4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Song song với cho vay thì việc thu nợ cũng là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt đến, nó thể hiện năng lực của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh về mặt hiệu quả trong hoạt tín dụng của Ngân hàng. Doanh số thu nợ này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của Ngân hàng với người đi vay và vòng quay vốn của người đi vay trong một chu kì sản xuất kinh doanh nào đó.
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu Đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 286.910 339.198 423.791 245.896 52.288 18,22 84.593 24,94 46.050 23,04 Trung, dài hạn 17.779 34.352 77.901 48.951 16.573 93,22 43.549 126,77 17.829 57,29 Tổng 304.689 373.550 501.692 294.847 68.861 22,60 128.142 34,30 63.879 27,66
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 4.6 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nhìn vào bảng số liệu 4.6 ta có thể thấy được doanh số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2011 tăng 22,60% tương ứng tăng 68.861 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì doanh số thu nợ có xu hướng tăng mạnh hơn so với những năm trước cụ thể đã tăng 128.142 triệu đồng so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này tiếp tục tăng 27,66% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chính của sự gia tăng liên tục doanh số thu nợ qua các năm là do trong giai đoạn này doanh số cho vay tăng cao, người dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế, mặc khác các doanh nghiệp được sự hỗ trợ lãi suất từ phía Ngân hàng đã tận dụng nguồn vốn để mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh của mình từ đó làm cho nền kinh tế của huyện nhà có chiều hướng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho khoản thu của Ngân Hàng được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi.
Doanh số thu nợ ngắn hạn:doanh số này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ ngắn hạn có xu hướng tăng nhẹ qua các
năm cụ thể năm 2011 tăng 18,22% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 24,94% tăng tương ứng 84.593 triệu đồng so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 23,04% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đa số đối tượng vay vốn ngắn hạn là cá nhân, hộ gia đình nên mục đích vay vốn chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt nên đồng vốn vay quay vòng rất nhanh nên khả năng thu hồi nợ đối với nhóm khách hàng được hoàn trả nhanh chóng và đúng hạn.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn: chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 93,22% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng mạnh tăng 126,77% tương ứng tăng 43.549 triệu đồng so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng 57,29% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chính của sự tăng mạnh doanh số thu nợ trong năm 2012 vì các doanh nghiệp vay vốn sau khi được hỗ trợ lãi suất đã sư dụng vốn vay một cách có hiệu quả nên đồng vốn được Ngân hàng bỏ ra thu hồi rất nhanh.
4.2.2.2 Phân tích số thu nợ theo thành phần kinh tế
Hộ gia đình, cá nhân: đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế và có chiều hướng tăng rõ rệt qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 24,20% so với năm 2010, sang năm 2012 doanh số này tăng mạnh hơn những năm trước đã tăng 36,34% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đối với hộ gia đình, cá nhân tăng 29,91 % so với 6 tháng đầu năm 2012.
