Điểm nhìn không gian tâm lí hóa

Một phần của tài liệu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 56)

8. Bố cục của luận văn

2.1.2.2.Điểm nhìn không gian tâm lí hóa

Không gian tâm lý là không gian của những hồi ức và giấc mơ. Nó góp phần thể hiện nhân vật ở những góc độ khác nhau.

Thoạt kỳ thủy không phải là tác phẩm sử dụng nhiều giấc mơ nhất (14

lần so với 25 lần của Ngồi) nhưng nếu so sánh số lần sử dụng giấc mơ và dung lượng tác phẩm thì ta thấy rằng tần suất của giấc mơ xuất hiện trong tác phẩm này là đậm đặc hơn cả. Giấc mơ là phần vô thức của Tính, là nơi trăng, công cống, máu và Hiền xuất hiện. Không gian ở đây có xu hướng bị “mờ hóa” để thu lại trong vô thức của Tính. Ở Tính, không gian là những vùng tối mênh mông tương ứng với môi trường đầy bạo lực xung quanh. Trôi theo những ý nghĩ được chắp nối của nhân vật là những vùng không gian xuất hiện một cách rời rạc. Đó là không gian của ánh trăng, không gian của xóm Soi kỳ quái bên sông, cái hang đặc kín dơi trong ngày tránh bom rồi lại trở về với không gian thường hằng ngày qua hình ảnh của Hiền và mẹ: “ đấy. Lạnh

lắm. Nó giội lên bao nhiêu nước. Giội lên cả những người xóm Soi đang đi

trên mépsôngBom thì chả nổ, chỉngoạm thôi. Dơi đặc kíncảcái màn của

mẹ. Nó rung rung, khoái lắm… Hiền cầm rau vừng tung cho lợn. Lợn cười

thànhtrăng. Lạnh lắm, mẹ ” [28, tr.27]. Không gian ở đây đều có điểm xuất

phát từ hiện thực nhưng khi bước vào vùng vô thức của Tính, nó lộn xộn và trở nên hư ảo. Trong chuỗi lời câm trên, ta thấy không gian trăng ráo riết choán lấy Tính. Trăng hiện lên qua cuộc trò chuyện với Hiền: “Trôi ở giữa

những đụn khói, ai cũng lẫn vào nhau, lẫn vào nhau. Tất cả đều mờ. Trăng

rồiHiền về thì về đi. Nghe người lục bục lắm, có lẽ trăng sẽ vỡ mất. Mắt chó vàng như trăng” [28, tr.36-37]. Trong cái nhìn của Tính – một kẻ điên loạn, trăng được quan sát bằng cảm nhận riêng rất lạ từ màu sắc, hình thể, kích thước biến ảo: “Trăng đen, trăng vàng, mày to bằng quả bưởi, bằng cái

nồi, bằng cái mâm, bằng cái hủng” [28, tr.143]. Không gian trăng mờ ảo, kỳ

dị, có lúc nhập vào người (người lục bục – trăng vỡ). Ở bãi đá, trong đầu Tính cũng hiện lên hình ảnh ánh trăng: “Núi ở trên đầu, một khối nhọn hoắt đâm vào cổ lợn… Mắt chó vàng như trăng. Nó bị rỗ. Trăng đen, trăng đen, trăng đen” [28, tr.51]. Không chỉ có hình ảnh ánh trăng, trong cái nhìn của Tính còn có hình ảnh của xóm Soi kỳ quái bên sông: “Chỉ có độc một vòng tròn của

những người xóm Soi. Xám và lờ mờ lờ mờ” [28, tr.50]. Giấc mơ của Tính là

một không gian phản chiếu không gian thực. Trong giấc mơ ấy, người đọc thấy được sự sợ hãi, nỗi ám ảnh và sự cô độc của nhân vật. Tính cũng là một trong những nhân vật mơ nhiều nhất trong hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Ngoài việc tạo ra không gian khác để người đọc hình dung về Tính, giấc mơ chính là một hình thức phản ánh cõi vô thức mênh mông của con người. Nó vừa mịt mùng, ma quái vừa là sự phản chiếu thế giới bên ngoài.

