tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề có sự tham gia các cấp quản lý, GVCH, GVTG, SV..các doanh nghiệp khác nhằm giúp cho GVTG hiểu rõ yêu cầu của từng ngành nghề từ đó có phương pháp dạy và phương pháp học phù hợp nhất với từng ngành nghề cụ thể.
Trong các ngày lễ hay các cuộc họp, hội thảo không chỉ ca ngợi những thành tích của GVCH thôi đâu mà cần phải biểu dương những GVTG đã đóng góp cho trường, khen ngợi những người dạy giỏi có tấm gương tốt để những người sau cũng như đội ngũ trong trường noi theo, tạo được mối quan hệ thân thiết và tình cảm giữa GVTG với nhà trường từ đó họ có tâm huyết cũng như trách nhiệm với trường.
3.2.2. Cải tiến việc lập kế hoạch thỉnh giảng, thực hiện và quản lý kế hoạch thỉnh giảng. thỉnh giảng.
3.2.2.1. Mục đích
Để quản lý giảng dạy có hiệu quả, nhà trường xác định công tác lập kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng, Thông qua kế hoạch thỉnh giảng, các CBQL sẽ nắm bắt cụ thể tiến độ của từng mảng công việc, giúp cho việc quản lý các CBQL dễ dàng hơn.
Trên cơ sở nhận biết được cơ hội trong thời gian tới, nhà trường đặt mục tiêu cần đạt được trong việc quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là phải quản lý tốt và đầy đủ các mặt công tác có liên quan trực tiếp đến chất lượng giảng dạy.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp * Nội dung
Những năm qua, nhà trường đã tiến hành xây dựng các quy trình có liên quan đến quản lý giảng dạy của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, trong đó xác định rõ cấu trúc quan hệ: vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành
viên, bộ phận trong nhà trường trong việc phối hợp hoạt động để hoàn thành công việc chung.
- Lập danh sách dự kiến GV mời giảng
- Nhà trường ký hợp đồng thỉnh giảng với GVTG. - Chuẩn bị hồ sơ lên lớp cho GVTG
* Cách thực hiện biện pháp
- Quản lý việc lập danh sách các GVTG dự kiến mời giảng
Trước khi lập danh sách dự kiến mời GVTG khoa phải xem xét và nắm bắt được thông tin về GV cần mời qua thông tin đồng nghiệp, qua bản sơ yếu lý lịch khoa học để biết GVTG nào có đủ những tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của trường hay không:
+ GVTG phải có học vị từ Thạc sĩ trở lên. Chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ phải phù hợp với nội dung môn dạy. Nếu là cử nhân, phải là giảng viên chính được Bộ công nhận.
+ GVTG phải là người đã từng giảng dạy đại học các môn được mời giảng ít nhất từ một năm trở lên.
+ GVTG phải có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
+ GVTG phải chấp hành quy chế giảng dạy và kỷ luật lao động của trường, không vi phạm những điều cấm kị về đạo đức nghề nghiệp.
+ GVTG có thể sắp xếp được thời gian giảng dạy phù hợp với kế hoạch đào tạo của nhà trường.
- Quản lý việc mời và ký hợp đồng GVTG
+ Sau khi GVTG nhận lời, trợ lý khoa sẽ xếp lịch giảng cho GVTG theo như đã đăng ký. Lịch giảng dự kiến sẽ được khoa trình cho trưởng khoa xem lại, điều chỉnh và phê duyệt.
+ Sau khi trưởng khoa duyệt thời khóa biểu, nếu cần phải điều chỉnh trong phạm vi cho phép, trợ lý khoa (Phó khoa) làm việc với Phòng Đào tạo để điều chỉnh ở thời khóa biểu chung của trường.
+ Giáo vụ khoa chính thức đưa tên giảng viên vào thời khóa biểu ở khoa, báo cáo phòng Đào tạo, ban thanh tra đào tạo, phòng HC-QT và báo cho sinh viên biết. Phòng HC-QT căn cứ vào đề nghị của trưởng khoa tiến hành soạn thảo hợp đồng.
