Cơ sở vật chất nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 50)

Để phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập ngày càng cao, Trường đã nỗ lực xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện trường có 7 cơ sở đào tạo trong đó trụ sở làm việc và cơ sở đào tạo chính quy đặt tại Lô CC2 , phố Bùi Xuân Phái, Khu đô thị Mỹ Đình II, Hà Nội và địa điểm quy hoạch tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Tại trụ sở chính có 40 phòng học, 6 phòng thực hành với hơn 250 máy vi tính. Các phòng học, phòng thực hành đều có đèn chiếu, âm thanh hiện đại, kết nối mạng máy tính,... Các ngành học đều có trang thiết bị chuyên ngành

dựng), máy quay, bàn dựng phim (khoa PR), phòng máy thực tập chuyên ngành cho khoa Công nghệ, Khoa Tài chính kế toán. Hội trường có sức chứa 300 sinh viên trang bị đầy đủ máy chiếu, ánh sáng, âm thanh.

Các phòng chức năng được trang bị đầy đủ hệ thống máy điều hòa, máy quạt, điện thoại, tổng đài có 48 cổng nội bộ và 5 cổng đường điện thoại trực tuyến. Các cán bộ chủ chốt được cung cấp kinh phí sử dụng điện thoại di động, đảm bảo môi trường thông tin phục vụ tốt cho công việc điều hành của Trường. 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động giảng dạy của Giảng viên

thỉnh giảng

2.2.1. Mẫu nghiên cứu

Với một trường Đại học tư thục, chất lượng đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu, Để đánh giá được thực trạng hoạt động giảng dạy của GVTG tại Trường Đại học Hòa Bình, tác giả xây dựng 2 mẫu phiếu khảo sát để lấy ý kiến của CBQL, GVCH, GVTG, và sinh viên.

- Mức độ đáp ứng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GVTG - Thực trạng các hoạt động giảng dạy của GVTG

- Thực trạng tinh thần trách nhiệm của GVTG - Thực trạng sử dụng PPDH và PPDH của GVTG

2.2.2. Tiến trình nghiên cứu

Thời gian tiến hành: Từ 5/6/2014 đến 10/7/2014 Các bước tiến hành:

- Bước 1: Tiến hành phát phiếu khảo sát - Bước 2: Thu phiếu khảo sát

Mục đích

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động giảng dạy của GVTG tại trường Đại học hòa Bình.

- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại trường Đại học Hòa Bình.

2.2.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn

Thời gian tiến hành: Từ 20/7/2014 đến tháng 10/2014 Các bước tiến hành:

- Bước 1: Nhập số liệu và xử lý dữ liệu thu thập được từ đợt điều tra; - Bước 2: Thu thập them thông tin, bổ sung hoàn thiện cơ sở dữ liệu - Bước 3: Viết báo cáo hoàn chỉnh đề tài.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng Để khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của GVTG tại Để khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của GVTG tại trường Đại học Hòa Bình, chúng tôi sử dụng 155 phiếu khảo sát về các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG. Phiếu khảo sát được phát ra cho cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng và sinh viên đang học tập tại trường.

Mẫu phiếu 1: (phụ lục 1) dành cho CBQL, GVTG, GVCH, SV Mẫu phiếu 2: (phụ lục 2) Dành cho CBQL, GVTG, GVCH.

Sau khi xử lý, phân tích các số liệu, tác giả đã tổng hợp thành các bảng (bên dưới) tướng ứng với từng mục khảo sát.

