3.4.1 Thuận lợi
Để đạt được kết quả kinh doanh khả quan như vậy là do trong thời gian qua huyện Ngã Năm liên tục có những bứt phá ngoạn mục cả trên mặt trận kinh tế lẫn an sinh xã hội. Đó chính là lợi thế tạo sức bật để Ngã Năm vững bước đi lên, ngày càng khởi sắc trong thời kỳ hội nhập,... trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 14,66%; cơ cấu kinh tế nhìn chung có sự chuyển dịch đúng hướng, GDP thu nhập bình quân đầu người là 998 USD/người/năm đó là một điểm nhấn cho thấy huyện Ngã Năm đang dần dần khởi sắc. Mặt khác khi xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua huyện Ngã Năm tập trung thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, chỉ đạo có hiệu quả những vùng chuyên sản xuất lúa đặc sản có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, vùng trọng điểm hoa màu ở một số xã ven tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp. Nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, trong thời gian tới huyện tập trung chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa, sử dụng các giống đặc sản có năng suất cao và đạt chất lượng đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời thực hiện tốt việc liên kết “4 nhà” trong khâu bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh những thuận lợi về mặt kinh tế- xã hội thì để đạt được kết quả kinh doanh khả quan như trên thì NHNo & PTNT huyện Ngã Năm đã không ngừng đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, đồng thời được sự hỗ trợ của NHNo & PTNT Tỉnh về việc giảm lãi suất cho vay đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp làm cho doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này có chiều hướng tăng đáng kể. Mặt khác là do tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm và nổ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã đem lại kết quả kinh doanh rất khả quan.
3.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như trên thì Ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách là trong giai đoạn này Ngân hàng phải ra sức cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng khác trong địa bàn cụ thể là Ngân hàng Chính Sách Xã hội
bởi vì đa số khách hàng có xu hướng đi vay ở Ngân hàng này nhiều hơn là do lãi suất cho vay của Ngân Hàng này tương đối thấp, ngoài ra NHNo & PTNT huyện Ngã Năm còn ra sức cạnh tranh với Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mặt khác thì trong giai đoạn này Ngân hàng phải đối mặt với tình trạng nợ xấu tăng là do người dân phải đối mặt với nhiều thiên tai do khí hậu gây ra, giá nông sản đi xuống gây mất khả năng trả nợ.
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2014
Cần ra sức phấn đấu để nâng cao tốc độ tăng trưởng tín dụng, phát huy hơn nữa những ưu thế sẵn có trong địa bàn, hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất có thể.
Tăng cường công tác tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, đồng thời cần có những chính sách ưu đãi cho nhóm khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm dịch vụ nhằm đưa thông tin hữu ích tới với khách hàng của mình.
Quản lý chặt chẽ công tác thu lãi của ngân hàng để tránh tình trạng nợ tồn đọng lâu ngày, tranh thủ sự hỗ trợ với chính quyền địa phương và Ngân hàng cấp trên để đẩy mạnh vốn đầu tư tín dụng.
Luôn phấn đấu và không ngừng phát triển, thực hiện khá tốt việc huy động nhiều nguồn vốn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của bà con nhân dân; luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ cho đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh, góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện không ngừng phát triển,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bà con.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo &PTNT Huyện Ngã Năm)
Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 50.277 69.854 95.462 57.731 19.577 38,94 25.608 36,66 14.578 33,78 Chi Phí 41.058 54.147 71.658 39.829 13.089 31,88 17.511 32,34 7.374 22,72 Lợi nhuận 9.219 15.707 23.804 14.902 6.488 70,38 8.097 51,55 4.204 39,30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NHNo & PTNT HUYỆN NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn
Cũng như các Ngân hàng thương mại khác hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” NHNo & PTNT huyện Ngã Nămđã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước để đảm bảo cân đối trong hoạt động
kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Để thực hiện được điều đó NHNo & PTNT huyện Ngã Năm đã huy động vốn dưới nhiều
hình thức khác nhau như: Nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn từ các tổ
chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua khuyến khích gửi tiết kiệm,
tiền gửi thanh toán và phát hành các loại giấy tờ có giá khác.
Vốn huy động tại chỗ giữ vai trò khá quan trọng trong tổng nguồn vốn.
