Đặc điểm quản lý hoạt động giảng dạy của Giảng viên thỉnh giảng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 31)

GVTG cũng là GV nên QL các hoạt động giảng dạy của GVTG cũng bao gồm các nội dung như đã trình bày ở trên, đó là :

- QL việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy cho GV - QL việc thiết kế bài giảng và chuẩn bị lên lớp của GV

- QL việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của GV - QL việc cải tiến Nội dung, PPDH, PTDH của GV

- QL việc Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV - Giám sát sinh hoạt khoa học, tổ chuyên môn của GV

- QL việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tuy nhiên đối với GVTG còn cần lưu ý một số nội dung sau:

Theo điều 8 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo

dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) qui định về trách nhiệm của nhà giáo

thỉnh giảng:

- Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục. - Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng. - Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng.

- Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng.

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng 1.4.3.1. Quản lý hợp đồng thỉnh giảng

Hiện nay, nhà trường đang thực hiện chế độ quản lý theo Hợp đồng dựa trên quy định của điều 7- Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), trong đó quy định rõ về hợp đồng thỉnh giảng.

* Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức

a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự . Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.

b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

* Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các hoạt động sau:

- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;

- Giảng dạy các chuyên đề;

- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục; a, Các hoạt động trên được nêu tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy

định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã

được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.

b) Đối với hoạt động thỉnh giảng “Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo” được nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT- BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

thì hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.

Như vậy, về mặt hình thức, sự hợp tác của các GVTG với nhà trường là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật. Trên cơ sở Hợp đồng ký kết đó, buộc GVTG phải luôn luôn tuân thủ nội quy, quy chế của Nhà trường; đồng thời, GVTG phải thường xuyên học hỏi, nâng cao chất lượng và đổi mới PPDH cho phù hợp với nhu cầu đào tạo của Nhà trường.

1.4.3.2. Quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy cho giảng viên thỉnh giảng

Hàng năm, vào đầu năm học, nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch đào tạo, trên cơ sở kế hoạch đào tạo để chỉ đạo hoạt động cho các Phòng, Ban chức năng, Khoa, Bộ môn, định hướng kế hoạch công tác cho các GVTG đồng thời là cơ sở để GVTG sắp xếp, thực hiện kế hoạch cá nhân.

Việc lập kế hoạch cho hoạt động ký và triển khai hợp đồng thỉnh giảng đối với GVTG là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình giảng dạy của GVTG tại Cơ sở thỉnh giảng đúng trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình, yêu cầu đã được đề ra và cũng là cơ sở cho các Phòng, Ban chức năng, Khoa, Bộ môn quản lý GVTG.

1.4.3.3. Quản lý việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn cho giảng viên thỉnh giảng

Nhà trường có quy chế quy định về hồ sơ chuyên môn của GVCH và GVTG. Hồ sơ chuyên môn của GVTG về cơ bản cũng giống như hồ sơ chuyên môn của GVCH. Các Khoa, Bộ môn cung cấp cho GVTG: tiến độ giảng dạy toàn trường, kế hoạch giảng dạy môn học, sổ tay giáo viên, giáo trình, giáo án, đề cương chi tiết giảng dạy môn học và các tài liệu tham khảo…

Quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn có vai trò quan trọng, nó giúp cho GVTG duy trì nề nếp thực hiện chuyên môn tốt, khoa học và đúng tiến độ.

1.4.3.4. Quản lý lịch giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng

Khoa, Bộ môn căn cứ vào năng lực sở trường, trình độ, hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân của từng GVTG để phân công lịch giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu môn học.

Nhà trường yêu cầu các giảng viên thỉnh giảng phải luôn luôn thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục, thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng như:

- Lên lớp đúng giờ

- Thực hiện giảng dạy theo đúng thời khóa biểu

- Kiểm tra, đánh giá theo đúng tiến độ trong chương trình môn học. Việc thực hiện lịch giảng dạy của mỗi GVTG đều được Tổ bộ môn, Khoa trực tiếp quản lý, phòng Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Phòng Đào tạo đánh giá sau mỗi một kỳ học và là cơ sở để phòng Tài chính Kế toán thanh toán thù lao giảng dạy cho GVTG.