Trong Thoạt kỳ thủy, ngoài giấc mơ của Tính còn có giấc mơ của Hiền. Trở đi trở lại trong 4 giấc mơ của Hiền là không gian của Bãi Nghiền sàng với con trâu mặt người, những con người dị thường với những hành động kỳ quặc: “Hoa nở đặc Bãi Nghiền sàng. Hiền mặc áo mới đi tìm rau vừng thấy một con trâu mặt người chạy ra… Một ông râu rậm rơi từ đâu xuống. Tóc vàng, râu vàng, mắt vàng. Người cởi trần, đóng khố. Ông ta nhìn Hiền, cười… Bãi Nghiền Sàng trôi nghiêng. Nhiều người lạ mặt đứng cùng Hiền. Không ai nói gì. Trong sương thấp thoáng một cái tai cưỡi trên lưng trâu thong thả đi” [28, tr.166-167]. Dưới góc nhìn của Hiền, con trâu mặt người, cái tai cưỡi trên lưng trâu là hình ảnh người được vật hóa, kì quái tạo cảm giác một

thế giới dị thường. Đó là hình ảnh phát sinh của một nỗi sợ mơ hồ trong vô thức của Hiền. Nếu các tác phẩm khác thường sử dụng giấc mơ như một điềm báo, một dạng thức bộc lộ nội tâm nhân vật thì ngoài mục đích đó, Nguyễn Bình Phương còn dùng nó như một phương thức kéo giãn không gian, để mỗi nhân vật ngoài không gian chung còn có không gian của riêng mình.

Về tiểu thuyết Ngồi, nhà phê bình Thụy Khê cho rằng, tác phẩm được “dựa trên sự bất định trong một không gian kỳ ảo” [17]. Không gian trong tiểu thuyết đa phần là không gian suy tưởng, không gian của những giấc mộng, không gian của truyền thuyết… Tất cả chập chờn, mờ ảo trong cõi vô thức của nhân vật. Không gian thường xuyên trở về qua những giấc mơ của Khẩn gắn với mối tình bên người con gái tên Kim. Kỷ niệm bên Kim đưa Khẩn trở về với những miền không gian thường là xa lánh chốn thị thành đầy bon chen cám dỗ. Một làng quê yên ả, một ngôi chùa thanh tịnh, một triền đồi thơ mộng hay một dòng sông êm đềm là những điểm hẹn trở về với mối tình thanh sạch, tinh khiết: “Khẩn đang bước những bước dài nhẹ trên dải đồi màu xanh ngọc của vùng Hồ Núi Cốc thì Kim về. Chỉ chút nữa là Khẩn văng ra khỏi giấc mơ nếu không kịp bám vào một cành bạch đàn nhỏ trắng muốt xòe ngay bên cạnh” [30, tr.13]. Kim xuất hiện cùng với không gian của Hồ Núi Cốc và hình ảnh cây bạch đàn. Kim đến thật tự nhiên, không báo trước. Kim đã đưa Khẩn về với nhiều không gian khác nhau: “Đường làng vắng ngắt, trong lũy tre rậm rạp kẽo kẹt, một bóng trắng rợn đu đưa thoắt chỗ này, thoắt chỗ kia mềm mại, uyển chuyển. Tít cuối làng còn le lói vài ba đốm sáng đỏ đòng đọc… Em sợ không, mình hỏi mà chẳng được nhìn rõ mặt Kim. Hơi sờ sợ, Kim đáp, nép sát vào mình… Cái bụi tre to lớn xùm xòa ngọn rũ xuống trông thật thê thảm, ghê rợn… Con đường kết thúc cùng những lùm tre rậm rạp, bí ẩn. Phía trước là cánh đồng rộng mênh mông ở giữa nhô lên một ngôi đền nhỏ mái cong” [30, tr.14-15]. Tất cả tạo nên một khung cảnh vừa quen thuộc, thuần túy, chân quê vừa rờn rợn, ma quái của vùng Hồ Núi Cốc.