Doanh nghiệp tư nhân: doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này có nhiều biến động. Cụ thể năm 2011 đã tăng 23,44% tương ứng tăng 6.392 triệu đồng so với năm 2010,sang năm 2012 thì doanh số thu nợ có chiều hướng giảm mạnh cụ thể đã giảm 10,02% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì lại tăng 7,85% so với 6 tháng đầu năm 2012. Một trong những nguyên nhân chính của sự biến động liên tục doanh số thu nợ trong giai đoạn này là do nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, giá cả hàng hoá – dịch vụ thay đổi liên tục ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, điều này làm cho khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hộ gia đình, cá nhân 263.984 327.878 447.015 263.708 63.894 24,20 119.137 36,34 60.719 29,91 Doanh nghiệp tư nhân 27.265 33.657 37.031 22.616 6.392 23,44 3.374 10,02 1.647 7,85 Công ty TNHH 13.440 12.015 17.646 8.523 (1.425) (10,60) 5.631 46,87 1.513 21,58 Tổng 304.689 373.550 501.692 294.847 68.861 22,60 128.142 34,30 63.879 27,66
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm Hộ gia đình, cá nhân Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH
Hình 4.7 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
. Công ty trách nhiệm hữu hạn: đây là thành phần kinh tế có khả năng thu hồi nợ bấp bênh nhất trong tổng doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng. Cụ thể năm 2011 giảm 10,60% tương ứng giảm 1.425 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì doanh số thu nợ đã tăng trở lại tăng 46,87% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì lại tiếp tục 21,58% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này thì Ngã Năm mới bắt đầu có những bước phát triển đầu tiên nên loại hình kinh tế này cũng chưa được phổ biến, hơn nữa đây là loại hình kinh tế ít được chú trọng trong huyện nên việc kinh doanh cũng như khả năng mở rộng quy mô còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy mà khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đối với loại hình kinh tế này giảm mạnh trong năn 2011. Đến năm 2012 tăng trở lại là do sau khi nhà nước thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ thì loại hình kinh tế này được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp nâng cao khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh vì vậy mà kết quả kinh doanh của loại hình kinh tế rất khả quan. Điều này dẫn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đạt được kết quả tốt.
Bảng 4.8 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 89.291 160.174 195.826 154.213 70.883 79,38 35.652 22,26 38.556 33,34 KD - DV 200.890 202.420 293.521 136.760 1.530 0,76 91.101 45,01 24.598 21,93 Tiêu dùng 14.508 10.956 12.345 3.874 (3.552) (24,48) 1.389 12,68 725 23,02 Tổng 304.689 373.550 501.692 294.847 68.861 22,60 128.142 34,30 63.879 27,66
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm Nông nghiệp KD - DV Tiêu dùng
Hình 4.8 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Xét theo ngành kinh tế thì doanh số thu nợ của từng đối tượng có nhiều biến động, trong đó lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm bên cạnh sự gia tăng của kinh doanh- dịch vụ và tiêu dùng.
Nông nghiệp: Trong giai đoạn này nông dân gặp nhiều khó khăn trong các vụ mùa do thời tiết, dịch bệnh, giá thu mua của sản phẩm nông nghiệp có chiều hướng giảm mạnh thêm vào đó là sự leo theo không ngừng của giá cả vật tư nông nghiệp…đã làm cho doanh số thu nợ đối với nhóm ngành kinh tế này có chiều hướng giảm. Cụ thể năm 2011 tăng 79,38% tương ứng tăng 70.883 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 con số này thay đổi rõ rệt giảm xuống chỉ còn 22,26% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ có chiều hướng tăng nhẹ tăng 33,34% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Kinh doanh- dịch vụ: tình hình thu nợ của nhóm ngành kinh tế kinh doanh- dịch vụ có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2011 chỉ tăng 0,76% so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 đã có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng rất khả qua tăng 45,01% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh
số thu nợ đối với nhóm ngành này tiếp tục tăng cụ thể là đã tăng 21,93% so với 6 tháng đầu năm 2012.Nguyên nhân của sự gia tăng liên tục trong giai đoạn này là do huyện Ngã Năm đang từng bước đi lên được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp nhằm khuyến khích đầu tư thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.Chính nhờ sự hỗ trợ đó mà các nhóm ngành kinh doanh- dịch vụ có những bước phát triển rất khả quan.
Tiêu dùng: đây là ngành kinh tế có tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số
thu nợ đối với ngành kinh tế và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể trong năm 2011 doanh số thu nợ để tiêu dùng giảm 24,44% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng trở lại và đã tăng 12,68% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng nhanh hơn nhưng năm trước đó tăng 23,02% so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số cho vay tiêu dùng giảm trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhưng doanh số thu nợ đối với nhóm ngành kinh tế này lại tăng điều đó cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng là rất tốt, vì đây là khoản cho vay để phục vụ đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mọi cá nhân, gia đình nên khả năng quay vòng vốn rất nhanh vì vậy người dân sẽ tranh thủ thực hiện khoản vay này đúng hạn để hạn chế phải trả lãi Ngân hàng.
