Sinh hoạt tổ chuyên môn của GVTG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 71)

VII Thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt tổ

4Sinh hoạt tổ chuyên môn của GVTG

GVTG 19 29.2 27 41.5 19 29.2

Với đặc thù là trường Đại học tư thục nên các cuộc hội thảo cũng như các buổi sinh hoạt chuyên môn dành cho GVTG còn hạn chế, phần lớn là GVTG tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, điều này được thể hiện qua phiếu khảo sát 76.9% đánh giá thường xuyên, còn lại đánh giá mức chưa thường xuyên, Nhà trường luôn coi trọng GVTG mời GVTG tham gia vào công việc lựa chọn môn học, biên soạn đề cương cho, tham gia các hội đồng.. Còn thực tế việc tổ chức các hội thảo hay sinh hoạt tổ chuyên môn của GVTG còn hạn chế và nhiều ý kiến đánh giá chưa hài lòng. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng

viên thỉnh giảng tại trường Đại học Hòa Bình.

2.4.1. Điểm mạnh

- Nhà trường đã thể hiện sự quan tâm tới việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc

xây dựng thương hiệu của trường, (đã xây dựng một số quy định và quy trình kiểm tra, quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng).

- Quản lý nội dung, quản lý đội ngũ giảng viên đặc biệt là quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng được thực hiện tốt. Mời được các giảng viên từ các trường đại học lớn, viện nghiên cứu hàng đầu tham gia giảng dạy tại trường tạo nên một đội ngũ giảng viên có trách nhiệm, tâm huyết, giàu kiến thức và kinh nghiệm trong đào tạo.

- Trường có những quy định về thù lao cho giảng viên thỉnh giảng theo học hàm, học vị hợp lý, luôn đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ để giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy

2.4.2. Điểm yếu

- Là một trường Đại học tư thục ngoài công lập nên việc tuyển sinh khó khăn hơn các trường công lập, chất lượng đầu vào không cao và có sự biến động hàng năm lúc ít lúc nhiều, dẫn đến có sự biến động về hoạt động giảng dạy của GVTG.

- Đội ngũ giảng viên cơ hữu vẫn còn thiếu, chưa có đủ dự trữ để phát triển các ngành mới. Việc đầu tư bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, giảng viên trẻ còn hạn chế, một số ngành học có quá ít sinh viên nên việc tổ chức đào tạo còn khó khăn, thiếu hiệu quả, ảnh hưởng nhiều đến tiềm năng phát triển trong tương lai.

- Đội ngũ GVTG phần lớn là những người có học hàm học vị cao, tham gia giảng dạy từ các trường có uy tín nên có những yêu cầu, đòi hỏi rất cao dẫn đến việc mời giảng viên thỉnh giảng gặp nhiều nhiều khó khăn, đặc biệt là một số ngành đặc thù như thiết kế thời trang, kiến trúc công trình xây dựng…

- Nhiều GVTG tham gia hoạt động giảng dạy tại trường phần lớn là nặng về việc dạy chưa quan tâm đến sinh viên, đặc biệt có một số giảng viên giảng dạy không theo chương trình của trường và chưa thực hiện theo những quy chế, quy định của nhà trường.

- Chế độ chính sách của nhà nước đối với các trường đại học tư thục còn nhiều hạn chế, điều đó đã ảnh hưởng đến quyền lợi và chính sách đối với giảng viên thỉnh giảng nên chưa thu hút được nhiều giảng viên thỉnh giảng có trình độ cao, giàu kinh nghiệm

- Nhà trường chưa thực hiện sát sao và nghiêm túc trong việc mời giảng viên cũng như ban hành những quy định, quy chế rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng đối với giảng viên thỉnh giảng.

- Chưa có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đối với kế hoạch dạy cũng như bài giảng của GVTG, chưa tổ chức những cuộc hội thảo chuyên đề có sự tham gia của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và những buổi họp rút kinh nghiệm từng học kỳ đối với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.

- Đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế về số lượng, quá tải trong công việc dẫn đến việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng chưa được tốt.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 là chương đánh giá thực trạng hoạt động giảng dạy và thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG. Trong những năm gần đây, trường đã xây dựng các biện pháp tích cực chỉ đạo hoạt động chuyên môn, có nhiều chủ trương tích cực chỉ đạo hoạt động cũng như các công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG được nhà trường quan tâm và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang tính hình thức, còn bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa có biện pháp rõ ràng hoặc có nhiều vấn đề chưa quản lý tốt. Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG ở trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng ; về việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn; lập kế hoạch giảng dạy, soạn bài và chuẩn bị lên lớp; việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy; sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học; hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

- Quá trình thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn. Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan, khách quan tác động đến hoạt động giảng dạy nhưng phần lớn là do các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng.

