Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Đông Cao - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 37)

Chuyển nhượng QSD đất là hình thức phổ biến nhất của việc chuyển QSD đất. Nó là việc chuyển QSD đất cho người khác trên cơ sở có giá trị. Trong trường hợp này người được nhận phải trả cho người chyển nhượng QSD đất một khoản tiền hoặc hiện vật tương ứng với mọi chi phí mà họđã bỏ

ra để có được QSD đất và tất cả chi phí làm tăng giá trị của đất. Như vậy, chuyển QSD đất được hiểu là việc mua bán QSD đất giữa các chủ thể sử dụng đất.

Ở xã Đông Cao, sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, hoạt động chuyển nhượng trên địa bàn diễn ra khá sôi động cả về cố lượng và chất lượng.

Kết quả chuyển nhượng QSD đất trên địa bàn xã Đông Cao được thể

hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4: Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại xã Đông Cao từ năm 2010 - 2013

Năm Đối tượng Số lượng đăng kí Đã hoàn thành thủ tục Chuyển nhượng Nhận chuyển nhượng Trường hợp Diện tích (ha) Trường hợp Diện tích (ha) 2010 Cá nhân Cá nhân 36 7,2 36 7,2 2011 Cá nhân Cá nhân 79 15,8 79 15,8 2012 Cá nhân Cá nhân 54 10,8 54 10,8 2013 Cá nhân Cá nhân 46 8,62 46 8,62 Tổng 215 42,42 215 42,42

(nguồn: UBND xã Đông Cao)

Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy hoạt động chuyển nhượng QSD đất diễn ra khá sôi động. Các hoạt động chủ yếu diễn ra giữa hộ gia đình, cá nhân với hộ gia đình, cá nhân. Qua điều tra cho thấy hoạt động chuyển nhượng QSD

đất chủ yếu là đất nông nghiệp, tất cả các trường hợp đăng kí chuyển QSD đất

đều được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, không cố trường hợp nào bị trả lại hồ sơ.

Có được kết quả trên là do:

- Từ khi Luật đất đai 2003 được thi hành, tất cả các trường hợp chuyển nhượng QSD đất đều được giải quyết vì: Đến nay xã đã có một hệ thống bản

đồ địa chính tương đối đầy đủ với các tỉ lệ 1/500 – 1/1000 vì vậy tất cả các thửa đất trên địa bàn đều được quản lí trên cơ sở bản đồđịa chính và hệ thống hồ sơđịa chính. Ngoài ra xã cũng như huyện có một đội ngũ cán bộđịa chính khá thành thạo về tin học và nắm vững địa bàn. Cán bộ địa chính xã có sự

phối hợp chặt chẽ với cán bộ quản lí cơ sở của huyện tạo sự thống nhất và nắm chắc mọi hoạt động vềđất đai trên địa bàn.

- Trên địa bàn xã chủ yếu là chuyển nhượng đất nông nghiệp là do: + Trên địa bàn xã cũng như các vùng lân cận các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp ngày càng nhiều. Nó thu hút một lượng lớn lao động ở

nông thôn. Do vậy một số người dân không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Họ chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp của mình cho những hộ thuần nông khác.

+ Mặt khác xã cũng là một địa phương có nền kinh tế trang trại ngày một phát triển. Chính vì vậy, họ muốn mở rộng diện tích trang trại với quy mô lớn, áp dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại cho sản xuất.

+ Là một xã có tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đi qua, cùng với nhiều dự án khác của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đầu tư xây dựng. Do vậy nhiều hộ gia đình thuần nông từ cuộc sống chủ

yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nay mất gần hết đất, với diện tich đất còn lại không đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất của họ. Với số tiền đền bù ruộng đất họ chuyển sang hình thức sản xuất mới dựa vào số vốn trên. Nên

đất nông nghiệp được đem đi chuyển nhượng.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì công tác chuyển nhượng QSD đất cũng gặp phải một số khó khăn cần khắp phục trong thời gian tới là:

- Một, do việc thực hiện các văn bản pháp luật hướng dẫn, bổ sung và quy định mới trong quản lí đất đai chưa hoàn tất nên hoạt động chuyển nhượng QSD đất trong thời gian gần đây có phần còn hạn chế. Ví dụ như về

việc cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất hiện nay có trường hợp người dân vẫn chưa nhận được bìa mới. Chính vì vậy trong thời gian tới cần thực hiện nhanh

chóng việc cấp đổi và hoàn trả giấy chứng nhận cho người sử dụng đất tạo

điều kiện cho người dân khi có nhu cầu thực hiện chuyển nhượng QSD đất. - Hai, cơ chế một cửa nhằn đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác chuyển quyền, song do số lượng hồ sơ đăng kí chuyển nhượng QSD đất quá nhiều mà lực lượng cán bộ địa chính còn mỏng, nếu thực hiện theo đúng trình tự thủ tục thì không thể giải quyết trong một thời gian ngắn, gây ra những bức xúc không thể tránh khỏi đối với người dân. Vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền cần xem xét đểđư ra những giải pháp khắp phục như: Điều chỉnh lại thủ tục hay bổ xung thêm đội ngũ cán bộđịa chính trong các khâu cho phù hợp với công việc.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Đông Cao - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)