8. Bố cục của luận văn
3.1.1. Kể chuyện theo trình tự biên niên
Thoạt kỳ thủy gồm ba phần. Phần A (Tiểu sử) liệt kê vắn tắt tiểu sử mười tám nhân vật trong đó có cả người và vật. Phần B (Chuyện) là phần trọng tâm của truyện, viết và kể song hành thành hai mạch truyện chính: chuyện về con cú bị bắn rơi và chuyện về người dân Linh Sơn. Phần C (Phụ chú) gồm hai tiểu đoạn: I. Tác phẩm của ông Phùng có nhan đề Và cỏ; II.
Những giấc mơ gồm giấc mơ của Tính và giấc mơ của Hiền.
Ở mạch truyện thứ nhất về cuộc đời của con cú, Nguyễn Bình Phương tả chỉ trong thời gian ngắn nhưng lại mang tính quá trình, trật tự thời gian tuyến tính chính xác đến từng giờ, từng phút: “Mười một giờ mười lăm. Con cú giật mình chới với rơi từ vòm lá sung xuống” [28, tr.9]; “Mười hai giờ... con cú rướn lên lần cuối... Con cú bay, chẳng cần biết tới phương nào. Bay, cứ bay, miễn là bay” [28, tr.160-161]. Kể chuyện theo dòng chảy diễn biến xảy ra với cuộc đời con cú, Nguyễn Bình Phương tuân theo trật tự thời gian tuyến tính với những căn cứ cụ thể, xác thực. Cuộc đời con cú từ khi bị bắn rơi xuống nước tới khi chết là 45 phút nhưng nó lại chứng kiến được đời sống của người dân Linh Sơn. Mỗi cử động của con cú đều dẫn đến tai họa giáng xuống Linh Sơn, đặc biệt là đối với Tính – nhân vật chính của tiểu thuyết.
Ở mạch truyện thứ hai trong Thoạt kỳ thủy kể về người dân sống ở vùng Linh Sơn và Tính. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, Tính đã phải hứng chịu những cú đạp từ người cha vô nhân tính. Tính chào đời vào ban đêm và ngay từ khi chào đời, Tính đã rất sợ trăng. Khác với những đứa trẻ khác, Tính không quấn bố mẹ từ năm lên hai tuổi. Khi Tính lên bốn tuổi, nhà hàng xóm có vợ ông Bồi (đánh cá) đẻ con đặt tên là Thương và vợ ông Điện (thịt lợn thuê) đẻ con đặt tên là Hiền. Tính không đi học mà ở nhà sống với những sở thích kỳ dị: giết công cống, giết tổ kiến dưới gốc sung, thích chơi với bọn điên, thích nghe Hưng kể chuyện “cắn cổ Mỹ” [28, tr.33], thích nhìn máu,
thích trông thấy lửa và lúc nào cũng muốn “chọc tiết”. Sau khi Tính đến nhà Hưng chơi và được nghe Hưng kể chuyện cắn cổ Mỹ, “nói về cảnh đốt trại tù binh” [28, tr.30], Tính về “xòe diêm dúi vào mái cọ nhà ông Điện” [28, tr.34]. Nhà cháy, ông Điện chết, vợ ông vì quá đau lòng cũng nhanh chóng lìa đời, Hiền trở nên bơ vơ. Hiền sống trong sự đùm bọc, cưu mang của bà Liên – mẹ Tính. Hiền lấy Tính vừa là để trả món nợ ân tình với bà Liên vừa là do cô tin vào số. Sống không có tình yêu bên cạnh một con bênh tâm thần không có khả năng làm chồng như Tính, hàng đêm, Hiền vẫn tự khỏa thân ngắm mình rồi lại day dứt, dằn vặt. Tính vẫn sống trong điên loạn với ham muốn giết chóc. Sau khi uống rượu say với ông Phùng về, Tính đã giết chết thằng bé điên. Được sự cổ vũ của Hưng, Tính càng tăng thêm ham muốn giết chóc. Tính liên tiếp lén đi chọc tiết lợn: “Đêm nào Tính cũng dậy đi. Cả xã chết lợn liên tục. Không ai bắt được thủ phạm” [28, tr110]. Chiến tranh biên giới xảy ra, theo lệnh của ông Sung, các