- Để khắc phục những tồn tại nêu nhà trường cần phải có các biện pháp cụ thể và có sự phối hợp đồng bộ và dựa trên sự đồng tâm nhất trí của tập thể cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên Nhà trường để tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng giảng dạy của GVTG. Đó chính là nguyên nhân để làm tiền đề cho các biện pháp trong hoạt động quản lý của chương 3.

CHƯƠNG 3:

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

Dựa trên cơ cở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung và Trường ĐH tư thục nói riêng, đặc điểm của loại hình trường ĐH tư thục và thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở trường Đại học Hòa Bình, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy ở trường Đại học Hòa Bình. Ngoài những cơ sở mà các biện pháp dựa vào, thì các nguyên tắc dưới đây cũng được dùng để chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp.

3.1. Nguyên tắc chọn lựa biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Hòa Bình phải đảm bảo tính khoa học, hỗ trợ lẫn nhau để từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý trong đó tập trung vào việc kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng cũng như các hoạt động hỗ trợ đào tạo nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của GVTG tại trường. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động vào các biện pháp như đội ngũ giảng viên, GVTG, sinh viên, các cấp quản lý, cơ sở vật chất... tránh trường hợp thực hiện biện pháp này gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện biện pháp khác. Ngược lại, trong khi thực hiện biện pháp này có thể phát huy thế mạnh của các biện pháp khác và tạo được sự tương tác tích cực trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Đại học Hòa Bình.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Các biện pháp được đề xuất có hay đến mấy nhưng không được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả trong thực tiễn quản lý hoạt động giảng

dạy GVTG tại trường thì giá trị của chúng cũng bằng không. Muốn vậy các biện pháp đề xuất phải tuân thủ theo các yêu cầu dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các biện pháp được đề xuất phản ánh được những đặc điểm của hoạt động giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG của trường đại học, các biện pháp quản lý được đề xuất có tính đến các điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của Trường Đại học Hòa Bình trong hiện tại và những năm tiếp theo cũng như khả năng áp dụng chúng trong thực tiễn của Trường. Thông qua khảo sát ý kiến của các đối tượng liên quan, các biện pháp chưa có điều kiện thực hiện tại trường sẽ được xếp thứ hạng ưu tiên thấp hoặc bị loại bỏ.

-Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với đặc trưng của Trường Đại học Hòa Bình, sinh viên đa phần ở tính và có điểm đầu vào thấp hơn so với các trường đại học công lập cùng chuyên ngành hoặc trường đại học tư thục nên tính tự chủ về tài chính là rất lớn. Ngoài ra, các biện pháp đề xuất phải phù hợp với thực tế của trường. Thực tế QL hoạt động giảng dạy của GVTG những cái đã làm tốt và những điều còn tồn tại, phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học..

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hoạt động giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo trong một nhà trường không chỉ áp dụng những biện pháp quản lý riêng lẻ mà cần phải có nhiều biện pháp khác nhau đồng thời tác động vào quá trình quản lý. Các biện pháp cần hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo của trường, cần đảm bảo không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các biện pháp QL sẵn có, cần áp dụng khoa học QLGD, vận dụng công nghệ thông tin vào QL hoạt động giảng dạy, đồng thời các biện pháp quản lý phải được xây dựng trên cơ sở bám sát các

định hướng trong chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với kế hoạch phát triển của trường Đại học Hòa bình trong giai đoạn tiếp theo. 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh

giảng tại Trường Đại học Hòa Bình.

Để đạt được các mục tiêu có liên quan đến chất lượng đào tạo như đã nêu trên, với thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG trong những năm qua, nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ khác nhau trong đó có biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG đang được đề cập và quan tâm lớn. Để thực hiện được việc quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tác giả đã đưa ra một số biện pháp như sau:

3.2.1. Đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng thỉnh giảng của cả 2 phía 3.2.1.1.Mục đích 3.2.1.1.Mục đích

GVTG giảng dạy theo hợp đồng nên trách nhiệm của GVTG với hợp đồng và trách nhiệm của cơ sở đào tạo mời GVTG trong việc tổ chức có chất lượng hoạt động giảng dạy là rất quan trọng

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Giảng viên thỉnh giảng họ là những người đang công tác cơ hữu ở các cơ quan khác, họ chỉ có thể tham gia giảng dạy được sau khi bố trí được công việc của mình. Vì thế việc mời giảng viên đáp ứng những yêu cầu của nhà trường hay không cũng không hề đơn giản. Để GVTG làm tốt được nhiệm vụ chuyên môn của mình, cơ sở đào tạo mời GV cần có sự giám sát chặt chẽ, đánh giá khách quan để có cái nhìn đúng đắn về hoạt động giảng dạy từ đó nhà trường, khoa có biện pháp điều chỉnh cũng như mời họ tham gia giảng dạy tiếp theo hay không.

