Quản lý các kênh thông tin

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 41)

1.5.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Việc đánh giá chất lượng giảng viên thỉnh giảng cần phải được thực hiện một cách đồng bộ các kênh thông tin: từ phiếu tự đánh giá của chính GVTG đó, từ đồng nghiệp, từ phiếu thăm dò ý kiến sinh viên, từ bảng điểm tổng kết học phần của sinh viên. Tổng hợp, phân tích chính xác từ nhiều góc

độ, nhiều chiều nhưng tế nhị, kín đáo và phải được quản lý chặt chẽ, không được để lộ mục đích của việc khảo sát đánh giá.

Nếu thiếu một trong 4 kênh thông tin trên nhất là thiếu kênh thông tin từ phía người học thì việc đánh giá có thể sẽ mang tính phiến diện, không đạt được mục đích của việc thu thập thông tin đó.

1.5.2.2. Đảm bảo tính khách quan

Để đánh giá đúng chất lượng của giảng viên thỉnh giảng, chúng ta cần phản ánh các kênh thông tin một cách khách quan, đúng bản chất với tinh thần xây dựng để nâng cao chất lượng của GVTG.

Ở mỗi kênh thông tin, cách phản ánh chất lượng giảng dạy của giảng viên thể hiện là khác nhau nhưng đều có một mẫu số chung là kết quả học tập của sinh viên đạt được thể hiện qua kiến thức sinh viên thu nạp được và điểm thi.

Để có một kết quả đánh giá chính xác đối với mỗi giảng viên, chúng ta cần xem xét một cách khách quan từ sự tổng hợp của các kênh thông tin, xuất phát điểm từ phiếu tự đánh giá của chính giảng viên thỉnh giảng đó, kết hợp với việc thu thập thông tin từ các đồng nghiệp, từ phiếu thăm dò ý kiến sinh viên và từ bảng điểm tổng kết học phần của lớp học mà GVTG đó giảng dạy. Ngoài ra, ta cần đặt vấn đề đó trong mối quan hệ tổng thể, tổng hòa của những điều kiện khách quan, bao gồm cả các điều kiện có liên quan trực tiếp: cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy và mặt bằng chất lượng sinh viên hiện có.

1.5.2.3. Đảm bảo tính kịp thời

Từ sự thu thập thông tin để đánh giá, sau khi tổng hợp và phân tích thông tin, cần có sự phản hồi kịp thời các thông tin đó đến chính đối tượng được khảo sát là GVTG đã giảng dạy học phần đó.

Việc phản hồi kịp thời này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi chính bản thân người GVTG sẽ biết được những khiếm khuyết của mình để khắc phục, có như vậy chất lượng giảng dạy mới được nâng cao. Từ ý kiến của các đồng nghiệp sẽ giúp nhiều đến tác phong, thần thái, cách thức phân bổ

bài giảng của người GVTG sao cho phù hợp hơn với từng ngành nghề, thông qua kết quả học tập của SV và ý kiến phản hồi từ chính SV sẽ giúp GVTG điều chỉnh phương thức tiếp cận bài học, đặt vấn đề, vận dụng linh hoạt hơn các PTDH và PPDH tích cực… sao cho phù hợp hơn với từng đối tượng SV khác nhau, tổ chức điều khiển SV tự mình chiếm lĩnh kiến thức và tự tin vận dụng những kiến thức đã học một cách hiệu quả, chính xác.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 là tổng kết một số cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy. Nội dung của Chương đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động giảng dạy, đến quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, trong đó có quản lý hoạt động giảng dạy. Xu hướng quản lý hoạt động giảng dạy của GV trong nhà trường ĐH cũng đã được tổng hợp và trình bày một cách tổng quát nhằm làm sáng tỏ đặc điểm quản lý hoạt động giảng dạy của GVTG. Bên cạnh biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng cần lưu ý một số nội dung sau:

- Một số khái niệm cơ bản về quản lý và quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng.

- Những mục tiêu, đặc điểm và nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng:

+ Quản lý hợp đồng thỉnh giảng

+ Quản lý việc lập kế hoạch và chương trình giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng

+ Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên + Quản lý hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt tổ chuyên môn của giảng viên thỉnh giảng

+ Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giảng dạy cho giảng viên thỉnh giảng.

- Đồng thời tác giả đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến kết quản hoạt động giảng giạy và việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học hòa bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)