Không gian của mối tình đầu giữa Kim và Khẩn thật đẹp, thật thơ mộng. Khẩn nhớ lại: “Ngày tỏ tình với Kim cũng là ngày mưa. Khi ấy mình mặc áo mưa đứng ở giữa sân thấy Kim trên ban công đang nhìn mình với ánh mắt lạ lùng… Ngày ấy, Kim mặc chiếc áo màu ngà với một đường viền nâu sẫm chạy ngang qua ngực” [30, tr.108]. “Những cánh đồng xanh lơ trải dài sau rừng bạch đàn vàng ngà. Kim nói về những hình bóng tưởng tượng với giọng châng lâng và ngay tức khắc chúng hiện lên trên dải cầu bẩy sắc, thoạt tiên là một chiếc diều nhỏ cong như trăng cuối tháng, sau đó tới ngôi nhà mái rạ, tới một bãi cỏ lun phun, một cái chum to lớn có thể hai người chui vào mà vẫn cựa quậy đổi chỗ cho nhau được… Những con bướm lênh đênh tiến lại gần với kỉ niệm của Kim, chúng bắt đầu hòa nhập dần với không gian cũ” [30, tr.224]. Khẩn và Kim nhập vai vào Chử Đồng Tử và Tiên Dung: “Trời lồng lộng nhưng không xanh mà ngả sang màu vàng tơ nhạt. Những đám mây to lớn trắng muốt cồng kềnh trôi cùng đoàn thuyền. Em đang ngồi ở đầu thuyền, tay cầm chiếc quạt kết bằng lông chim Lạc, nhìn thẳng về phía trước. Dòng sông vẫn còn trường sức, nó cuồn cuộn chảy, sủi bọt cuốn theo không biết bao nhiêu là phù sa” [30, tr.132]. Không gian tâm tưởng làm cho tâm hồn Khẩn lắng lại, nó tạo ra những khoảng trống để những kỷ niệm vế mối tình đầu trong sáng tràn về. Qua đó, người đọc hiểu rõ hơn về chiều sâu thế giới tinh thần của nhân vật.

Một kiểu thiết tạo điểm nhìn không gian tâm lý khác của Nguyễn Bình Phương là tác giả để cho nhiều không gian trùng lên nhau. Nếu giấc mơ tạo ra một không gian khác thì việc đồng hiện nhiều không gian nhưng không trùng khít vào nhau lại tạo ra kiểu không gian đa tầng. Người đi vắng là không gian chung của một phần là cuộc sống con người, một phần là cuộc sống của các hồn ma. Dường như cùng trong làng Linh Nham đó ma và người song hành cùng nhau. Con người chỉ có thể mơ hồ cảm thấy cuộc sống khác đang cùng

tồn tại với mình nhưng những bóng ma lại hiểu rất rõ về cuộc sống con người. Những hồn ma ở đây cũng trò chuyện, cũng hồi tưởng và mỗi câu chuyện của họ lại gắn với một không gian nào đó khiến cho không gian trong tác phẩm không ngừng được nới rộng. Vang vọng trong không gian là tiếng ru em của người chị ở bãi tha ma. Lời ru ấy có nỗi nhớ về người mẹ: “Chị ngồi trước

thềm cho mẹ bắt chấy, bắt được con nào lại đưa lên mồm nhấm. Đường vắng,

tận trưa mới tiếng rao” [29, tr.74]. Đó còn là ký ức của nhân vật xưng mình về dòng sông cuộn trôi mang theo Tuyết – người yêu về nơi quên lãng: “Mọithứcứlặng lẽqua đi, quatuột đi, vôtình, lạnh lùng, khôngcócơhộitrở lại… Tuyết nhìn mình rồi trôi qua như cái lá lẫn vào với bao kỉ niệm bập bềnh trôi nổi. Một ngày đi cùng Tuyết, xa, rất xa tới đại dương mênh mông của thời gian nơi mọi thứ đều bị hòa tan để trở thành khoảng xanh nhạt tù đọng” [29, tr.124]. Lẩn khuất trong đêm lời thủ thỉ của người đàn bà gầy guộc không có mắt: “Giấc mơ nào của tôi cũng có hàng trăm con sông chảy chéo qua nhau… Từ ngày ông đạp tôi ngã vào bếp đùng đùng mang quần áo theo con đĩ ấy đi biệt, chim sẻ đến nhà nhiều hơn” [29, tr.217]. Trong kí ức của người đàn bà hiện lên hình ảnh của những con sông, người chồng phụ bạc gắn với cỏ tóc tiên. Cuộc đời bất hạnh trút ra như một tiếng thở dài ngao ngán của bà khiến cho những hồi tưởng cũng trở nên mong manh và đứt nối.