Khả năng huy động nguồn vốn của Ngân hàng cao sẽ góp phần làm tăng lợi
nhuận của Ngân hàng và ngược lại vì lãi suất huy động vốn tại chỗ bao giờ
cũng nhỏ hơn lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng cấp trên. Vậy cơ cấu vốn giữ
vai trò quan trọng nên chúng ta tiến hành phân tích nguồn vốn của Ngân hàng . 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm Vốn huy động Vốn điều chuyển
Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng có xu
hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 31,63% tương ứng tăng
85.779 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 tình hình nguồn vốn cũng
có chiều hướng tăng nhưng tăng nhẹ hơn so với năm 2011 cụ thể đã tăng
27,65% so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng nguồn vốn tăng
31,51% so với 6 tháng đầu năm 2012 . Trong đó thì vốn điều chuyển luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó thì vốn huy động cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng
nguồn vốn tuy nhiên lại có xu hướng giảm trong năm 2012. Cụ thể năm 2011
vốn huy động tăng 32,03% so với năm 2010,đến năm 2012 thì tỷ lệ này có xu
hướng giảm xuống còn 26,40% so với năm 2011,sang 6 tháng đầu năm 2013
thì tăng 28,71% so với 6 tháng đầu năm 2012 điều này làm giảm lợi nhuận của
Ngân hàng, sở dĩ có sự sụt giảm nhẹ tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn
vốn vào năm 2012 là do trong giai đoạn này ngoài hai Ngân hàng quốc doanh đang hoạt động còn xuất hiện thêm hai Ngân hàng cổ phần trong khi đó lãi suất huy động của các Ngân hàng cổ phần thường cao hơn vì vậy vốn huy động mặc dù có tăng nhưng tăng ít hơn giai đoạn trước đó, từ việc phân tích hai nguồn vốn trên của Ngân hàng ta thấy nguồn vốn hoạt động chủ yếu của
Ngân hàng còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển của NHNN điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chưa hiệu quả cũng như công tác tìm kiếm khách hàng, giới thiệu những gói sản phẩm về kỳ hạn
tiền gửi cùng với những chiến lược marketing khác chưa mang lại kết quả như
Ngân hàng đã đề ra. Từ lâu huy động vốn là hoạt động then chốt trong việc
cung cấp nguồn vốn cho mọi hoạt động của Ngân hàng, chính vì vậy Ngân
hàng cần phải có những chương trình ưu đãi đối với khách hàng truyền thống
và nâng cao công tác tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng với mục đích
nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng, mặt khác còn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế ngày càng cao trong xã hội.
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu Đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 119.102 157.251 198.765 121.389 38.149 32,03 41.514 26,40 27.077 28,71 Vốn điều chuyển 152.101 199.731 256.933 168.467 47.630 31,31 57.202 28,64 42.369 33,60 Tổng 271.203 356.982 455.698 289.856 85.779 31,63 98.716 27,65 69.446 31,51
4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn
Vốn là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động kinh doanh của bất cứ tổ
chức kinh tế nào. Ngân hàng cũng vậy, hoạt động chủ yếu là cung cấp tín dụng
cho các thành phần kinh tế, đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo thanh toán, cấp tín dụng đạt hiệu quả cao.
Cũng như các NHTM khác NHNo & PTNT huyện Ngã Năm coi nghiệp
vụ huy động vốn là nghiệp vụ tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân Ngân Hàng, với nhiệm vụ huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư và cung cấp tín dụng cho người có nhu cầu vốn trong huyện. Chính vì vậy vốn huy động góp phần quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm TG tiết kiệm TG kho bạc TG TCTD TG thanh toán Kỳ Phiếu
Hình 4.2 Tình hình huy động vốn NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu Đồng
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT huyện Ngã Năm)
Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % TG tiết kiệm 65.750 90.280 114.841 69.412 24.530 37,31 24.561 27,21 16.165 30,36 TG kho bạc 7.432 9.077 11.938 6.969 1.645 22,13 2.861 31,52 1.547 28,53 TG TCTD 50 73 99 64 23 46,00 26 35,62 19 42,22 TG thanh toán 23.785 28.840 36.154 25.077 5.055 21,25 7.314 25,36 5.091 25,47 Kỳ Phiếu 22.085 28.981 35.733 19.867 6.896 31,22 6.752 23,30 4.255 27,25 Tổng 119.102 157.251 198.765 121.389 38.149 32,03 41.514 26,40 27.077 28,71
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT
huyện Ngã Năm giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể tổng nguồn vốn huy động năm 2011 tăng 32,03 % tương ứng tăng 38.149 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 mặc dù tổng nguồn vốnhuy độngcó tăng nhưng tăng chậm hơn so với giai đoạn 2010-
