Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Đông Cao về chuyển quyền sử

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Đông Cao - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 64)

s dng đất

4.3.3.1. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Đông Cao về các hình thức

chuyển quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết đúng của người dân xã Đông Cao về các hình thức chuyển QSD đất được thể hiện qua hình 4.2: Tỉ lệ hiểu biết đúng % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 2 3 4 5 6 7 8 Các hình thức chuyển QSD đất

Hình 4.2: S hiu biết ca người dân xã Đông Cao v các hình thc chuyn quyn s dng đất

Trong đó:

1. Sự hiểu biết của người dân về chuyển đổi quyền sử dụng đất

2. Sự hiểu biết của người dân về chuyển nhượng quyền sử dụng đất

3. Sự hiểu biết của người dân về cho thuê và cho thuê lại quyền sử

dụng đất

4. Sự hiểu biết của người dân về tặng cho quyền sử dụng đất

5. Sự hiểu biết của người dân về thừa kế quyền sử dụng đất

6. Sự hiểu biết của người dân về thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất

7. Sự hiểu biết của người dân về bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất

8 Sự hiểu biết của người dân về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất Tỉ lệ hiểu biết đúng trung bình của người dân về các hình thức chuyển QSD đất là 77,36%.

Qua hình 4.2 ta thấy, nhìn chung người dân xã Đông Cao đã có những hiểu biết cơ bản về các hình thức chuyển QSD đất. Tuy nhiên, sự hiểu biết của người dân ở từng hình thức là khác nhau. Có sự hiểu biết đúng đạt tỉ lệ

cao nhất là hình thức chuyển nhượng QSD đất (83,78%) và thấp nhất là hình thức góp vốn bằng giá trị QSD đất (58,89%). Các hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp bằng giá trị QSD đất sự hiểu biết đúng của người dân đạt trên mức trung bình của toàn xã. Tuy nhiên ở các hình: cho thuê và cho thuê lại, tặng cho, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSD đất đều dưới mức trung bình của toàn xã.

4.3.3.2. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Đông Cao về chuyển

quyền sử dụng đất theo nhóm đối tượng

Sự hiểu biết của người dân xã Đông Cao về chuyển QSD đất theo nhóm đối tượng được thể hiện qua hình 4.3:

Tỉ lệ hiểu biết đúng % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 CBHT SXPNN SXNN Nhóm đối tượng

Hình 4.3: s hiu biết ca người dân xã Đông Cao v chuyn quyn s dng đất theo nhóm đối tượng

Qua hình 4.3 ta thấy, tỉ lệ hiểu biết đúng về chuyển QSD đất ở nhóm

ĐT-CBHT là cao nhất (76%), thấp hơn là nhóm ĐT-SXPNN (72,12%) và thấp nhất là nhóm ĐT-SXNN (61,08%). Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các nhóm đối tượng không quá cao từ (61,08% đến 76%). Cán bộ hưu trí là những người đại diện cho quyền lợi và lợi ích của nhân dân chính vì lẽđó họ

là những người đi trước tìm hiểu những thay đổi, đổi mới về mọi mặt trong đó có Luật Đất đai vì thế nên sự hiểu biết của họ vững trắc hơn so với 2 đối tượng còn lại. Người dân trong nhóm ĐT-SXPNN hoạt động trong lĩnh vực

đất đai của họ có phần sôi động hơn nên họ có sự hiểu biết đúng cao hơn người dân trong nhóm ĐT-SXNN.

4.3.3.3. Nhận xét của người dân xã Đông Cao về công tác chuyển quyền sử

dụng đất ởđịa phương

Qua điều tra thực tế trong nhân dân về sự hiểu biết liên quan đến các hình thức chuyển QSD đất cũng như đánh giá của người dân về tình hình chuyển QSD đất tại địa phương ta có:

- Liên quan tới các quy định của pháp luật về chuyển QSD đất: đa số

tiễn, bên cạnh đó có một số ý kiến nêu nên, cần có những điều chỉnh một số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quy định để phù hợp với từng vùng, từng đối tượng.

- Công tác chuyển QSD đất tại địa phương được người dân đánh giá tương đối tốt, thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục. Tuy nhiên, tốc độ thực hiện còn chậm, gây khó khăn cho người dân. Do vậy, cần có sự linh hoạt trong công tác chuyển QSD đất.

- Thủ tục hành chính trong chuyển QSD đất: nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính tuy nhiên cơ chế một cửa đang mang lại không ít trở ngại cho người dân khi thực hiện các thủ tục: thời gian kéo dài ở mỗi khâu, số lượng hồ sơ trả lại nhiều do không thống nhất được về các vấn đề liên quan trong hồ

sơ. Do vậy trong thời gian tới cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục hành chính, cũng nên có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu.

