Linh Nham, cái chân, cây chuối, bụi cận cam, cái thai dế... Cái nhìn vừa có sự giãn cách khách quan lại vừa có sự chủ quan của người kể chuyện ngôi thứ nhất. Những cuộc “du hồn” hằng đêm của tàu chuối: “Vào những lúc yên tĩnh ta thường nằm mơ về số phận của mình, bạn bè mình. Ta lặn lội trong mơ trở lại hàng trăm năm trước để tìm kiếm điều ta hằng thắc mắc: Tại sao ta ở đây?... Tại sao lại là chuối mà không phải là cái gì khác? Ta đã đi dọc sông Cầu, lần ngược lên phía Bắc, gặp những cọn nước nặng nhọc, kẽo kẹt chuyển động nhẫn nại như những kẻ điên giữa dòng nước. Cuộc du hồn của ta luôn bị cản trở bởi sự dằn

vặt của ý nghĩ...” [29, tr.184]. Tàu lá chuối là vật vô tri nhưng lại thành một

sinh thể nhạy cảm. Số phận của tàu lá chuối là điều mơ hồ và xa vời mà nó không bao giờ nắm bắt được nên cuộc “du hồn” vẫn là hành trình không bao giờ dứt. Trong giấc mơ đó, tàu chuối trở thành một linh hồn nhẫn nại men theo triền sông đi tìm cội nguồn. Sự vật có thế giới và tiếng nói riêng của nó, có những thân phận nhọc nhằn như thân phận con người: con nước nặng nhọc, kiên nhẫn, tàu chuối yếu ớt, run rẩy... Với giấc mơ của mình, thế giới nhân vật mở ra một cõi mênh mông khác, một thứ hiện thức linh ảo mà có lẽ chỉ có ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Những linh hồn này cứ lênh đênh, bị xô dạt trong cuộc đời, dường như nó lẩn khuất khắp các ngõ ngách, ở đâu cũng có thể bắt gặp tiếng thì thầm của nó. Lần theo những lời tâm sự của linh hồn và sự vật, người ta thấy trải ra đời sống nội tâm vô cùng phong phú.

Trong phần in nghiêng của truyện (chuyện về các linh hồn) chủ yếu được kể từ ngôi thứ nhất với 16 chủ thể thay nhau kể chuyện như: Sông Linh

Nham, cái chân, thằng bé, cây chuối, bụi cận cam, bạn Thắng (đã chết), Nam (đã chết), người đàn bà (đã chết), chàng trai (đã chết)... Nguyễn Bình Phương không chủ xướng tạo ra một người kể chuyện chính ở dạng này. Ông chỉ thay đổi các người kể chuyện khác nhau. Những người kể chuyện này không có vai trò quá lớn đối với toàn bộ tác phẩm, mạch truyện chính cũng không diễn ra ở ngôi kể này. Nhưng sự chuyển đổi ngôi kể làm nên sự linh hoạt cho lời kể, nhân thêm các điểm nhìn và giọng trần thuật.

Chuyện kể về Đội Cấn được kể từ ngôi thứ ba với điểm nhìn từ đằng sau ít di động. Đội Cấn thường hướng lòng mình về người quân sư Lập Nham. Nỗi trăn trở về người vợ mất tích, về cái chết của Lập Nham đã khiến Đội Cấn không thể có cuộc sống bình lặng. Bao nhiêu câu hỏi “tạisao” vẫn bao phủ lấy ông. Trong dòng suy tư đó, Đội Cấn hiện lên là một con người không chỉ biết đến việc lớn mà còn đầy trách nhiệm với những mối quan hệ gần gũi. Những tâm sự của ông với người vợ đã ra đi cho thấy ông là người chồng hết lòng vì vợ, cảm thông và tôn trọng ý muốn của vợ: “ Từ khi rút về Tam Đảo, rồi lộn về vùng này, đêm nào ta cũng mơ thấy mình. Mình gầy, xanh xao, không nói gì, chỉ nhìn ta rồi bỏ đi. Bao đêm đầu gối tay ấp, mình đã rủ rỉ với ta về tự do, ta biết, mình nói hộ người khác... Lập Nham dạy mình từng lời ăn tiếng nói khi

tiếp xúc với ta. Ta biết, nhưng ta yêu mình” [29, tr.373].

