Quan niệm về không gian nghệ thuật và điểm nhìn không gian

Một phần của tài liệu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 50)

8. Bố cục của luận văn

2.1.1.Quan niệm về không gian nghệ thuật và điểm nhìn không gian

Góp phần tạo nên tính chỉnh thể của thế giới nghệ thuật, thể hiện quan niệm của người nghệ sĩ về thế giới và con người, không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng nằm trong chỉnh thể nghệ thuật làm nên hệ thống thi pháp trong tác phẩm văn chương.

Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài,

tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [9, tr.160].

Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng chỉ rõ: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà nghệ sĩ

nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó, không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý,

vật chất” [33, tr.108]. Chính vì thuộc về thế giới nghệ thuật, là thế giới của

cái nhìn và mang ý nghĩa” (Trần Đình Sử), cho nên không gian nghệ thuật

được mở ra từ một trường nhìn, một cách nhìn. Trong tác phẩm, từ cái nhìn của tác giả, từ điểm nhìn của người kể chuyện, không gian được hiện diện rõ nét. Dù là điểm nhìn của ai thì nó vẫn mang tính chủ thể, nhờ tính chủ thể này mà một mô hình không gian với các chiều cao – thấp, rộng – hẹp, xa – gần… được xác định.

Về điểm nhìn không gian, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng:

Điểm nhìn không gian thể hiện qua các từ chỉ phương vị, từ chỉ thị thời điểm

như ở đây, đây, kia, hôm nay, nay… khi điểm nhìn người trần thuật trùng với điểm nhìn nhân vật. Khi điểm nhìn người trần thuật không trùng với điểm

nhìn nhân vật ta có các hình thức:

Điểm nhìn lược thuật ở tầm khái quát, tầm xa

Điểm nhìn của người trần thuật vận động theo hướng của mình, khi lùi về quá khứ, khi ở phía này, khi ở phía kia trong các tuyến nhân vật.

Khi nhìn trên cao có các cảnh câm: chỉ thấy mà không nghe, hoặc chỉ

nghe mà không thấy” [33, tr.183].

Trong nghiên cứu, phê bình một tác phẩm văn học, việc phân tích điểm nhìn không gian có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Một phần của tài liệu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 50)