Các kênh thông tin

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 39)

1.5.1.1. Thông tin từ phiếu tự đánh giá của giảng viên thỉnh giảng

- Kết thúc mỗi học kỳ hoặc mỗi học phần, các giảng viên thỉnh giảng sẽ điền vào mẫu biểu tự đánh giá chất lượng giảng dạy của mình trong học kỳ hoặc học phần đó. Trong phiếu tự đánh giá nêu rõ:

- Số lượng giờ tham gia giảng dạy;

- Chất lượng giờ giảng/phương pháp giảng dạy; - Thái độ, tác phong giảng dạy;

- Phản hồi từ phía sinh viên;

- Ưu điểm và những mặt còn hạn chế, cách khắc phục trong học kỳ và học phần tiếp theo;

- Tự xếp loại (giỏi, khá, trung bình...).

1.5.1.2. Thông tin từ đồng nghiệp

* Đồng nghiệp tại Cơ quan, tổ chức nơi GVTG công tác

Theo khoản 2 điều 12 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ

sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: Trách

nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi GVTG công tác cung cấp cho cơ sở thỉnh giảng những thông tin có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ nơi GVTG công tác như: kết quả làm việc; đánh giá, xếp loại; thi đua; khen thưởng; kỷ luật để làm căn cứ cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng thỉnh giảng.

* Đồng nghiệp tại cơ sở thỉnh giảng

Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của bản thân về hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng;

- Trao đổi kinh nghiệm, thảo luận với giảng viên thỉnh giảng để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và hiểu thêm về trình độ, kiến thức của giảng viên thỉnh giảng; Cung cấp cho nhà trường thông qua Khoa, Bộ môn chủ quản giảng viên thỉnh giảng những thông tin có liên quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng để làm căn cứ cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng thỉnh giảng như:

- Ý thức, thái độ thực hiện lịch giảng dạy, thời gian lên lớp;

- Gây được hứng thú học tập cho sinh viên, lớp học vui vẻ, sôi nổi hay trầm lắng, căng thẳng;

- Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại hay dạy chay;

- Thực hiện công bằng, khách quan và đầy đủ số bài kiểm tra, đánh giá hay chỉ đại khái, qua loa;

- Giao tiếp đúng mực, thân thiện với sinh viên, đồng nghiệp tại cơ sở thỉnh giảng hay lạnh nhạt, khinh khỉnh, suồng sã, vô duyên...

1.5.1.3. Thông tin từ sinh viên

Trao đổi với sinh viên, phát phiếu thăm dò GVTG cho sinh viên về: - Kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của GVTG;

- Khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hay chỉ thuyết trình, đọc - chép, chiếu - đọc - nhìn - chép…;

- Khả năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại hay dạy chay;

- Khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc xác định mục tiêu, ý thức học tập, tự phát hiện và tìm cách khắc phục các chỗ hổng trong kiến thức hay GVTG cứ truyền thụ còn sinh viên lĩnh hội một cách thụ động;

1.5.1.4. Thông tin từ kết quả học tập của sinh viên

Trước đây, nhà trường chỉ sử dụng kết quả học tập để đánh giá, xếp loại sinh viên là chính. Kết quả học tập của sinh viên như thế nào và có tác động ra sao với những người có liên quan là chưa được sử dụng đúng mục đích của nó. Giảng viên sau khi dạy xong, nộp điểm là xem như xong nhiệm vụ. Về

phía nhà quản lý, sau khi hoàn tất thủ tục như tổ chức thi, công bố điểm thi, tổ chức thi lại, v.v… cho một học kỳ và khóa học là xong nhiệm vụ của một người quản lý mà không cần biết kết quả học tập của sinh viên sau khi đánh giá nói lên điều gì ở nội dung dạy, phương pháp dạy, phương pháp học, người học, chương trình học v.v…Nếu có, chỉ là hình thức hoặc một con số để giải quyết hoặc phục vụ cho một mục đích nào đó, chẳng hạn như xét thi đua, phân lớp dạy v.v… và như thế là chưa có tính hệ thống và khoa học trong sử dụng bảng điểm tổng kết học phần của sinh viên.

Tuy nhiên, Bảng điểm tổng kết học phần của sinh viên hiện nay chủ yếu là để xếp loại học tập và xét thi đua, chưa được quan tâm đúng nghĩa và chưa được sử dụng để cải tiến chất lượng đào tạo. Kết quả đánh giá có thể chưa được khách quan, công bằng, điều này phụ thuộc khá nhiều vào cảm tính của giảng viên nên có thể chưa phản ánh chính xác năng lực của sinh viên so với mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Bảng điểm tổng kết học phần phản ánh kết quả, năng lực học tập của sinh

viên. Kết quả đánh giá còn giúp cho người GV (cả GVCH và GVTG) cải tiến

phương pháp dạy, nội dung dạy, giúp người học nhận biết những chỗ hổng kiến thức mà người học chưa rõ và phương pháp học chưa thích hợp, giúp cho CBQL

đánh giá năng lực người học, người dạy (cả GVCH và GVTG), cải tiến chương

trình đào tạo v.v… Riêng với GVTG, bảng điểm tổng kết học phần của Học sinh - Sinh viên còn là cơ sở để Nhà trường đánh giá năng lực GVTG, cân nhắc việc

mời hay không mời GVTG đó giảng dạy ở các học phần tiếp theo (điều này phải được thể hiện rõ trong hợp đồng thỉnh giảng).

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)