thanh niên trong làng phải nhập ngũ. Tính không được đi. Hưng cũng không được đi vì không ai nhận “thằng tâm thần” luôn tự nhận mình là “thương binh” [28, tr.117]. Khi sang nhà ông Mịch chúc tết, thấy có khẩu súng dựng đầu hè, Hưng lén xách một khẩu rồi trốn ra Bãi Nghiền sàng. Đúng lúc đó, ông Phùng đang có ý định sang phố mua com – lê để mặc khi nhận giải thưởng nên đã đi tắt qua Bãi Nghiền sàng. Hưng đã bắn chết ông Phùng. Ngay sau cái chết của ông Phùng là cái chết của Hưng. Tiếp đó là cái chết của ông Khoa khi ông đang “xoay người sang trái, chiếc thánh giá bắt nắng vụt lóe lên rọi thẳng vào mắt Tính”. Tính lầm tưởng ánh sáng từ chiếc thánh giá là trăng nên đã giết ông Khoa. Sau cái chết của ông Khoa, Tính cũng tự sát: “Tính quặt đầu dao, ấn mạnh vào cổ mình... Máu từ cổ Tính trào ra ấm nóng” [28, tr.159]. Đây cũng chính là kết thúc bi đát cho kiếp sống ngập chìm trong cõi u mê, bị đọa đầy trong những ám ảnh về bạo lực.
Kể chuyện theo những biến cố tuần tự với điểm nhìn bên ngoài, Nguyễn Bình Phương đã bao quát được một cách tổng thể bức tranh đời sống của người dân Linh Sơn. Cuộc sống diễn ra liên tục theo dòng chảy của thời gian và cuộc đời Tính. Nhìn bề ngoài thì việc diễn tả thời gian đời người nhanh: “Tính vụt lớn. Hiền lớn từ từ, chưa rõ ngực” [28, tr.29] nhưng đằng sau đó là sự trì đọng, tù túng, không thể hóa giải của kiếp người.
Người đi vắng là sự xoắn vặn của nhiều mạch truyện, chúng song hành
với nhau cùng vận động, có những mạch gặp nhau ở điểm cuối, có những mạch không. Nếu chia tiểu thuyết theo cấp độ mạch truyện, có thể nhận thấy trong
Người đi vắng có 3 mạch truyện chính. Một là, mạch truyện về cuộc sống
đương đại, cuộc sống gia đình Thắng với đầy rẫy những biến cố từ sau ngày giỗ bà Điều – mẹThắng. Hai là, mạch truyện về cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn, câu chuyện lịch sử cách cuộc sống đương đại hơn nửa thế kỷ. Ba là, mạch truyện về những số phận, những dòng độc thoại, tâm sự của các linh hồn.
Ở mạch truyện kể về cuộc sống đương đại của người dân Thái Nguyên cụ thể là cuộc sống của gia đình Thắng từ sau ngày giỗ mẹ và cuộc sống của những người xung quanh. Truyện mở đầu bằng thời điểm buổi tối ngày giỗ bà Điều và kết thúc vào thời điểm buổi tối sinh nhật Thư. Thời gian của câu chuyện là hơn hai tháng. Điều này căn cứ vào lời của Sinh nói với Kỷ trong buổi Sinh đến thăm nhà sau một chuyến chạy đường trường khi Kỷ nói với Sinh ý định xây nhà: “Bây giờ là tháng sáu âm tức tháng bẩy dương. Nếu xây vào giữa tháng tám âm thì tốt” [29, tr.93]. Và căn cứ vào sự kiện Kỷ gọi thợ đến khởi công xây nhà sau ngày rằm tháng tám, sau ngày cơ quan Thắng lấy tiền trung thu. Trong khoảng thời gian ấy, liên tiếp những biến cố đến với gia đình Thắng. Đó là một chuỗi biến cố có tính quá trình, sự việc trước xảy ra đưa đến sự việc sau, sự việc sau như là kết quả của sự việc trước. Chuỗi biến cố diễn ra theo dòng chảy của thời gian sinh hoạt trong gia đình Thắng, ở cơ quan Thắng, ở đoàn kịch, ở bệnh viện...