2.3.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng 2.3.1.1. Tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp của giảng viên thỉnh giảng 2.3.1.1. Tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp của giảng viên thỉnh giảng

Giảng dạy ở các trường Đại học công lập được thực hiện trong điều kiện rất thuận lợi: trình độ đầu vào của sinh viên cao, ý thức và thái độ học tập tốt hơn. Còn đối với SV đại học ở trường ĐH tư thục thì những yếu tố trên có phần giảm sút vì SV chưa thực sự yêu ngành nghề, chưa xác định rõ mục đích, động cơ học tập. Nhiều sinh viên từ miền núi về đây chính bản thân các em chưa thực sự tự tin khi đến lớp, chưa xác định rõ mục đích, động cơ học tập.., Điều đó đòi hỏi có những người thầy giáo phải biết tâm huyết với nghề và thực sự có tinh thần trách nhiệm với các em để các em giảm bớt được những áp lực khi đến trường, giúp các em ngày tự tin hơn,

Trong điều kiện đó, không chỉ GVCH mà còn GVTG đều phải là những người thực sự nhiệt tình, tâm đắc với nghề, có tinh thần trách nhiệm

cao mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Hàng năm nhà trường đã mời nhiều GVTG từ các trường lớn tham gia giảng dạy ở trường, về cơ bản họ đã đáp ứng được yêu cầu của nhà trường. Tuy nhiên, trong số đó còn có một số GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, thiếu lòng nhiệt tình, chỉ cung cấp kiến thức bài giảng mà quyên đi trách nhiệm và thái độ nghề nghiệp với các em.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng tinh thần trách nhiệm của GVTG

Nội dung Đánh giá mức độ thực hiện (%) Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng SL % SL % SL % (155) (155) (155) 1. Lên lớp đúng giờ 20 12.9 120 77.4 15 9.7

2. Đảm bảo giảng dạy theo đúng đề

cương môn học 130 83.9 20 12.9 5 3.2

3. Thực hiện giảng dạy theo đúng thời

khóa biểu, đủ số giờ qui định 120 77.4 22 14.2 13 8.4 4. Nhiệt tình và có trách nhiệm 130 83.9 17 11 8 5.2 5. Bao quát được người học trên lớp 99 63.9 50 32.3 6 3.9 6. Đạo đức, lối sống, thái độ thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiện, đúng mực với người học 142 91.6 12 7.7 1 0.6 7. Quan tâm đến sự tiến bộ của người

học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ 98 63.2 32 20.6 25 16.1 8. Công bằng trong kiểm tra, đánh giá 108 69.7 30 19.4 17 11

Qua kết quả khảo sát 2.3 cho thấy hầu hết GVTG, CBQL, GVCH và sinh viên đều đánh giá ý thức tôn trọng giờ lên lớp của GVTG chỉ đạt ở mức độ hài lòng, trong đó 9.7% không hài lòng về ý thức tôn trọng giờ lên lớp của GVTG. Việc đảm bảo các nội dung còn lại trên đều được các đối tượng chọn ở mức rất hài lòng và hài lòng, riêng có mức độ quan tâm đến sự tiến bộ của người học cả kiến thức, kỹ năng thái độ được đánh giá tới 25% không hài lòng. Và phần công bằng trong kiểm tra đánh giá cũng có đến

17% không hài lòng.

2.3.1.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của Giảng viên thỉnh giảng

Giảng viên là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục, bởi trong mỗi nhà trường “có thầy giỏi thì mới có trò giỏi”. Giảng viên là người cung cấp kiến thức cho sinh viên. Bên cạnh đội ngũ GVCH của trường, GVTG không chỉ là những người có đủ bằng cấp mà còn phải là những người giảng dạy thật hiệu quả.

Bảng 2.4. Mức độ đáp ứng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GVTG. Nội dung Đánh giá mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % (155) (155) (155) (155) 1. Trình độ chuyên môn 125 81 22 14 7 4.5 1 0.6 2. Trình độ nghiệp vụ sư phạm 121 84 26 17 7 4.5 1 0.6 3. Vận dụng các PPDH hiện đại 65 42 68 44 20 13 2 1.3 4. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện DH

110 71 30 19 13 8.4 2 1.3 5. Mức độ đáp ứng của đại

đa số các GVTG tham gia giảng dạy

135 87 9 5.8 8 5.2 3 1.9 Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy: Khi được hỏi về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GVTG, nhìn chung các ý kiến nhận xét của CBQL, GVCH, GVTG và sinh viên đều đánh giá tốt, khá trở lên chiếm 80.6% trở lên, trong số đó có 4.5% đánh giá ở mức trung bình, điều này cho thấy trong số GVTG vẫn còn một số chưa thực sự chuẩn bị bài kỹ trước khi lên lớp mà chỉ thực hiền xong nhiệm vụ.