Trong buổi làm việc của lãnh đạo khoa với giảng viên dự kiến mời, giáo vụ khoa phải chuẩn bị đầy đủ cho từng người các loại văn bản như sau:
+ Thời khoá biểu (có ghi rõ sĩ số lớp, phòng học, địa điểm giảng dạy, lịch kiểm tra giữa học kỳ, lịch thi, lịch giao đề thi, điểm thi …)
+ Bản tóm tắt tình hình học tập của sinh viên, danh sách lớp (có ghi chú danh sách ban cán sự lớp).
+ Bản tóm tắt những yêu cầu và quy định của trường, khoa về trách nhiệm giảng dạy của giảng viên.
+ Bản sao đề cương chi tiết môn học đã có phê duyệt của trưởng khoa hiện hành.
+ Bản yêu cầu chung về kiểm tra giữa kỳ, yêu cầu và quy định thi cuối khóa. + Bản tính thù lao cho giảng viên thỉnh giảng theo qui định của nhà trường.
+ Danh sách ban chủ nhiệm khoa và các số điện thoại liên lạc cần thiết. + Bản đăng ký giờ giảng thích hợp của giảng viên.
- Quản lý việc ký hợp đồng thỉnh giảng với GVTG
Sau khi được sự đồng ý tham gia giảng dạy của GVTG, Trợ lý khoa mời GVTG đến để ký hợp đồng.
+ Trợ lý khoa lấy mẫu hợp đồng thỉnh giảng đã soạn sẵn từ phòng HC-QT. + Ký hợp đồng thỉnh giảng gồm có các thành viên: Hiệu trưởng, Trưởng khoa và GVTG
+ Trong hợp đồng thỉnh giảng phải ghi rõ chương trình giảng dạy, số tiết giảng dạy, thù lao và phải có các mốc thời gian quan trọng như kiểm tra giữa học kỳ, thi cuối kỳ, lịch giao đề thi, lịch thi, điểm thi, nộp điểm thi kết thúc học phần.
+ Cuối học kỳ, trợ lý khoa dựa vào yêu cầu của học kỳ tiếp theo và các phiếu nhận xét ở học kỳ trước, xin ý kiến chỉ đạo của trưởng khoa tiến hành mời GVTG cho học kỳ sau.
+ Trường hợp có những phiếu nhận xét ghi nhận các giảng viên “có vấn đề”, tùy nội dung vấn đề mà lãnh đạo khoa và chủ nhiệm bộ môn có hướng xử lý cụ thể. Những GVTG có vấn đề về thời gian, nề nếp nếu đã được nhắc nhở và đã khắc phục thì khoa có thể mời tiếp. Tuy nhiên những GVTG có vấn đề thuộc về phạm vi đạo đức nghề nghiệp hoặc những khuyết điểm lớn kéo dài không khắc phục khoa sẽ không mời tiếp. Trong trường hợp này, khoa sẽ gửi thư cám ơn giảng viên đã đóng góp cho nhà trường trong thời gian vừa qua.
- Quản lý việc chuẩn bị hồ sơ lến lớp cũng như sổ sách của khoa để theo dõi GVTG
+ Gửi thời khóa biểu, chương trình môn học, đề cương chi tiết môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, danh sách lớp học cho GVTG.
+ Khoa có sổ theo dõi, quản lý GVTG trong từng học kỳ. Sổ theo dõi được trợ lý khoa cập nhật hàng tuần qua các kênh thông tin từ sổ đầu bài, hoạt động thanh tra đào tạo.. Sổ theo dõi được đặt công khai tại văn phòng khoa để lãnh đạo khoa cũng như bản than giảng viên thường xuyên tiếp xúc.
+ Hàng tháng, giáo vụ khoa tổng hợp từ sổ theo dõi những vấn đề quan trọng đối với từng giảng viên, nếu có trường hợp không thực hiện đúng báo cáo lên khoa xử lý kịp thời.