- Cơ quan quản lý công chức thực hiện việc tuyển chọn công chức bao gồm:
2. Sử dụng công chức
2.1. Bố trí, phân công công tác
Khi đƣợc bổ nhiệm vào ngạch công chức, công chức đƣợc bố trí, phân công, giao nhiệm vụ và đƣợc bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ. Việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải đảm bảo phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ đƣợc giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức đƣợc bổ nhiệm.
2.2. Chuyển ngạch và nâng ngạch công chức
- Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, ngạch công chức bao gồm:
+ Chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng; + Chuyên viên chính và tƣơng đƣơng; + Chuyên viên và tƣơng đƣơng;
+ Cán sự và tƣơng đƣơng; + Nhân viên.
- Thực hiện chuyển ngạch công chức khi công chức thay đổi vị trí việc
làm hoặc theo quy định phải chuyển đổi vị trí công tác mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
Công chức chuyển ngạch phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch đƣợc chuyển. Ngƣời đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức.
Khi chuyển ngạch không đƣợc kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lƣơng. - Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tƣơng ứng với ngạch cao hơn thì đƣợc đăng ký dự thi nâng ngạch.
Trang 73
Công chức đƣợc đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tƣơng ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
+ Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.
Việc nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển. Kỳ thi nâng ngạch đƣợc tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật
2.3. Đào tạo, bồi dưỡng công chức
Cơ quan, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Cơ quan, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Chế độ đào tạo, bồi dƣỡng bao gồm: Hƣớng dẫn tập sự; Bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; Bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bội dƣỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm.
2.4. Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
Ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
- Điều động là việc cán bộ, công chức đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Việc điều động công chức đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp: + Theo yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể;
+ Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
+ Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trang 74
Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
- Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đƣợc cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn.
Các trƣờng hợp luân chuyển:
+ Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Luân chuyển giữa TW và địa phƣơng, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo, quản lý.
- Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này đƣợc cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái công chức đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ. Việc biệt phái công chức đƣợc thực hiện theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách hoặc để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định. Việc biệt phái công chức không quá 03 năm trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
2.5. Từ chức, miễn nhiệm đối với công chức
- Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị đƣợc thôi giữ chức vụ khi chƣa hết nhiệm kỳ hoặc chƣa hết thời hạn bổ nhiệm. Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức trong các trƣờng hợp sau:
+ Từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
+ Không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao;
+ Công chức nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cấp dƣới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
+ Có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.
- Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức đƣợc thôi giữ chức vụ, chức danh khi chƣa hết nhiệm kỳ hoặc chƣa hết thời hạn bổ nhiệm. Việc miễn nhiệm đối với công chức đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp sau:
+ Đƣợc cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không đƣợc kiêm nhiệm chức vụ cũ;
Trang 75
+ Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nƣớc nhƣng chƣa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức;
+ Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;
+ Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.
Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm đƣợc bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc đào tạo hoặc nghỉ hƣu, thôi việc.
2.6. Thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức
- Công chức đƣợc hƣởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trƣờng hợp sau: Do sắp xếp tổ chức; Theo nguyện vọng và đƣợc cấp có thẩm quyền đồng ý; 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dƣới 36 tháng tuổi, trừ trƣờng hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
- Công chức có đủ điều kiện, tuổi đời và thời gian đóng BHXH theo quy định tại Điều 145,146 của Bộ Luật lao động thì đƣợc nghỉ hƣu.
2.7. Đánh giá công chức
Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức. Đánh giá công chức cần phải đảm bảo các nguyên tắc: Đảm bảo khách quan, công bằng; Gắn với tiêu chuẩn chức danh; Dựa vào kết quả thực thi công vụ; Gắn liền với các hình thức xử lý kỷ luật hoặc khen thƣởng.
Công chức nói chung đƣợc đánh giá theo các nội dung sau:
- Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; - Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ nhân dân.
Trang 76
Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức đƣợc phân loại đánh giá theo các mức:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực; - Không hoàn thành nhiệm vụ.