Câu chuyện xung quanh Thắng được kể chủ yếu từ ngôi thứ ba với điểm nhìn khi thì ở đằng sau lúc được đặt trong nhân vật, di động từ nhân vật này sang nhân vật khác, hầu như các nhân vật đều được tác giả đặt điểm nhìn vào. Hoàn đã có những giây phút suy nghĩ về thân phận mình: “Hoàn nhìn đồng hồ đeo tay của mình vẻ sốt ruột mặc dù không có việc gì đang chờ đợi. Những con số trên mặt đồng hồ vô nghĩa với Hoàn nhưng bản thân hành động nhìn giờ lại khiến Hoàn bồn chồn. Thời gian cứ trôi đi, đều đặn, trùng trùng điệp điệp đến rùng rợn. Mình chẳng là gì cả, chẳng có gì cả, mình sẽ phải lênh

đênh mãi ngay cả khi không hít thở trên mặt đất này nữa” [29, tr.64]. Sự trôi chảy của thời gian đã khiến Hoàn hoang mang thực sự vì ý thức về sự vô nghĩa của kiếp người, về chính cuộc đời tẻ nhạt của mình. Hoàn đã có Thắng nhưng lại đến với Cương để thỏa mãn dục vọng. Hoàn cảm thấy mình không tìm thấy bến bờ của cuộc đời. Vì vậy, ở Hoàn, không chỉ là cảm giác về thân phận “lênh đênh” vĩnh viễn mà hơn thế còn là nỗi trăn trở, buồn bã. Cái nhìn của Hoàn về Thắng (chồng) được đặt trong cái nhìn so sánh với Cương (người tình): “... tại sao Thắng lại xa lạ thế. Tại sao càng ngày Hoàn càng có cảm giác sợ hãi, mỏi mệt mỗi khi ở bên chồng. Sức Thắng dẻo dai nhưng nó lạnh quá, Cương tò mò hơn, háo hức hơn” [29, tr.64].

Hoàn còn được nhìn qua cái nhìn của các nhân vật khác. Trong cái nhìn của đồng nghiệp, Hoàn là người nhiệt tình, được mọi người quý mến với lối sống “sòng phẳng, rạch ròi, không chấp vặt” [29, tr.160]. Với Cương, Hoàn vẫn là người tình ngọt ngào nhất, thậm chí anh còn cảm nhận được cả hơi thở của cô: “Lần nào Cương cũng lắng nghe tiếng thở của Hoàn, nó nhẹ nhàng, mong manh nhưng quyến rũ” [29, tr.118]. Với Thắng, Hoàn vẫn có những điều bí ẩn mà ngay cả anh cũng không thể hiểu nổi: “Đã có lúc Thắng tưởng hiểu được Hoàn nhưng cuối cùng anh nhận ra rằng không phải thế, Hoàn là tảng đá khép kín không có cửa” [29, tr.98]. Khi nhìn sự tiều tụy của con gái, ông Khánh đã suy tư về cuộc đời: “Ông Khánh nắm bàn chân Hoàn và giật mình, nó như một miếng gỗ khô. Tự dưng ông Khánh thấy mỏi mệt, cơ thể muốn tan ra, biến đi càng nhanh càng tốt và không hiểu sao lúc đó ông vụt nghĩ đến cây tùng ở nhà. So với cái cây đời con người ta trở nên bẩn thỉu dị mọ quá” [29, tr.95].

Khuôn mặt của Hoàn được miêu tả 10 lần dưới nhiều điểm nhìn khác nhau kể cả trước và sau khi bị tai nạn:

1. “trong ánh điện mờ mờ, miệng Hoàn hơi hé ra làn môi mỏng hồng nhạt bị vương mấy sợi tóc. Sống mũi Hoàn cao thẳng dừng lại đột ngột giữa nhân trung tạo thành một góc vuông vừa kiêu sa vừa nghiêm khắc lạnh lùng” [29, tr.58-59].

