Mô tả cách thức khảo sát

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 99)

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG trường Đại học Hòa Bình chúng tôi đưa ra 5 biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giảng dạy cho GVTG. Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ xin ý kiến của 65 giảng viên và 20CBQL có tham gia giảng dạy để đánh giá chính xác quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG của nhà trường. Quá trình khảo sát được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lập phiếu khảo sát (Xin xem các mẫu Phiếu khảo sát ở phục lục)

Với các biện pháp đã nêu, tác giả đã tiến hành khảo sát về tính cần thiết

và tính khả thi các biện pháp quản lý theo ba mức: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

Bước 2: Chọn đối tượng khảo sát và phát phiếu khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá 20 CBQL là những cán bộ chốt từ BGH, Phòng ban, khoa, bộ môn và 65 GV.

Bước 3: Thu phiếu khảo sát và xử lý số liệu

3.4.2. Kết quả và nhận xét

Qua khảo sát ý kiến các cán bộ quản lý và giáo viên về tính cần thiết và tính khả thi của việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG trường Đại học Hòa Bình và thu được kết quả như sau.

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý

Biện pháp Mức độ cần thiết % Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết SL 85 % SL 85 % SL 85 %

Biện pháp 1: Đề cao trách nhiệm trong

việc thực hiện hợp đồng thỉnh giảng của

cả 2 phía.

80 94.1 5 5.9 0 0

Biện pháp 2: Cải tiến việc lập kế hoạch

thỉnh giảng, thực hiện và quản lý kế

hoạch thỉnh giảng.

65 76.5 20 23.5 0 0

Biện pháp3: Tăng cường kiểm tra, giám

sát hoạt động giảng dạy của GVTG và chú ý công tác bồi dưỡng cho GV nói

chung và GVTG nói riêng

79 92.9 6 7.1 0 0

Biện pháp 4: Xây dựng chuẩn đầu ra và

đăng ký kiểm định chất lượng đầu ra với

một tổ chức ngoài trường

83 97.6 2 2.4 0 0

Biện pháp 5: Thực hiện các chế độ đãi

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý Biện pháp Mức độ khả thi % Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL (85) % SL (85) % SL (85) %

Biện pháp 1: Đề cao trách nhiệm trong

việc thực hiện hợp đồng thỉnh giảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của cả 2 phía. 55 64.7 29 34.1 1 1.2

Biện pháp 2: Cải tiến việc lập kế hoạch

thỉnh giảng, thực hiện và quản lý kế

hoạch thỉnh giảng. 58 68.2 27 31.8 0 0

Biện pháp3: Tăng cường kiểm tra,

giám sát hoạt động giảng dạy của GVTG và chú ý công tác bồi dưỡng

cho GV nói chung và GVTG nói riêng 35 41.2 48 56.5 2 2.4 Biện pháp 4: Xây dựng chuẩn đầu ra

và đăng ký kiểm định chất lượng đầu ra

với một tổ chức ngoài trường 40 47.1 45 52.9 0 0 Biện pháp 5: Thực hiện các chế độ đãi

ngộ một cách công bằng, minh bạch đối

với GVTG. 40 47.1 42 49.4 3 3.5 0 20 40 60 80 100 120

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp

Qua tổng hợp xử lý số liệu đã đánh giá được mức độ cần thiết của các biện pháp, thể hiện bằng % trong đó có biện pháp 1 và 5 đều được các cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá cao về sự cần thiết của nó.

* Nhận thức về mức độ khả thi của các biện pháp

Qua tổng hợp và xử lý số liệu đã đánh giá mức độ rất khả thi của các biện pháp và được thể hiện bằng tỷ lệ % và được đánh giá cao trong đó có biện pháp 2 và 4 được đánh giá cao nhất.

Tất cả các biện pháp được trưng cầu và khảo sát đều được khẳng định được sự cần thiết và tính khả thi mặc dù ý kiến đánh giá cho các biện pháp không đều nhau, độ chính xác chưa hẳn là thực sự vì mức độ nhận thức ở các đối tượng trưng cầu và khảo sát có sự chênh lệch.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Hòa Bình. các biện pháp đó là:

1. Đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng thỉnh giảng của cả 2 phía. 2. Cải tiến việc lập kế hoạch thỉnh giảng, thực hiện và quản lý kế hoạch thỉnh giảng.

3. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy của GVTG và

chú ý công tác bồi dưỡng cho GV nói chung và GVTG nói riêng.

4. Xây dựng chuẩn đầu ra và đăng ký kiểm định chất lượng đầu ra với một tổ chức ngoài trường.

5. Thực hiện các chế độ đãi ngộ một cách công bằng, minh bạch đối với GVTG. - Mỗi biện pháp đều có những mục tiêu cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là quản lý tốt hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường Đại học Hòa Bình. Năm biện pháp là một thể thống nhất, quan hệ biện chứng tác động, hỗ trợ lẫn nhau.

- Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp để rút ra kinh nghiệm trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng. Qua kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và có tính khả

thi cao phù hợp với đặc điểm thực tế của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để giải quyết những bất cập hiện nay trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng, phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài này, cần phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên đây là kết quả nghiên cứu bước đầu về lý luận và thực tiễn của đề tài về các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Hòa Bình trong giai đoạn mới. Qua đó tác giả rút ra một số kết luận như sau:

- Đảng và nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và thực tế những năm qua đã chứng minh rằng, giáo dục đào tạo ngày càng có vai trò hết sức to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, chất lượng là yếu tố hàng đầu. Để thực hiện được điều đó, chất lượng đội ngũ giảng viên và công tác quản lý hoạt động giảng dạy là một trong những yếu tố mang tính quyết định.