1.4.3.5. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên thỉnh giảng

Hoạt động lên lớp không chỉ là việc GV triển khai kế hoạch bài dạy đã thiết kế ở trên lớp, mà còn thể hiện tài nghệ sư phạm của GV trước các tình huống cụ thể của lớp học. Qua việc lên lớp GV có dịp nhìn lại kĩ năng dạy học của mình từ đó mà điều chỉnh, rèn luyện.

Nhà tâm lý học John Deway đã nhấn mạnh rằng: Việc học để làm GV và trở thành một GV thành đạt trong nghề không thể xảy ra như một phép lạ; nó không chỉ phụ thuộc vào sự cố gắng của bản thân mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ tương tác giữa GV và các đồng nghiệp của họ.

Trong thực tiễn giảng dạy của nhà trường cho thấy GVCH nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của GVCH đó được đồng nghiệp và SV đánh giá có chất lượng tốt. Và để giờ giảng của GVTG có chất lượng tốt, nhà trường yêu cầu các phòng, ban chức năng, Khoa, Bộ môn có GVTG quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GVTG.

Mỗi trường đều có quy chế riêng quy định cụ thể về soạn bài và chuẩn bị tiết giảng, kiểm soát tình hình lên lớp của GVCH và cả GVTG. Cụ thể:

- Hướng dẫn các quy định, yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị lên lớp cho GVTG; - Quy định mẫu và chất lượng đối với từng loại bài dạy cho GVTG; - Thảo luận, trao đổi, thống nhất về mục tiêu, nội dung, PPDH, hình thức tổ chức DH… của GVTG.

- Thường xuyên kiểm tra, ký duyệt giáo án định kỳ, nắm tình hình bài soạn của GVTG.

Quản lý giờ lên lớp của giảng viên đại học còn được thể hiện thông qua việc kiểm tra thường xuyên của Trưởng khoa, Trưởng bộ môn hoặc thông tin phản hội từ sinh viên. Dựa trên những thông tin phản hồi này mà nhà trường, khoa điều chỉnh công tác quản lý hoạt động giảng dạy nói chung và hoạt động lên lớp nói riêng của GVTG.

1.4.3.6. Quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng

Nhà trường theo dõi việc thực hiện chương trình của GVTG qua sổ ghi đầu bài, sổ tay lên lớp, đề cương chi tiết môn học, giáo trình, kế hoạch bài giảng…

Chương trình giảng dạy là công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo của nhà trường, đồng thời nó cũng là căn cứ để GVTG xây dựng kế hoạch công tác và kế hoạch lên lớp. Vì vậy, quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của GVTG là rất cần thiết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các GVTG trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động này nhằm không để trống tiết, bỏ tiết dạy và cắt xén chương trình giảng dạy.

1.4.3.7. Quản lý việc cải tiến nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và đánh giá giờ dạy của giảng viên thỉnh giảng

Nhà trường luôn khuyến khích GVCH và GVTG cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và đổi mới PPDH đồng thời đề ra các tiêu chí đánh giá phù hợp với nội dung này. Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực sử dụng PPDH, PTDH hiện đại cho đội ngũ GVCH và GVTG, các Khoa, Bộ môn đã tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn theo nhóm chuyên môn, tổ chức dự giờ để học tập, rút kinh nghiệm về nội dung, PPDH, PTDH và hình thức tổ chức hoạt động DH nhằm góp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ CBQL và GVCH nhà trường, đồng thời giúp cho các GVTG có cái nhìn khái quát về mô hình đào tạo của trường, hiểu rõ hơn về đặc thù môn học, đặc điểm, mục đích, động

cơ học tập, nguyện vọng của SV... để GVTG vận dụng PPDH, PTDH phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành, nghề của trường.

GVTG được đánh giá qua 3 kênh thông tin phản hồi: Thông tin từ người QL trực tiếp; thông tin từ GV đồng nghiệp và thông tin đánh giá của SV thông qua các mức độ hài lòng về giờ giảng dạy của GVTG.

1.4.3.8.Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

Trong quá trình giảng dạy, việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của SV vừa mang ý nghã xác nhận kết quả mà SV đạt được trong học tập, vừa làm cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy và học và định hướng co hoạt động học tiếp sau. Kết quả kiểm tra, đánh giá cũng là cơ sở điều chỉnh, cải tiến công tác quản lí hoạt động giảng dạy hiệu quả hơn.

Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá là quản lí kế hoạch kiểm tra đánh giá theo qui định của Bộ (mỗi môn có hai điểm kiểm tra là điểm quá trình và điểm kết thúc). Hiệu trưởng phổ biến kế hoạch, yêu cầu về kiểm tra, đánh gá đến các khoa, phân công trách nhiệm cho từng bộ phận và các nhân cụ thể:

*Trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn phổ biến kế hoạch, yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV đến GV để thực hiện ngiêm túc.

* GV phụ trách bộ môn lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá ra đề thi, barem và đáp án, nộp cho khoa hoặc phòng Đào tạo.

* Trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn có trách nhiệm duyệt đề thi

* Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm in ấn đề thi, tổ chức thi và quản lý bảng điểm.

* GV chịu trách nhiệm chấm bài, lên bảng điểm, ký tên và nộp về phòng đào tạo.

* Là trường Đại học tư thục nên mọi khâu về đề thi, bài thi, tổ chưc thi, in sao đề đều do Phòng Đào tạo làm.

1.4.3.9.Quản lý hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt tổ chuyên môn của giảng viên thỉnh giảng

Chất lượng giáo dục có hiệu quả hay không phụ thuôc phần lớn vào trình độ chuyên môn của giảng viên. Tất cả các GV được tuyển chọn đều đạt chuẩn về bằng cấp, nhưng kiến thức kinh nghiệm thực tế, năng lực chuyên môn, khả năng truyền đạt thực sự mỗi người mỗi khác. Do vậy người quản lý phải nắm vững trình độ chuyên môn của GV bằng nhiều cách như dự giờ, giảng thử của GV, phản ánh của đồng nghiệp và ý kiến của sinh viên đối với GVTG

Để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt tổ chuyên môn của GVTG, ngay từ đầu năm học, Nhà trường yêu cầu:

- Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên có kế hoạch tổ chức các buổi trò chuyện, gặp gỡ Doanh nghiệp có sự tham gia của các GVTG.

- Các Khoa, Bộ môn có kế hoạch tổ chức các buổi họp, thảo luận, trao đổi nội dung tự học, tự bồi dưỡng, triển khai áp dụng các đề tài NCKH có sự tham gia viết các chuyên đề của GVTG nhằm huy động kiến thức, tranh thủ kinh nghiệm của GVTG góp phần nâng cao trình độ, chất lượng giảng dạy cho cả GVCH, GVTG.

Hoạt động sinh hoạt khoa học cùng các Khoa, Bộ môn giúp cho GVTG hiểu rõ thêm về đặc thù môn học, đặc điểm SV, về mục đích, động cơ, nguyện vọng, sở trường, điều kiện... của SV. Từ đó GVTG sẽ vận dụng PPDH, PTDH phù hợp hơn nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc xác định mục tiêu, ý thức học tập, tự phát hiện và tìm cách khắc phục các chỗ hổng trong kiến thức, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo các ngành, nghề của trường.

1.4.3.10. Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giảng dạy cho giảng viên thỉnh giảng

Quá trình dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Các thành tố đó là mục tiêu, nội dung, phương

pháp, học viên giảng viên, và cơ sở vật chất. Mối quan hệ này được hình thành trong quá trình dạy học, trong đó CSVC là một thành tố không thể thiếu được.

1.5. Các yếu tố tác động đến hoạt động giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy của Giảng viên thỉnh giảng giảng dạy của Giảng viên thỉnh giảng

1.5.1. Các kênh thông tin

1.5.1.1. Thông tin từ phiếu tự đánh giá của giảng viên thỉnh giảng

- Kết thúc mỗi học kỳ hoặc mỗi học phần, các giảng viên thỉnh giảng sẽ điền vào mẫu biểu tự đánh giá chất lượng giảng dạy của mình trong học kỳ hoặc học phần đó. Trong phiếu tự đánh giá nêu rõ:

- Số lượng giờ tham gia giảng dạy;

- Chất lượng giờ giảng/phương pháp giảng dạy; - Thái độ, tác phong giảng dạy;

- Phản hồi từ phía sinh viên;

- Ưu điểm và những mặt còn hạn chế, cách khắc phục trong học kỳ và

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)