41.9% trở lên là tốt và 43.9 % là khá và có đến 12.9% đánh giá mức trung bình, 1.3% yếu. Khi hỏi về mức độ đáp ứng của đại đa số các GVTG tham gia giảng dạy có đến 5.2 % ở mức độ trung bình, 1.9% yêu. Thông qua số phiếu khảo sát cho thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GVCH, GVTG tham gia giảng giạy tại trường hiện nay chưa đồng đều. Thực tế khi mời những GVTG về tham gia giảng giạy tại trường đều là những người có đủ chuyên môn vững vàng, có lý lịch rõ ràng và bằng cấp đầy đủ cũng như là người có năng lực và nhiều kinh nghiệm, song trong số đó có nhiều GV ở độ tuổi khác nhau, chính vì thế đối với những người có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm họ chưa thực sự thích ứng và nhuần nhuyễn với cách sử dụng các PPDH hiện đại cũng như sử dụng CNTT (trình chiếu qua slite..)

Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của GVTG được ban lãnh đạo nhà trường thảo luận, có chính sách, chủ trương đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn, xây dựng giảng viên, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Chú trọng mời giảng viên có học hàm, học vị cao chủ trì chuyên môn công tác đào tạo, đồng thời có kế hoạch tuyển dụng cán bộ trẻ, xây dựng lực lượng chủ chốt cho trường có sự kế thừa về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cũng như về tuổi tác.

Khi khảo sát về thực trạng hoạt động giảng dạy của GVTG cũng cho thấy có sự tương phản chưa đồng đều điều này thể hiện qua các số liệu thống kê sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng

Nội dung hoạt động

Đánh giá mức độ thực hiện (%) Thường

xuyên Đôi khi

Không bao giờ SL

% SL % SL %

(155) (155) (155)

1. Chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên

lớp 130 83.9 23 14.8 2 1.3

2. Cập nhật, mở rộng bài giảng với

những kiến thức mới 135 87.1 18 11.6 2 1.3

3. Sử dụng PPDH tích cực 130 83.9 19 12.3 6 3.9 4. Sử dụng nhuần nhuyễn các PTDH 115 74.2 30 19.4 10 6.5 4. Sử dụng nhuần nhuyễn các PTDH 115 74.2 30 19.4 10 6.5 4. Sử dụng nhuần nhuyễn các PTDH 115 74.2 30 19.4 10 6.5 5. Thay đổi PP giảng dạy khi SV

không hứng thú học 60 38.7 55 35.5 40 25.8

6. Trao đổi với SV về PP học tập 69 44.5 60 38.7 26 16.8 7. Yêu cầu và hướng dẫn SV tìm và 7. Yêu cầu và hướng dẫn SV tìm và 7. Yêu cầu và hướng dẫn SV tìm và

khai thác tài liệu tham khảo ngoài giáo trình, kiểm tra việc đọc tài liệu của sinh viên

99 63.9 40 25.8 16 10.3 8. Kiểm tra việc đọc tài liệu tham khảo

của SV 70 45.2 65 41.9 20 12.9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Lấy ý kiến phản hồi của SV khi kết thúc môn học để rút kinh nghiệm và sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá để điều chỉnh PPDH

55 35.5 75 48.4 25 16.1

Thực trạng vấn đề khảo sát thể hiện qua kết quả khảo sát như sau: Trong khi 83.9% đánh giá thường xuyên chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp thì có đến 14% đánh giá đôi khi chưa thực sự chuẩn bị bài. Trong số ý kiến đánh giá này có ý kiến của các CBQL, GVCH vì thực sự họ không thường xuyên ngồi học trên lớp mà chỉ kiểm tra qua giáo án, và kiểm tra qua một số buổi dự giờ đột xuất hoặc trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm…Ngoài ra, các ý kiến đánh giá GVTG về vấn đề cập nhật, mở rộng bài giảng với những kiến thức

mới có 87.1% ở mức độ thường xuyên, có 11.6% đánh giá ở mức độ đôi khi chưa thực hiện đúng yêu cầu.