2. “khuôn mặt buông lỏng, thảnh thơi” [29, tr.59].

3. “Khuôn mặt Hoàn vô cảm, nhìn kĩ hơn nó lạnh lùng tàn nhẫn trong làn da trắng xanh hơi bóng, má Hoàn hóp lại thành hai vệt chéo từ chân tai xuống cằm, đôi lông mày đen kiêu hãnh giờ nhạt và lưa thưa, môi xám rúm lại gợi lên cảm giác bất lực đến sa đọa. Mắt Hoàn mở to, con ngươi lờ đờ chuyển động theo bản năng gần như vô nghĩa và không nhận biết được sự vật” [29, tr.77].

4. “Mặt Hoàn lạnh lùng gò má nhô cao hàm dưới lõm vào, da xanh bóng” [29, tr.116]

5. “Càng ngắm kĩ, mặt Hoàn càng xa lạ, nó cũ kĩ, điên dại và lạnh” [29, tr.170].

6. “Khuôn mặt Hoàn hốc hác nhợt nhạt, lông mày chau vào nhau giận dữ, tàn ác” [29, tr.183].

7. “gương mặt Hoàn hiện lên hốc hác tàn nhẫn và điên dại” [29, tr.196]. 8. “Muôn rùng mình khi nhận thấy mặt Hoàn và Yến có nét giống nhau, má hõm, mắt hõm, trán và hàm dô ra, nanh nọc và tàn nhẫn” [29, tr.204].

9. “Một khuôn mặt nửa sống nửa chết, lạnh lùng ác hiểm thò ra khỏi tấm vải trắng hình chữ nhật” [29, tr.271].

10. “Khuôn mặt Hoàn hiện về mệt mỏi, rũ rượi luôn tìm cách tiến lại gần để lồng khít với Thư” [29, tr.332].

Khuôn mặt Hoàn được tả kĩ, được cảm nhân từ các điểm nhìn khác nhau: có khi là của Thắng, của người kể chuyện hay của Thư, Cương, Kỷ hoặc hiện lên trong giấc mơ của Cương, trong dòng suy tư của Thư. Khuôn

mặt Hoàn có sự thay đổi từ trước và sau khi bị tai nạn. Nếu như trước đây, khuôn mặt Hoàn đẹp rực rỡ, kiêu sa thì sau khi bị tai nạn khuôn mặt cô trở nên vô cảm, lạnh lùng và ẩn chứa trong đó cả sự tàn ác, nanh nọc. Mười lần khuôn mặt Hoàn được miêu tả với những điểm nhìn khác nhau của các nhân vật thì có tới tám lần miêu tả khuôn mặt Hoàn từ sau khi bị tai nạn, sự sống chỉ còn là sự sống sinh học. Hoàn cũng như ông Điều rơi vào trạng thái tách rời, cách li khỏi cuộc sống hiện tại đầy rẫy những biến cố.

Thắng không chỉ là một con người đơn điệu mà còn rất bí ẩn, thậm chí ngay cả Hoàn (vợ Thắng) cũng không thể hiểu nổi, còn Cương thì thấy “có một cái gì đó tỏa ra từ Thắng, một sự từng trải, một nỗi uất ức, mệt mỏi” [29, tr.42]. Trước câu hỏi của Thư “Thắng sững sờ, anh không nhớ nổi bao nhiêu năm qua cơ quan anh làm gì và chính bản thân mình làm gì. Mọi việc cứ đều đặn trôi qua cùng thời gian, u mê, vô nghĩa” [29, tr.378].

Trong Người đi vắng, hình ảnh con rồng được trần thuật tới 11 lần dưới các điểm nhìn khác nhau của các đối tượng:

1. “Khi ngước lên trời, tim Thắng giật nhói, anh vừa thấy một cơ thể chuyển động trong những đám mây, nó cuồn cuộn dập dờn và dài, rất dài” [29, tr.19].

2. “Gốc tùng co lại, duỗi ra rồi biến thành con rồng nâu đỏ dập dờn

Một phần của tài liệu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 94)