3.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN NGÃ NĂM NGÃ NĂM
Trong hệ thống ngân hàng thương mại nước ta thì NHNo & PTNT VN là một trong những Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước, đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. Ngân hàng ra đời theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội động bộ trưởng (nay là chính phủ), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Tại kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khoá VIII vào cuối năm 1991 đã thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1992.
Trên cơ sở tái lập tỉnh Sóc Trăng, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo quyết định số 30/ QĐ- NH9 ngày 29/01/1992 sẽ nhận bàn giao 6 Chi nhánh NHNo & PTNT huyện của NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hậu Giang cũ nay thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng là: Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và Thạnh Trị. Lúc đó huyện Ngã Năm chưa thành lập mà chỉ có thị trấn Ngã Năm thuộc huyện Thạnh Trị nên NHNo & PTNT huyện Ngã Năm cũng chưa có.
Trong quá trình triển khai thực hiện việc mở rộng mạng lưới hoạt động NHNo Tỉnh thì NHNo & PTNT Chi Nhánh Ngã Năm trực thuộc NHNo & PTNT huyện Thạnh Trị được thành lập theo Quyết định số 41/NHNo- QĐ ngày 22/11/1995 của giám đốc NHNo& PTNT tỉnh Sóc Trăng và Ngân Hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 01/12./1995, lúc bấy giờ nhân sự chỉ có 5 biên chế. Trong đó trình độ đại học đang học là 1, 3 trung cấp và 1 chưa qua đào tạo.
Trong bối cảnh thành lập huyện Ngã Năm theo Nghị định số 127/2003/NĐ-CP ngày 31/10/2003 thì Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Ngã Năm được nâng cấp lên Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng theo Quyết định số 220/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 16/06/2004 của HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam lúc này biên chế có 18 nhân sự.
Năm 2008 có thể nói là năm rất khó khăn cho nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nước ta nói riêng, nhưng NHNo & PTNT huyện Ngã Năm đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, lợi nhuận tăng 51,31% so với năm 2007. Đồng thời Ngân hàng còn danh dự đón nhận nhiều bằng khen của NHNo Tỉnh trao tặng như: Tập thể lao động tiên tiến năm 2008, 16/18 nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến do đã có nhiều thành tích góp phần hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Định hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai của Ngân hàng là phấn đấu để thực sự đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn, phù hợp với chính sách và mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Từng bước mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, cung cấp các dịch vụ ngày càng tiện ích, thuận lợi đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư, nâng cao và duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh, chú ý phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức mạnh cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với mọi diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội. Quan tâm và tăng cường công cụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện những sai sót trong hoạt động kinh doanh, có biện pháp chấn chỉnh phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động.
3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Ngã Năm chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn và nghiệp vụ của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nhà. Do Ngân hàng chỉ được thành lập trong thời gian ngắn nên quy mô kinh doanh của Ngân hàng tương đối nhỏ. Sau đây là sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
a.Ban giám đốc
- Thành phần của ban giám đốc có 2 người , 1 giám đốc và phó giám đốc
Giám đốc
- Là người đứng đầu Ngân hàng, chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt động kinh doanh diễn ra.
- Tổ chức chỉ đạo tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và hạch toán kinh doanh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Tỉnh.
- Quyết định việc đầu tư, cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được giám đốc Ngân hàng Tỉnh uỷ quyền.
- Chỉ đạo phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Đại diện đương nhiệm của pháp nhân Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Ngã Năm trước pháp luật.
Phó giám đốc
- Là người thay thế quyền và trách nhiệm của giám đốc khi vắng mặt và tham mưu cho giám đốc về các vấn đề quan trọng trong hoạt động kịnh doanh. Đối với những trường hợp vượt quá trách nhiệm của mình thì phó giám đốc phải được sự đồng ý hay uỷ quyền của giám đốc.
- Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành trực tiếp phòng kế toán – ngân quỹ và theo dõi tài sản, vốn và nhân sự của nội bộ.
Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Huyện Ngã Năm
Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Giám Đốc Phó Giám Đốc
a.Nhiệm vụ cuả phòng kế hoạch kinh doanh
- Khảo sát thị trường, địa bàn, từ đó sẽ nắm được tình hình kinh tế ở từng hộ, từng địa phương của huyện như: đời sống. thói quen, phong tục, chu kỳ sản xuất… của khách hàng. Thông qua đó đưa ra chiến lược cho vay một cách có hiệu quả.
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ để trình lên giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng từ đó trình lên giám đốc để có kế hoạch cụ thể.
- Tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống.
- Quản lý chặt chẽ về dư nợ, nợ xấu và tài sản đảm bảo của khách hàng. - Đưa ra các giải pháp xử lý nợ xấu và quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.
- Định kì phải báo cáo tình hình hoạt động của phòng cho Ban giám đốc. b. Nhiệm vụ của phòng kế toán- ngân quỹ
Kế toán
- Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ thanh toán: dịch vụ kiều hối, dịch vụ chuyển tiền….cho khách hàng
- Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.
- Thường xuyên theo dõi tài khoản giao dịch của khách hàng. Thông báo về thu nợ, trả lãi tiền gửi cho khách hàng.
- Cuối năm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãi lổ… cho ban giám đốc.
Ngân quỹ
- Thực hiện công tác thu chi Việt Nam đồng, thu đổi ngoại tệ.
- Ngân quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày.
- Trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có nghiệp vụ phát sinh trong ngày.
- Cuối mỗi ngày khoá sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên ban giám đốc.