Trước ngày giỗ bà Điều, cuộc sống gia đình Thắng vẫn diễn ra bình thường, phẳng lặng. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, một gia đình lao động nghèo ở Thái Nguyên. Một ông cụ (cụ Điển) 90 tuổi không biết chữ nhưng lại có sức khoẻ, luôn ám ảnh bởi phép “rút đất”. Một ông bố (ông Điều) trước kia từng là anh hùng Điện Biên, nay trở thành một người hoàn toàn bị tê liệt, mất hết ý thức, khuôn mặt không biểu lộ cảm xúc, chỉ ngồi im lặng với cái nhìn trân trối, “nhìn con như nhìn một người lạ tốt bụng” [29, tr.11]. Thắng từng là anh hùng Quảng Trị, nay là “anh trưởng ban sáng đi tối về đều đặn” [29, tr.46], lấy vợ là Hoàn – văn công, sống ở thành phố. Muôn – chị gái Thắng với cuộc sống thường nhật, làm ăn và lo toan gia đình. Kỷ - em trai Thắng gắn với cuộc sống quẩn quanh ở nhà trông ông và bố. Sơn – ít học, có phần xấc xược và máu nổi loạn. Yến – thi đại học và đang chờ kết quả. Lão Bính – người từng làm thuê cho nhà cụ Điển, nay là hàng xóm, người bạn thân thiết với gia đình cụ Điển. Từng ấy con người đang sống an phận với cuộc sống của mình.
Từ sau ngày giỗ bà Điều, những biến cố bất thường cứ lần lượt xảy đến. Ban đầu là việc Hoàn bị tai nạn xe máy. Sự kiện này đã làm đảo lộn tất cả cuộc sống bình yên trước đó “cuộc sống đang yên ả thanh bình Hoàn lại khuấy nó lên” [29, tr.182]. Yến bỏ việc ở quê để ra chăm sóc chị dâu. Bà Khánh bỏ mặc ông Khánh ở nhà một mình để chăm sóc con. Sơn được nhắn ra “đỡ đần cho ông Khánh” [29, tr.81]. Thắng ngoài việc ở cơ quan còn phải trông Hoàn “các buổi trưa phóng xe từ cơ quan vào viện thăm Hoàn để bà Khánh và Yến tranh thủ đi ăn cơm, tối anh ở chơi đến mười giờ thì về ngủ” [29, tr.79]. Sau khi Hoàn bị tai nạn, Cương đã nảy sinh tình cảm với Phượng rồi trở thành kẻ điên khùng. Rồi sự việc ở quê, Kỷ chuẩn bị xây nhà. Kỷ bị cuốn vào những bận bịu, lo toan cho việc chuẩn bị khởi công xây nhà. Lão Bính xăm xắn giúp đỡ. Tiếp đó là hiện tượng lạ xảy ra khi móng nhà đào sâu
gần một mét tự nhiên bị san bằng phẳng không còn một dấu vết: “Cái móng nhà biến mất. Mặt đất bằng phẳng như cũ, như chưa hề bị đào bới sâu gần một mét” [29, tr.229]. Sơn từ ngày ra ở với ông Khánh, muốn có bộ dàn com- pắc của gã hàng xóm đã không kìm nổi dục vọng, chính tay bóp chết đứa trẻ con của vợ chồng gã hàng xóm và nhận về mình cái chết thê thảm. Ngay chính trong đêm Sơn chết, Thắng có quan hệ với Thư – đúng vào ngày sinh nhật thứ hai nhăm của cô. Các biến cố lần lượt xảy đến với gia đình Thắng, với đoàn kịch, diễn ra ở bệnh viện, ở cơ quan Thắng. Ở đoàn kịch bắt đầu từ Hoàn bị tai nạn, Cương có quan hệ với Phượng sau đó bị điên. Trần Mân, Đức Hưng ngày càng bê tha. Cơ quan Thắng, phòng Thắng làm việc nhận thêm nhân viên mới