Theo kết quả khả thi, KT-ĐG và theo điều kiện của từng lớp học cụ thể, GVTG đã chú ý thay đổi PPDH, có những phương án chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp đối tượng người học. Tuy nhiên mức độ rất hạn chế thể hiện 38.7% ở mức độ thường xuyên, 35.5% đôi khi và 25.8% là không bao giờ thực hiện. Phần lớn là do GVTG quá bận rộn với việc lên lớp tại các cơ sở chủ quản hoặc việc cá nhân mà chưa có nhiều thời gian tìm hiểu, cải tiến PPDH

Kết quả của 45.2% ý kiến ở mức độ GVTG thường xuyên thực hiện việc yêu cầu và hướng dẫn sinh viên tìm và khai thác tài liệu tham khảo ngoài giáo trình, 41.9% chưa thường xuyên và 12.9% ko thực hiện.

Qua kết quả khảo sát cho thấy có 35.5% đánh giá ở mức độ thường xuyên, 48.4% đôi khi và 16.1% không bao giờ lấy ý kiến phản hồi của SV khi kết thúc môn học để rút kinh nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng các GVTG cần thường xuyên thu nhận ý kiến phản hồi của SV khi kết thúc môn học để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình tốt hơn.

Khi khảo sát về vấn đề sử dụng các phương pháp DH và PTDH cũng như các yêu cầu của một GVTG đối với sinh viên như hướng dẫn, kiểm tra sinh viên tự học và học tập trên lớp điều này thể hiện trên số liệu điều tra chưa đồng đều, Thực tế có nhiều GVTG họ dạy nhiều nơi khác nhau, họ ăn lương cơ hữu từ môt trường khác, còn khi là GVTG họ chỉ được tính tiền theo số tiết dạy trên lớp vì thế họ chưa thực sự quan tâm nhiều thời gian về vấn đề này, chưa có thời gian tìm kiếm những cái mới, cũng như có thời gian để hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên nhiêu, mà phần lớn họ chỉ truyền đạt đủ kiến thức cho sinh viên.

Việc tìm hiểu về những khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập đã được GVTG thực hiện nhưng ở mức độ còn hạn chế. Để làm được điều này GVTG cần phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm, các khoa, bộ môn chủ quản để năm được rõ những thông tin về đặc điểm của người học, về mục đích,

động cơ, nguyện vọng, sở trường, điều kiện của sinh viên thì mới có thể hiểu rõ hoàn cảnh của từng sinh viên và quan tâm đến từng em sinh viên được.

2.3.1.3. Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học của Giảng viên thỉnh giảng

Trường Đại học Hòa Bình định hướng phân tầng là trường ứng dụng, thực hành. Trường thực hiện mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực theo yêu cầu xã hội trong các lĩnh vực khoa học, Công nghệ, Tài chính –Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Mỹ thuật công nghiệp, Kiến trúc..Dịch vụ cộng đồng và một số lĩnh vực mũi nhọn khác nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Với phương châm “ Nâng cánh bay xa” Trường sẽ là nơi đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho thế hệ trẻ thành đạt trên con đường lập nghiệp. Trường chủ trương phát huy hiệu quả của các PPDH truyền thống, đồng thời áp dụng các PPDH tích cức, PPDH hiện đại, không ngừng cải tiến cách tổ chức giờ lên lớp theo hướng sư phạm tích cực,

GVTG thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động nghiên cứu và thử nghiệm PP dạy mới. Bên cạnh đó nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, biên soạn đề cương, các khóa thảo luận khác để có sự tham gia, thảo luận, đóng góp ý kiến kinh nghiệm giảng dạy của GVTG với BGH, CBQL, GVCH của trường để GVTG hiểu rõ hơn về đặc thù môn học, đặc điểm, mục đích, động cơ học tập cũng như nguyện vọng của sinh viên, để GVTG có cái nhìn tổng quát hơn để biết vận dụng các PPDD, PTDH phù hợp với từng ngành, từng lớp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề của trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 50)