4.2.3 Phân tích dư nợ
4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn tín dụng
Hoạt động tín dụng được xem là người đánh bắt cá đem về sản phẩm, còn kế tóan là người đem bán sản phẩm đó. Để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì một trong những chỉ tiêu cần quan tâm đến đó là dư nợ của Ngân hàng. Dư nợ là kết quả của quá trình cho vay, nó thể hiện số tiền đã cho vay của Ngân hàng đến thời điểm báo cáo. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Nhìn chung tình hình dư nợ của Ngân hàng trong giai đoạn này có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2011 tăng 27,82% tăng tương ứng là 48.730 triệu đồng so với năm 2010,sang năm 2012 cũng tăng nhưng tăng nhẹ hơn so với những năm trước cụ thể tăng 27,09% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 35,13% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nền kinh tế huyện nhà đang từng bước phát triển, doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm có tăng, bên cạnh đó thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng rất tốt do vốn vay được sự dụng đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao và sự nổ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng dẫn đến tình hình dư nợ của Ngân hàng cũng không nhiều.
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 4.9 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Dư nợ ngắn hạn: vì doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nên dư nợ cũng không ngoại lệ. Qua bảng số liệu ta có thể thấy được tình hình dư nợ ngắn hạn có nhiều biến động trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2011 tăng 24,75% tương ứng đã tăng 39.389 triệu đồng so với năm 2010, sang năm 2012 đã tăng 10,96% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng lên 30,91% so với 6 tháng đầu năm 2012. Mặc dù có nhiều biến động trong giai đoạn này nhưng ta thấy công tác mở rộng quy mô tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng trong ba năm qua là hữu hiệu và đang có chiều hướng phát triển . Nguyên nhân là do nắm bắt được tình hình kinh tế địa phương nên Chi nhánh đã kịp thời đầu tư, mở rộng đối tượng cho vay, nhất là những chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương như là: sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ…..
Dư nợ trung và dài hạn: dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp
trong tổng dư nợ và có nhiều biến động trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2011 tăng 58,33% so với năm 2010, sang năm 2012 có chiều hướng tăng mạnh hơn đã tăng 153,41% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng 58,12% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2012 là do trong giai đoạn này được sự hỗ trợ lãi suất đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp từ phía Ngân hàng cấp trên, mục đích sử dụng vốn vay của nhóm khách hàng là mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,đầu tư phát triển cơ sơ sản xuất nên khả năng quay vòng vốn từ 3- 5 năm vì vậy mà dư nợ trung và dài hạn có chiều hướng tăng mạnh
Bảng 4.9 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu Đồng
(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo & PTNT huyện Ngã Năm)
Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 159.118 198.507 220.259 167.829 39.389 24,75 21.752 10,96 32.624 30,91 Trung, dài hạn 16.014 25.355 64.253 37.275 9.341 58,33 38.898 153,41 12.552 58,12 Tổng 175.132 223.862 284.512 205.104 48.730 27,82 60.650 27,09 45.176 35,13
4.2.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Triệu đồng 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm Hộ gia đình, cá nhân Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH
Hình 4.10 Dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Ngã Năm giai đoạn 2010-2013 và 6 tháng đầu năm 2013
Hộ gia đình,cá nhân: doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này có tăng qua
các năm kéo theo đó là sự tăng nhẹ của doanh số thu nợ vì vậy mà dư nợ cũng tăng nhưng tăng không nhiều so với những năm trước đó. Cụ thể năm 2011 tăng 29,46 % tăng tương ứng là 47.390 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 cũng có sự gia tăng nhẹ tăng 25,17% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình dư nợ đối với hộ gia đình, cá nhân tăng 33,55% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sỡ dĩ có sự gia tăng trong tình hình dư nợ đối với hộ gia đình, cá nhân vì đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trong lớn