- Với mô hình có tính chất đặc thù của mình, các trường Đại học tư thục nói chung, trường Đại học Hòa Bình nói riêng có cơ cấu đội ngũ giảng viên bao gồm GVCH và GVTG. Khác với giảng viên cơ hữu công tác quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do chưa có hình thức quản lý phù hợp. Vì vậy, trong thực tế, việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng chưa được chính xác và còn phiến diện vì chỉ có thể đánh giá được về mặt giảng dạy chuyên môn và một vài tiêu chí khác mà thôi.

- Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận một cách có hệ thống liên quan đến lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động giảng dạy. Đồng thời, đề tài đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG tại trường Đại học nói chung, trường Đại học Hòa Bình nói riêng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo dưới góc nhìn của các nhà quản lý.

- Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG

và đề ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo tại các ngành nghề của trường Đại học Hòa Bình.

- Bằng phương pháp thu thập, thống kê số liệu và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường Đại học Hòa Bình từ năm 2008 đến nay, đối chiếu với mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay để đưa ra các biện pháp quản lý chủ yếu và phù hợp với điều kiện thực tế.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giảng dạy trường Đại học Hòa Bình, chúng tôi để xuất 5 biện pháp và các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao.

2. Khuyến nghị

Với mong muốn các biện pháp đề xuất nhanh chóng được áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảng dạy nói chung và công tác quản lý giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng nói riêng, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị như sau:

Đối với Hội đồng quản trị nhà trường

Xây dựng mới và cho áp dụng kịp thời các định mức khung về chi bồi dưỡng giảng dạy và các khoản phụ cấp khác của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng theo chế độ, chính sách chung được ban hành gần nhất và phù hợp với điều kiện tài chính thực tế của nhà trường.

Có quy định định kỳ và đột xuất kiểm tra, giám sát các mặt công tác của nhà trường nói chung và công tác đảm bảo chất lượng đào tạo nói riêng, nâng cao hoạt động có hiệu quả hơn của Ban đào tạo-Tuyển sinh của Hội đồng quản trị. Từ đó có các nghị quyết cụ thể hóa chương trình hành động, giúp Ban Giám hiệu có cơ sở đề ra các biện pháp hữu hiệu chấn chỉnh những thiếu sót trong công tác quản lý đào tạo.

Đối với Ban Giám hiệu

- Nghiên cứu và xây dựng về việc trả thù lao cho những giảng viên thỉnh giảng có chuyên môn làm cố vấn học tập cho sinh viên Trường Đại học Hòa Bình.

- Tăng cường kiểm tra các hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng để đánh giá được chất lượng giảng dạy của mỗi giảng viên.

- Trước mỗi học kỳ nhà trường cần tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề có sự tham gia của GVCH, GVTG, các khoa… nhằm giúp cho GVTG hiểu rõ những quy định, quy chế của nhà trường cũng như trách nhiệm trong hợp đồng của mỗi giảng viên và hiểu rõ yêu cầu của từng ngành nghề, từng đặc thù của sinh viên các khoa từ đó có phương pháp dạy và phương pháp học phù hợp nhất với từng ngành nghề cụ thể.

-Sau mỗi học kỳ nhà trường cần có những buổi trao đổi, họp rút kinh nghiệm từng học kỳ đối với giảng viên thỉnh giảng để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Tiếp tục rà soát, cải tiến hoặc xây dựng mới chương trình đào tạo khung, chương trình đào tạo chi tiết, đổi mới nội dung, PP, hình thức tổ chức DH và đánh giá kết quả học tập.

- Nhà trường cần kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc lập và thực hiện kế hoạch công tác và chương trình giảng dạy của GVTG.

- Tổ chức cho SV học tập Quy chế học đường, Quy chế thi cử. SV khi nắm vững quy chế không những sẽ thực hiện tốt quy chế mà còn có khả năng phát hiện các sai sót (nếu có) trong khâu tổ chức thi cũng như trong quá trình học tập.

Đối với các Phòng, Ban, Khoa có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng Với các Phòng, Ban, Khoa:

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ trong các mặt công tác có liên quan đến giảng viên thỉnh giảng như lập kế hoạch giảng, chọn mời giảng viên, quản lý

chuyên môn, quản lý tiến độ giảng dạy, định kỳ nhận xét, đánh giá giảng viên, ký và thanh lý Hợp đồng giảng dạy.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi như xếp lịch giảng dạy, thời khóa biểu, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy.. nhằm giúp cho các giảng viên thỉnh đảm bảo chất lượng giảng dạy.

2.3.2. Với giảng viên thỉnh giảng:

- Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, mỗi giảng viên thỉnh giảng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành đúng và đầy đủ các quy định của nhà trường về chức trách, nhiệm vụ của người giảng viên.

- Phối hợp với nhà trường và các đơn vị liên quan thực hiện các quy định về hoạt động giảng dạy và quản lý sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thân thiện, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo (2008), Tập bài giảng và tài liệu tổng hợp chuyên đề Quản lý Nhà nước về GD dùng cho học viên Cao học chuyên ngành QLGD.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011)

5. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại cương Khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Lý luận quản lý Nhà trường, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.

7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Chính (2006), Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.

9. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2010), Chỉ thị số 296/CT- TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2020.

10.Chính phủ nước Cộng hòa XHCNVN (2012), Quyết định số 711QĐ- TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: “Chiến lược

11.Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

12.Trần Khánh Đức (2011), Sự phát triển các quan điểm giáo dục. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

13.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14.Đặng Xuân Hải (2002), Nhận diện khái niệm quản lý và lãnh đạo trong quá trình điều khiển một nhà trường, Tạp chí Phát triển giáo dục số 4.

15.Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), Lý luận dạy học hiện đại, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội.

16.Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

17.Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) – Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 99)