3.3 QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Cũng như các Ngân hàng khác trong địa bàn, nhiều năm qua NHNo & PTNT huyện Ngã Năm đã nổ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Giờ đây chúng ta cùng nhìn lại tình hình doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận mà NHNo & PTNT huyện Ngã Năm đạt được trong những năm qua.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một trong chỉ tiêu cần chú ý đến đó là doanh thu và chi phí. Muốn có lợi nhuận thì Ngân hàng phải biết cách quản lý đồng thời có chính sách thu chi hợp lý, bên cạnh đó thì Ngân hàng phải linh hoạt trong việc mở rộng tín dụng trong từng thời điểm phù hợp, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của Ngân hàng.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm đạt được khá tốt và có tiềm năng phát triển hơn nữa. Thành quả đó phải kể đến trình độ, lòng nhiệt huyết với nghề của tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng. Song song với sự gia tăng lợi nhuận thì chi phí hoạt động cũng tăng và thiếu sự quan tâm đến việc thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ tồn đọng lâu ngày, vì vậy Ngân hàng cũng cần chú trọng việc cắt giảm chi phí hoạt động đến mức tốt nhất. Đồng thời cần phải phát huy những mặt mạnh của mình để có thể đứng vững trên
thương trường và trở thành Ngân hàng hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kinh doanh đa năng.
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm Doanh thu Chi Phí Lợi nhuận
Hình 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có chiều hướng rất khả quan, lợi nhuận tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 70,38% tương đương với 6.488 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng nhưng tăng ít hơn so với năm 2011 cụ thể năm 2012 tăng 51,55% so với năm 2011,đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục tăng và tăng 39,30% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ lợi nhuận của Ngân hàng tăng dần qua các năm là do trong giai đoạn này Ngân hàng chú trọng công tác cho vay, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng nên luôn giữ mức doanh thu khá cao . Tuy nhiên bên cạnh việc gia tăng lợi nhuận thì chi phí của Ngân hàng cũng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 31,88% so với năm 2010, đến năm 2012 thì tỷ lệ này cũng có chiều hướng tăng cụ thể tăng 32,34% so với năm 2011. Nguyên nhân chính của sự gia
tăng chi phí trong giai đoạn này là do lãi suất huy động và các chi phí phát sinh cho việc mở rộng thị phần các sản phẩm dịch vụ mới tăng khá cao. Chính vì vậy Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong việc cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
3.4 THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN 3.4.1 Thuận lợi 3.4.1 Thuận lợi
Để đạt được kết quả kinh doanh khả quan như vậy là do trong thời gian qua huyện Ngã Năm liên tục có những bứt phá ngoạn mục cả trên mặt trận kinh tế lẫn an sinh xã hội. Đó chính là lợi thế tạo sức bật để Ngã Năm vững bước đi lên, ngày càng khởi sắc trong thời kỳ hội nhập,... trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 14,66%; cơ cấu kinh tế nhìn chung có sự chuyển dịch đúng hướng, GDP thu nhập bình quân đầu người là 998 USD/người/năm đó là một điểm nhấn cho thấy huyện Ngã Năm đang dần dần khởi sắc. Mặt khác khi xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua huyện Ngã Năm tập trung thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, chỉ đạo có hiệu quả những vùng chuyên sản xuất lúa đặc sản có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, vùng trọng điểm hoa màu ở một số xã ven tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp. Nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, trong thời gian tới huyện tập trung chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa, sử dụng các giống đặc sản có năng suất cao và đạt chất lượng đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời thực hiện tốt việc liên kết “4 nhà” trong khâu bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh những thuận lợi về mặt kinh tế- xã hội thì để đạt được kết quả kinh doanh khả quan như trên thì NHNo & PTNT huyện Ngã Năm đã không ngừng đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, đồng thời được sự hỗ trợ của NHNo & PTNT Tỉnh về việc giảm lãi suất cho vay đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp làm cho doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này có chiều hướng tăng đáng kể. Mặt khác là do tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm và nổ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã đem lại kết quả kinh doanh rất khả quan.
3.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như trên thì Ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách là trong giai đoạn này Ngân hàng phải ra sức cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng khác trong địa bàn cụ thể là Ngân hàng Chính Sách Xã hội
bởi vì đa số khách hàng có xu hướng đi vay ở Ngân hàng này nhiều hơn là do lãi suất cho vay của Ngân Hàng này tương đối thấp, ngoài ra NHNo & PTNT huyện Ngã Năm còn ra sức cạnh tranh với Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mặt khác thì trong giai đoạn này Ngân hàng phải đối mặt với tình trạng nợ xấu tăng là do người dân phải đối mặt với nhiều thiên tai do khí hậu gây ra, giá nông sản đi xuống gây mất khả năng trả nợ.
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2014
Cần ra sức phấn đấu để nâng cao tốc độ tăng trưởng tín dụng, phát huy hơn nữa những ưu thế sẵn có trong địa bàn, hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất có thể.
Tăng cường công tác tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, đồng thời cần có những chính sách ưu đãi cho nhóm khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm dịch vụ nhằm đưa thông tin hữu ích tới với khách hàng của mình.
Quản lý chặt chẽ công tác thu lãi của ngân hàng để tránh tình trạng nợ tồn đọng lâu ngày, tranh thủ sự hỗ trợ với chính quyền địa phương và Ngân hàng cấp trên để đẩy mạnh vốn đầu tư tín dụng.
Luôn phấn đấu và không ngừng phát triển, thực hiện khá tốt việc huy động nhiều nguồn vốn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng, đáp ứng kịp thời