Đối với mỗi một người GV khi tham gia giảng dạy muốn thực hiện tốt công việc đào tạo phải thực sự yêu nghề, tâm đắc với môn học mình mình dạy để có thể tạo hứng thú, truyền sự nhiệt tình, tình yêu thích đó tới SV, phải có tác phong mẫu mực của một người thầy giáo. Dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất của một nhà giáo.

Cách thực hiện biện pháp

Xác định được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, nhà trường đã tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cụ thể, quy trình chọn mời, xác định được nhiệm vụ và trách nhiệm phối hợp công tác giữa các bộ phận liên quan.

GVTG làm việc theo sự phân công của khoa và thực hiện giảng dạy đầy đủ có chất lượng nội dung môn học theo đề cương môn học đã được nhà trường.

Đánh giá môn học theo đúng quy định. Công khai việc chấm điểm quá trình cho sinh viên. Thống nhất nội dung đề thi, kiểm tra: ra đề thi và chấm thi theo yêu cầu của Khoa. Nộp kết quả đánh giá môn học sau 1 tuần tính từ ngày thi kết thúc môn học.

Tham gia đầy đủ các sinh hoạt chuyên môn liên quan đến môn học đang giảng dạy tại Khoa như: thảo luận về đề cương môn học, các phương thức đánh giá môn học, nội dung đề thi, ôn tập; công tác khác, ra đề, coi thi và chấm thi.

Lập hộp thư điện tử với lớp học mình đang giảng dạy để thường xuyên giải đáp thắc mắc của sinh viên qua hộp thư chung của lớp.

- Biên soạn tài liệu giảng dạy, học tập:

+ Biên soạn đề cương môn học nếu được Nhà trường yêu cầu thông qua một hợp đồng chi tiết. Trong trường hợp Trường đã ban hành đề cương môn học, nếu muốn thay đổi lịch trình dạy học phải được sự chấp thuận của Trưởng khoa:

+ Biên soạn tập bài giảng môn học theo yêu cầu của Trường thông qua một hợp đồng chi tiết.

+ Biên soạn bản trình chiếu bài giảng .

- Thực hiện nghiêm túc Nội quy, Quy chế học đường của nhà trường.... Luôn luôn đề cao uy tín, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề... của GVTG nhằm khuyến khích niềm tự hào, sự hứng khởi ở

người GVTG, giúp họ thực hiện các công việc trong hợp đồng thỉnh giảng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề có sự tham gia các cấp quản lý, GVCH, GVTG, SV..các doanh nghiệp khác nhằm giúp cho GVTG hiểu rõ yêu cầu của từng ngành nghề từ đó có phương pháp dạy và phương pháp học phù hợp nhất với từng ngành nghề cụ thể.

Trong các ngày lễ hay các cuộc họp, hội thảo không chỉ ca ngợi những thành tích của GVCH thôi đâu mà cần phải biểu dương những GVTG đã đóng góp cho trường, khen ngợi những người dạy giỏi có tấm gương tốt để những người sau cũng như đội ngũ trong trường noi theo, tạo được mối quan hệ thân thiết và tình cảm giữa GVTG với nhà trường từ đó họ có tâm huyết cũng như trách nhiệm với trường.

3.2.2. Cải tiến việc lập kế hoạch thỉnh giảng, thực hiện và quản lý kế hoạch thỉnh giảng. thỉnh giảng.

3.2.2.1. Mục đích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để quản lý giảng dạy có hiệu quả, nhà trường xác định công tác lập kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng, Thông qua kế hoạch thỉnh giảng, các CBQL sẽ nắm bắt cụ thể tiến độ của từng mảng công việc, giúp cho việc quản lý các CBQL dễ dàng hơn.

Trên cơ sở nhận biết được cơ hội trong thời gian tới, nhà trường đặt mục tiêu cần đạt được trong việc quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 71)