Ở các nhân vật như Thắng, Hoàn, Cương, Chung, sự khai thác không gian không ngừng được đẩy về quá khứ. Trong những giấc mơ, trong nỗi ám ảnh của họ, không gian dịch chuyển, biến đổi với những hình ảnh được lặp lại nhiều lần mà lý trí của họ không thể kiểm soát. Cương luôn nhớ về Hoàn, nhớ về ngày đầu tiên hai người đến với nhau: “Ở Tân Cương, sau đêm diễn Hoàn đã chủ động đến với Cương có nhớ không? Hoàn chủ động hôn lên má Cương giữa bạt ngàn những cây chè. Gió từ Núi Cốc thổi vào mát rượi” [29, tr.162]. Hoàn là nhân vật rơi vào trạng thái hôn mê triền miên sau tai nạn xe máy nên

kí ức của cô chỉ hiện lên qua trạng thái vô thức, chập chờn giữa hồi tưởng và giấc mơ: “Hoàn cố gắng vượt qua bức tường gắn mảnh chai để trở về với dãy phố xa xưa… Thư trong chiếc váy hoa rộng thùng thình đang liên tiếp rút quần áo từ dây phơi xuống [29, tr.152-153]. “Cây xà cừ vẫn rì rào lá mặc dù nó đã bị cưa từ lâu” [29, tr.154]. “Cành xà cừ dâng cao bên trái, những chiếc lá lấp lánh reo… Thư vẫn phơi quần áo trên ban công tầng hai” [29, tr.232-233]. “Hoàn đi giữa hai bức tường cao vút còn ngái mùi vữa… Đứa bạn gái vẫn mê mải với dây quần áo chăng ngang ban công…” [29, tr.299]. Theo về trong trạng thái hôn mê là hình ảnh gắn bó với ký ức của Hoàn. Đó là cây xà cừ, là dãy phố tuổi thơ, là Thư – người bạn gái chơi thân từ bé. Giấc mơ trở về khu phố cũ, tìm đến người bạn thân chính là ký ức tuổi thơ êm đềm luôn hiện hữu trong tâm trí Hoàn. Thắng ngồi cầm tay vợ mà trong đầu vẫn vang lên tiếng mọt từ quê anh: “Đột nhiên Thắng lặng đi, anh nghe tiếng mọt từ phía Linh Nham vọng lại. Tiếng mọt cồn cào nghiến ngấu, mặc dù nó chỉ mơ hồ như một chiếc khăn kim tuyến rơi trên mặt nước đêm mênh mông. Khi Thắng nhắm mắt tập trung thần kinh để nghe cho rõ hơn thì tiếng mọt biến mất” [29, tr.30]. Thậm chí, trong đêm vụng trộm với Thư, Thắng vẫn “nghe thấy tiếng mọt vọng ra từ cơ thể mình” [29, tr.378]. Thắng có nét gần gũi Kiên trong Nỗi buồn chiến

tranh của Bảo Ninh ở nỗi ám ảnh do cuộc chiến mang lại. Ngay cả khi đang

trò chuyện với Hà và Chung, Thắng cũng rơi vào trạng thái của những nghĩ ngợi miên man chợt hiện: “Thắng lang thang tìm lại sông Linh Nham nhưng anh chỉ nghe thấy tiếng vỗ lóc bóc của nước sông Thạch Hãn” [29, tr.149- 150]. Thắng gặp lại hình ảnh của chính mình trong trận chiến năm xưa. Tâm hồn anh không ngừng đi ngược về quá vãng để sống lại cái cảnh anh hạ gục một con người ở thành cổ Quảng Trị. Đó là một không gian với không khí chết chóc, lay lắt đầy ám ảnh.

Không gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương gần gũi, chân thực nhưng cũng kỳ ảo, hoang vu. Tạo nên sự khai thác đa chiều điểm nhìn không gian, Nguyễn Bình Phương nhằm hướng tới một sự phản ánh sâu sắc hơn về thực tại cuộc sống con người. Qua những tác phẩm của mình, nhà văn không những thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về mảnh đất Thái Nguyên, về Hà Nội mà còn cho thấy một bản lĩnh sáng tạo, một tâm hồn nhạy cảm và một cái nhìn nhân bản.

Một phần của tài liệu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 56)