là Hà ngỗ ngược, rồi chuyện ông Huỳnh bị ngất giữa đêm mà không rõ nguyên do, chuyện Chung nhận thư và nhờ Thắng đốt những đống thư... Ở bệnh viện, thời gian trôi đi theo dòng chảy liên tục qua những lần bệnh nhân chết đi và phải đưa tới nhà xác. Tất cả diễn ra như một quá trình có nguyên nhân, có kết quả. Biến cố trước là điều kiện đưa đến biến cố sau. Sự việc sau như là kết quả của sự việc trước. Hoàn bị tai nạn, Cương điên là hậu quả, sự trừng phạt cho cuộc tình vụng trộm giữa hai người trước đó. Những biến cố xảy ra khiến cho con người thay đổi. Yến từ một cô gái nhạy cảm, thuần khiết, sợ mùi cồn, từng lo sợ vì phải chứng kiến cái chết của những bệnh nhân nằm cùng phòng với Hoàn đã trở thành một con người vô cảm, thẫn thờ và trở nên nghiện mùi cồn. Hoàn từ một phụ nữ tràn đầy sinh lực, sống nhiều cho bản năng đi vào trạng thái hôn mê, không còn ý thức, chỉ còn những vùng mộng mị thuộc về tiềm thức, sống sự sống sinh học. Sơn từ kẻ nổi loạn trong suy nghĩ trở thành kẻ nổi loạn trong hành động: nói dối Hà, ông Khánh. Và hành động nổi loạn nhất của Sơn là trèo sang nhà tay hàng xóm lấy trộm bộ dàn com – pắc mà lỡ tay giết chết đứa bé và cũng giết luôn cả bản thân mình.
Kể chuyện theo những biến cố tuần tự xảy ra, Nguyễn Bình Phương đã bao quát được bức tranh cuộc sống đương đại qua bối cảnh của một gia đình. Trong khoảng thời gian ngắn ấy, nhà văn đã giúp ta nhận thấy sự tha hóa của con người. Sự tha hóa không chỉ dừng lại ở vẻ bên ngoài mà còn diễn ra ở bên trong. Con người theo đúng nghĩa của nó đã thực sự “đi vắng”.
Kể chuyện theo dòng chảy diễn biến sự kiện biên niên, Nguyễn Bình Phương đã làm “hiện tại hóa” câu chuyện, kéo câu chuyện đến gần với cuộc sống đời thường. Kể theo diễn biến tuần tự, tác giả đã đi sâu vào tô đậm sự tha hóa của con người giữa cuộc sống bộn bề một cách tự nhiên nhất, khách quan nhất với vị trí của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Ở mạch truyện kể về cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn, tác giả vẫn kể theo trình tự biên niên, theo diễn biến của chuỗi sự kiện lịch sử diễn ra liên tiếp, liên tục. Câu chuyện mở đầu vào thời điểm họp bàn giữa bốn người: Đội Cấn, Đội Giá, Cai Xuyên, Đội Trường cho đêm binh biến của Thái Nguyên Quang Phục Quân để giải thoát đề lao cứu Lập Nham và các tù chính trị khác, để bắt thằng Đác – lơ, thằng Nô – ên về tế cờ. Đó là một ngày của tháng 10 năm 1917 và thời điểm kết thúc là ngày 11 tháng 1 năm 1918, ngày mà đại sự không thành, ngày kết thúc cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên trong thất bại. Trong khoảng thời gian ấy, các biến cố lịch sử diễn ra tuần tự theo thời gian biên niên diễn tả diễn biến của cuộc khởi nghĩa từ ngày đầu “khởi nghiệp” cho đến khi kết thúc. Dấu hiệu nhận biết thời gian tuyến tính chủ yếu là qua những chỉ dẫn cụ thể, chính xác từng ngày, từng thời khắc của ngày. Trước đêm Đội Cấn khởi binh giải thoát đề lao, lấy thủ cấp của Đác – Lơ, Nô – ên, tuyên bố Thái Nguyên độc lập, bốn người gồm Đội Cấn, Đội Giá, Cai Xuyên, Đội Trường đã họp bàn để tổ chức kế hoạch khởi binh. Tiếp đó, tại đề lao Thái Nguyên, mười một giờ năm phút (đêm), Lập Nham không ngủ, cùng các tù chính trị khác chờ đợi đến giây phút Đội Cấn khởi binh. Một giờ, cuộc binh
biến bắt đầu diễn ra. Đội Giá vào giải thoát đề lao, đưa Lập Nham sang bản trại, Đội Trường lấy được thủ cấp Nô - ên và Quản Lập. Ngày tự do thứ nhất (cũng chính là đêm khởi nghiệp) được tính từ sau thời điểm cuộc binh biến kết thúc với kết quả diễn ra như kế hoạch. Một giờ mười bảy phút (đêm), tại trại lính khố xanh, tiếng kèn gọi quân vang lên, Đội Cấn tiến hành lễ tế cờ tuyên bố Thái Nguyên độc lập. Ngày tự do thứ hai, diễn ra cuộc chiến giữa quân Thái Nguyên Quang Phục với bọn Pháp ở hướng Gia Sàng từ mười giờ ba mươi phút sáng và Đội Cấn quyết định rút khi thấy quân sắp cạn. Buổi chiều ngày tự do thứ ba, đồn Gia Sàng mất, nghĩa quân phải lui xuống phòng thủ ở đền Xương Rồng, Cả Thấu tử thương, mọi người mệt mỏi, quân Pháp lại tấn công hướng Phúc Trìu. Sáng hôm sau, Đội Cấn, Hai Vịnh, Ba Chi, Phàn Trung bàn việc định phòng thủ. Gần sáng, diễn ra trận giáp lá cà giữa đội quân do Cai Xuyên cầm đầu với bọn lính lê dương trên ba tàu chiến, Cai Xuyên bị thương. Đến ngày tự do thứ tư, nghĩa quân co về trung tâm thị xã phòng thủ, không khí ngày càng căng thẳng, việc đánh úp hỏng, mọi người quay lại sở giám binh, Lập Nham bị mảnh đạn cắt nhẹ bả vai. Các hướng đều bị quân Pháp tấn công ngày càng dữ dội, các tướng lĩnh lần lượt bị thương, hi sinh. Đội Cấn quyết định rút khỏi Thái Nguyên lên Tam Đảo ngay đêm hôm đó. Gần sáng, quân Pháp ngừng tấn công, quân khởi nghĩa rút lui nhưng Lập Nham không đi, cương quyết lấy cái chết để tiễn anh em, xin Đội Cấn ra tay giúp. Đội Cấn nảy cò và sau đó rút quân. Ngày cuối cùng, đó là ngày 11 tháng 1 năm 1918, sau những ngày lâm sự, Đội Cấn thấm thía cảm giác bại trận, bại cả ý chí, khuyên bốn người còn lại xuống đầu thú, không để rơi vào tay giặc và Đội Cấn đã tự bắn vào mình. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
Ở đây, các biến cố lịch sử diễn ra theo đúng dòng chảy của thời gian, ngày sau tiếp nối ngày trước, những diễn biến của cuộc khởi nghĩa với những chuyển biến nhỏ được kể lại còn qua từng thời điểm cụ thể của một ngày.
Cuộc khởi nghĩa được kể lại theo đúng diễn biến của nó. Với trình tự kể biên niên như vậy, tác giả đã tôn trọng sự thật lịch sử, làm sống dậy lịch sử. Kể