2011 trong giai đoạn 2011- 2012 tổng nguồn vốn huy động năm 2012 chỉ tăng
26,04% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng nguồn vốn huy động tăng 28,71% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chính của việc
tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng dần qua các năm là do trong giai đoạn Ngân hàng áp dụng nhiều chương trình ưu đãi như gửi tiết kiệm dự thưởng, quay số, quà tặng… mặc khác vì đây là NHTM của Nhà nước nên
được sự tin tưởng của người dân trong địa bàn mặc dù lãi suất huy động có
thấp hơn so với các NHTM cổ phần khác trong địa bàn nhưng người dân vẫn
thấy yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng này. Nhìn chung thì tổng nguồn
vốn huy động tăng dần qua cácnăm là do tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kho bạc,
tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi thanh toán và kỳ phiếu có xu hướng tăng cụ thể như sau:
Tiền gửi tiết kiệm: đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm
55,02% trong tổng nguồn vốn huy động, mục đích chủ yếu của loại tiền gửi
này là lợi nhuận đối tượng của loại tiền gửi này là các tầng lớp dân cư trong
xã hội. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư có xu hướng tăng qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 37,31% tăng tương ứng là 24.530 triệu đồng so với năm 2010, sang năm 2012 tăng 27,21% so với năm 2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng
30,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ
yếu là do Ngân hàng đã linh hoạt tạo nhiều loại kỳ hạn khác nhau như: 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng và nhiều kỳ hạn khác với nhiều mức lãi suất huy động
khác nhau nhằm thu hút khách hàng của mình. Mặt khác Ngân hàng đã tạo ra
nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như gửi tiền tiết kiệm dự thưởng trúng
vàng, trúng xe cùng những phần quà đặc biệt khác. Bên cạnh những chương
trình khuyến mãi hấp dẫn như trên thì việc gia tăng tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trong giai đoạn này không thể không kể đến sự nổ lực không ngừng của đội
ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đã rất nhiệt tình trong công tác, tận
tâm trong việc tư vấn chăm sóc khách hàng của mình nên lượng khách hàng
đến gửi tiền tại Ngân hàng ngày càng nhiều.
Tiền gửi kho bạc: đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng nhỏ ( chiếm
6,24%) trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Là loại tiền gửi mà kho bạc Nhà nước nhờ Ngân hàng thu hộ từ tiền thuế, phí, lệ phí…khi đó kho bạc chưa sử dụng sẽ gửi tại Ngân hàng mà mình đã nhờ thu hộ. Trong giai
đoạn này tiền gửi kho bạc tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 22.13% so với năm 2010, đến năm 2012 đã tăng 31,52% so với năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi kho bạc lại tiếp tục tăng 28,53% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng tiền gửi kho bạc trong giai đoạn
này là do huyện Ngã Năm trong giai đoạn này đang từng bước phát triển cả về
mặt kinh tế lẫn xã hội song song với sự phát triển đó là hàng loạt các loại thuế,
phí, lệ phí cũng tăng lên đáng kể. Chính vì vậy lượng tiền gửi của kho bạc
cũng tăng dần lên trong giai đoạn này.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: đây là loại tiền gửi được coi là chiếm tỷ trọng nhỏ nhất ( chiếm 0,04%) trong tổng nguồn vốn huy động của
Ngân hàng. Tiền gửi này luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ là do Ngân hàng
chưa mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng thông qua các hình thức uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, sec…Loại tiền gửi này cũng có xu hướng tăng dần qua các năm tuy nhiên sự gia tăng đó là rất nhỏ cụ thể như sau năm 2011 tăng
46% so với năm 2010, đếm năm 2012 tăng 35,62% so với năm 2011. Nguyên
nhân là do trong giai đoạn 2010- 2012 huyện Ngã Năm bắt đầu có những khởi
sắc mới nên số lượng các tổ chức tín dụng khác còn ít, hơn nữa thì lãi suất huy động của Ngân hàng chưa thực sự hấp dẫn so với các NHTM khác trong khu vực, vì vậy Ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa trong khâu phát triển các
hình thức thanh toán liên hàng trong giai đoạn sắp tới khi mà Ngã Năm phát
triển mạnh thì các hình thức thanh toán này sẽ làm tăng thêm nguồn vốn huy động cho Ngân hàng đồng thời còn tạo một nguồn thu không nhỏ cho tổng