- Nghiệp vụ của cán bộđịa chính tại địa phương được đánh giá khá cao, bên cạnh những mặt tốt thì vẫn còn một số nhận xét về các giải thích, hướng dẫn một số vẫn đề liên quan đến chuyển quyền cho người dân còn phức tạp, khó hiểu.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thu thập điều tra, phân tích số liệu, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

1. Kết quả chuyển QSD đất theo số liệu thứ cấp tại địa phương cho thấy: Theo Luật Đất đai 2003 có 8 hình thức chuyển QSD đất, theo số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2013 thì trên địa bàn xã có 4 hình thức chuyển QSD đất được đăng kí và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong pháp luật đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp. Còn 4 hình thức : cho thuê và cho thuê lại, thừa kế, bảo lãnh, góp vốn trên thực tế có diễn ra nhưng không đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vậy không nắm được tình hình cụ thể

của các hình thức này.

+ Hình thức chuyển đổi QSD đất có 16 trường hợp với tổng diện tích là 2,35 ha.

+ Hình thức chuyển nhượng QSD đất có 215 trường hợp với tổng diện tích là 42,42 ha.

+ Hình thức tặng cho QSD đất có 683 trường hợp với tổng diện tích là 131,96 ha.

+ Hình thức thế chấp bằng giá trị QSD đất có 309 trường hợp với tổng diện tích là 61,75 ha.

Tất cả các trường hợp đăng kí thực hiện chuyển QSD đất đều đúng trình tự thủ tục và không có hồ sơ nào bị trả lại.

2. Sự hiểu biết của người dân xã Đông Cao về chuyển QSD đất

Qua điều tra phỏng vấn dân trên địa bàn xã Đông Cao dựa trên bộ

phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn ta thấy sự hiểu biết của người dân xã Đông Cao về chuyển QSD đất là 69,67%, cụ thể như sau:

- Sự hiểu biết đúng về những vấn đề cơ bản liên quan đến chuyển QSD

đất: 70,88%.

- Sự hiểu biết đúng về tài chính liên quan đến chuyển QSD đất: 67,11%.

- Sự hiểu biết đúng về chuyển đổi QSD đất: 69,11%. - Sự hiểu biết đúng về chuyển nhượng QSD đất: 83,78%.

- Sự hiểu biết đúng về cho thuê và cho thuê lại QSD đất: 66,89%. - Sự hiểu biết đúng về tặng cho QSD đất: 60,22%. - Sự hiểu biết đúng về thừa kế QSD đất: 74%. - Sự hiểu biết đúng về thế chấp bằng giá trị QSD đất: 80,67%. - Sự hiểu biết đúng về bảo lãnh bằng giá trị QSD đất: 65,11%. - Sự hiểu biết đúng về góp vốn bằng giá trị QSD đất: 58,89%.

Trong 3 nhóm đối tượng điều tra thì nhóm ĐT-CBHT hiểu biết về

chuyển QSD đất cao nhất đạt 76%, nhóm ĐT-SXNN là thấp nhất đạt 61,08% và nhóm ĐT-SXPNN có sự hiểu biết trung bình 72,12%.

5.2. Đề nghị

Trên cơ sở các số liệu đã điều tra, thu thập được để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động chuyển QSD đất tại địa phương trong thời gian tới cần:

- Các cơ quan quản lý cần tổ chức tuyên truyền một cách sâu rộng tới người dân về những vấn đề liên quan đến chuyển QSD đất nói riêng và về

pháp luật đất đai nói chung nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân, trong đó cần xác định rõ đâu là lực lượng lòng cốt.

- Đồng thời các cơ quan quản lý cần có sự điều chỉnh phù hợp và linh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động các thủ tục hành chính, trình tự thực hiện của các hoạt động chuyển QSD đất nhằm tạo điều kiện cho dân thực hiện nhanh chóng, giúp cán bộđịa chính giảm thiểu áp lực công việc.

- Về phí người dân cũng cần có sự tìm hiểu tiếp cận pháp luật sao cho

“sống và làm việc theo pháp luật” trên tất cả mọi lĩnh vực đặc biệt là trong

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Đất đai 2003, nhà xuất bản chính trị quốc gia.

2. Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/1004 của chính phủ về thi hành Luật

đất đai 2003.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên (2014), Báo cáo tổng kết

công tác tài nguyên môi trường 2010, 2011, 2012, 2013.

4. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của thủ tướng chính phủ

về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2007), Tài liệu hướng dẫn

số 1749/HD-STNMT ngày 18/09/2007 về việc thực hiện các thủ tục hành

chính về đất đai theo cơ chế “một cửa” tại cấp huyện và cấp xã trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên.

6. Bài giảng Pháp luật đất đai, trường đại học nông lâm Thái Nguyên.

7. Giáo trình Quản lý nhà nước vềđất đai, nhà suất bản nông nghiệp Hà Nội. 8. UBND xã Đông Cao, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015 của xã

Đông cao.

9. UBND xã Đông Cao, Sổ theo dõi đăng ký chuyển nhượng, chuyển đổi ,cho

thuê và cho thuê lại QSD đất năm 2010, 2011, 2012, 2013.

10. UBND xã Đông Cao, Sổ theo dõi đăng ký thế chấp, bảo lãnh, góp vốn

bằng giá trị QSD đất năm 2010, 2011, 2012, 2013.

11. UBND xã Đông Cao, Sổ theo dõi đăng ký tặng cho, thừa kế QSD đất năm 2010, 2011, 2012, 2013.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Đông Cao - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 64)