định giá đất huyện Quỳnh Phụ năm 2013
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Từ bảng 4.1 ta thấy, kinh tế của huyện Quỳnh Phụ có sự gia tăng giá trị
sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp đều có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có sự
tăng lên mạnh nhất. Để đạt được điều đó là nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến. Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân
dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
ngành nông nghiệp cần đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Bảng 4.1: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2011-2013 STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị sản xuất (tỷđồng) Cơ cấu ( %) Giá trị sản xuất (tỷđồng) Cơ cấu ( %) Giá trị sản xuất (tỷđồng) Cơ cấu ( %) Tổng 12.429,87 100,00 13.740,58 100,00 14.916,06 100,00 1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3.601,27 28,97 3.735,10 27,18 3.852,34 25,83 1.1 Nông nghiệp 3.469,45 27,91 3.582,12 26,07 3.685,58 24,71 1.2 Lâm nghiệp 2,90 0,02 2,85 0,02 2,70 0,02 1.3 Thủy sản 129,53 1,04 150,13 1,09 164,06 1,10 2 Công nghiệp, xây dựng 7.202,47 57,94 8.123,66 59,12 8.974,97 60,17 2.1 Công nghiệp 6.406,47 54,54 7.080,66 51,53 7654,78 51,32 2.2 Xây dựng 796,00 6,40 1.043,00 7,59 1.320,19 8,85 3 Dịch vụ 1.626,13 13,08 1.881,82 13,70 2.088,75 14,01 3.1 Thương nghiệp 400,71 3,22 463,19 3,37 515,69 3,46 3.2 Vận tải 183,90 1,48 231,36 1,68 265,28 1,78 3.3 Các ngành dịch vụ khác 1.041,52 8,38 1.187,27 8,64 1.307,78 8,77
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quỳnh Phụ) 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Nông nghiệp là nhóm ngành có thế mạnh, lợi thế phát triển, chiếm tỷ
trọng lớn và có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ.
Xác định vị trí quan trọng của sản xuất nông, ngư nghiệp trong hoạt
động kinh tế của huyện, trong việc đảm bảo an ninh lương thực và hướng mạnh ra xuất khẩu, trong những năm qua được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự
chỉ đạo của các cấp, các ngành nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt
* Tổng giá trị sản xuất (tính theo giá cố định năm 2010): ước đạt 12.347,50 tỷ đồng, so với năm 2012 tốc độ tăng trưởng 8,70% (đạt 98 % KH). Trong đó:
+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 3.169,70 tỷđồng, tăng 4,1 % (đạt 100,40% KH).
+ Công nghiệp-TTCN và xây dựng ước đạt 7.499,80 tỷ đồng, tăng 10,70% so với năm 2012 (đạt 96,70% KH).
+ Thương mại, dịch vụước đạt 1.678 tỷđồng, tăng 9,4% (đạt 99,40 % KH).
4.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng - kĩ thuật xã hội
* Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông đường bộ tương đối dày với các tuyến đường chính là Quốc lộ 10, Tỉnh lộ 451, 452, 455, 396B và hệ thống đường huyện lộ, đường nội thị và đường xã với tổng chiều dài trên 1.200km.
Trong đó chủ yếu các tuyến đường đã được cứng hoá (trải nhựa, đổ bê tông, lát gạch) còn ít đường đất và đường rải đá cấp phối.
Giao thông đường thuỷ: huyện Quỳnh Phụ có 2 con sông lớn là sông Hoá và sông Luộc, trên cả hai con sông này đều phát triển giao thông đường thuỷ thuận lợi bên cạnh còn tuyến đường thuỷ trên sông Yên Lộng, sông Cô, sông Diêm Hộ. Trên địa bàn huyện đã đưa vào sử dụng 83km vận tải đường sông trong đó 43km do trung ương quản lý và 40 km do huyện quản lý.
Hệ thống bến xe, bến cảng: Huyện hiện có 2 bến xe khách là Quỳnh Côi, Tư Môi - An Bài; 2 bến cảng lớn là Bến Hiệp, Cầu Nghìn.
* Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của huyện đã được hình thành từ lâu đời (nằm trong hệ thống thuỷ lợi bắc Thái Bình), lại thường xuyên được cải tạo, tu bổ nên về
cơ bản hệ thống thuỷ lợi của huyện tương đối tốt, tưới tiêu cho nông nghiệp kịp thời, đạt hiệu quả trong việc giữ và chuyển nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nước trong hệ thống phụ thuộc vào lưu lượng nước trên sông Hoá, sông Luộc, lượng mưa hàng năm và sự vận hành của hệ thống.
Ngoài 83km sông chính, trên địa bàn huyện còn có 200km kênh mương cấp I, II, III và 600km kênh mương nội đồng khác với trên 140 trạm bơm nằm rải rác tại 38 xã, thị trấn của huyện, phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu sử
Đê: huyện có 35km đê sông Luộc, sông Hoá và 32,7km đê bối. * Hệ thống điện, thông tin liên lạc
Hiện tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có trạm biến áp, 100% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. Hệ thống phát thanh truyền hình và đài truyền thanh cơ sở liên tục được củng cố và phát triển. Hiện tại 38/38 xã, thị trấn của huyện có đài truyền thanh 100% số khu dân cư có loa đài truyền thanh. Ngành bưu chính viễn thông phát triển mạnh, các xã đều có
điểm bưu điện văn hoá xã. * Giáo dục - Đào tạo
Công tác quản lý, hoạt động dạy và học được duy trì nền nếp, hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ rõ rệt; Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%; tốt nghiệp THCS 99,87%; THPT: 98,88 %; Bổ túc THPT 99,10 %; Công tác Quy hoạch trường Mầm non tập trung, xóa
điểm lẻ trường Tiểu học, củng cố mô hình liên trường THCS được quan tâm. * Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm và chú trọng, trách nhiệm và chất lượng phục vụ người bệnh trong các cơ sở y tếđược nâng lên. Về cơ sở vật chất, toàn huyện hiện có 2 bệnh viện đa khoa, 1 phòng y tế, 1 trung tâm y tế, 1 hội đông y, 1 trung tâm dược, 1 trung tâm dân số tuyên truyền gia đình kế hoạch hoá gia đình, 38 trạm y tế, 172 cơ sở hành nghề y cơ
sở tư nhân.
* Quốc phòng, An ninh
Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố Quốc phòng, An ninh; Công tác quản lý Nhà nước về Quốc phòng
được tăng cường. Công tác xây dựng lực lượng, huấn luyện, luyện tập và giáo dục Quốc phòng được thực hiện có kết quả.
Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, tổ chức thành công diễn tập về phòng thủ chống thiên tai, bão lũ