Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm, tỉnh sóc trăng (Trang 67)

Tỷ trọng của ba nhóm nợ trong tổng dư nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được là hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tốt hay xấu, đánh giá được món vay là có lành mạnh hay không. Nhìn chung thì tổng nợ xấu của Ngân hàng không có nhiều biến động trong giai đoạn này và tình hình nợ xấu của Ngân hàng đang những chuyển biến tích cực, cụ thể năm 2011 tăng 134 triệu đồng ( tương ứng tăng 10,16%) so với năm 2011, đến năm 2012 không có nhiều biến động chỉ tăng 12,36% so với năm 2011. Đây là điểm đáng mừng cho mọi hoạt động của Ngân hàng, nguyên nhân là do trong giai đoạn này nền kinh tế trong huyện đang dần dần phát triển, mức sống người dân được nâng cao, kinh tế được sự hỗ trợ đầu tư từ phía nhà nước nên đạt được kết quả rất khả quan. Chính vì vậy, khả năng hoàn trả nợ vay được thực hiện tốt hơn góp phần làm giảm các khoản nợ xấu còn tồn đọng trong Ngân hàng.

4.2.4.1 Phân tích nhóm nợ dưới tiêu chun (Nhóm 3)

Qua bảng số liệu ta thấy nợ dưới tiêu chuẩn có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng so với năm 2010. Về giá trị nợ nhóm 3 năm 2010 đạt 819 triệu đồng, sang 2011 đã tăng lên 965 triệu đồng . Về tỷ trọng thì tăng từ 62,09% lên 66,41% và trong năm 2012 con số này tiếp tục tăng 140 triệu đồng ( tương ứng tăng 14,51%) so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 418 triệu đồng chiếm 58,71% trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng này là do dư nợ của Ngân hàng tăng, đồng thời còn do dư nợ của những năm trước chuyển sang và doanh số thu nợ của Ngân hàng không đủ để bù đắp doanh số cho vay, mặt khác là do trong giai đoạn này nền kinh tế trong địa bàn mới bắt đầu phát triển nên các loại hình kinh tế tích cực trong việc tìm kiếm nhà đầu tư cũng như nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất hơn là chú trọng những khoản vay còn tồn đọng trong Ngân hàng nên việc hoàn trả các khoản nợ cho Ngân hàng không được thực hiện đúng hạn, điều đó làm cho tình hình nợ xấu có chiều hướng không khả quan.

4.2.4.2 Phân tích nợ nghi ngờ ( Nhóm 4)

Đây là nhóm nợ ảnh hưởng khá lớn đến kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bởi lẻ tỷ lệ nhóm nợ này càng cao thì khả năng mất vốn của Ngân hàng càng lớn. Nhìn chung thì nợ nhóm 4 có nhiều biến động qua 3 năm, cụ thể năm 2010 đạt 365 triệu đồng chiếm 27,67% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng,

sang năm 2011 con số đạt 378 triệu đồng chiếm 26,02% trong tổng nợ xấu. Đến năm 2012 nợ nhóm 4 tăng và đã đạt 447 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 con số này đạt 244 triệu đồng chiếm 34,27% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Giải thích cho sự biến động nợ nhóm 4 qua các năm một phần là do nợ do nhóm 3 chuyển sang, dư nợ tăng cao do Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh,đa dạng hoá sản phẩm để cạnh tranh với các Ngân hàng trong cùng địa bàn, mặt khác do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích cũng góp phần là tăng nợ xấu của Ngân hàng. Điều này làm cho dư nợ tăng cao kéo theo đó là tổng nợ xấu của Ngân hàng cũng tăng lên.

4.2.4.3 Phân tích nợ có khả năng mất vốn ( Nhóm 5)

Đây là khoản nợ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng vì đây là nhóm nợ có xác suất mất vốn rất cao. Nhìn chung nợ nhóm 5 có chiều hướng giảm rõ rệt qua 3 năm, cụ thể năm 2010 đạt 135 triệu đồng chiếm 10,24% trong tổng nợ xấu. Sang năm 2011 con số này giảm còn 110 triệu đồng. Đến năm 2012 thì con số này đạt 81 triệu đồng chiếm 15.99% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ nhóm 5 đạt 50 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 7,02%. Đây là điều đáng mừng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tỷ trọng nợ nhóm 5 thấp điều đó cho thấy công tác tín dụng của Ngân hàng đạt kết quả rất tốt cần được phát huy hơn nữa trong thời gian sắp tới, nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này Ngân hàng luôn tiến hành rà soát, kiểm tra thường xuyên các khoản nợ quá hạn nhằm đôn đốc cán bộ tín dụng xuống địa bàn tìm hiểu nguyên nhân cũng như hoàn cảnh của người dân nhằm hoàn thành tốt công tác trả nợ sớm nhất cho Ngân hàng.

Bảng 4.12 Tình hình nợ xấu của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm 2010 Tỷ Trọng Năm 2011 Tỷ Trọng Năm 2012 Tỷ Trọng 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ Trọng Nhóm 3 819 62.09 965 66.41 1,105 67.67 418 58.71 Nhóm 4 365 27.67 378 26.02 447 27.37 244 34.27 Nhóm 5 135 10.24 110 7.57 81 4.96 50 7.02 Tổng nợ xấu 1,319 100 1,453 100 1,633 100 712 100

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm, tỉnh sóc trăng (Trang 67)