Phương hướng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 31)

Mục tiệu phát triển lâu dài của chi nhánh Agribank Gò Quao là nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và tăng trưởng lợi nhuận, năm sau cao hơn năm trước. Đội ngũ nhân viên ngày càng trẻ hóa, năng động, năng lực cạnh tranh ngày càng cao để giữ vững thị phần tín dụng trên địa bàn.

Nhân viên phải nâng cao ý thức và kỷ luật trong hoạt động Ngân hàng, chủ động tìm kiếm nguồn vốn huy động, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đánh giá và thẩm định khách hàng kỹ càng. Ban giám đốc thường xuyên công tác với cơ quan các cấp, chủ động liên lạc với các khách hàng là cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp để hợp tác, tìm kiếm nguồn vốn huy động và cho vay hiệu quả

Mục tiêu cụ thể cho cuối năm 2013:

Huy động vốn đạt 140 tỷ đồng, tăng trưởng 33,4% so với đầu năm. Dư nợ cuối năm đạt 390 tỷ đồng, tăng trưởng 32,82% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,3%.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

4.1.1. Tình hình nguồn vốn

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Quao là ngân hàng chuyên cho vay phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện; đặc biệt là vùng nông thôn mới quốc gia, xã Định Hòa và một số vùng nông thôn mới theo đề án của tỉnh Kiên Giang. Trong những năm gần đây, nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao, số lượng người đi vay ngày càng nhiều. Điều đó đòi hỏi ngân hàng cần có nguồn vốn đủ lớn và kịp thời, công tác huy động vốn phải tốt.

Nguồn vốn hàng năm của ngân hàng gồm có vốn huy động và vốn điều chuyển. Vốn huy động là các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân và các khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp, giúp giảm thiểu chi phí hoạt động của ngân hàng nhưng thường không ổn định và khó dự đoán được biến động của nó. Vốn điều chuyển là nguồn vốn được chuyển từ chi nhánh cấp trên nằm trong hệ thống Agirbank xuống chi nhánh cấp dưới để bổ sung nguồn vốn. Nó có đặc điểm là chịu chi phí lãi suất cao hơn vốn huy động nhưng giúp ngân hàng chủ động được nguồn vốn. Trong hệ thống Agribank tỉnh Kiên Giang, nguồn vốn điều chuyển được các chi nhánh tự cân bằng với nhau. Chi nhánh nào thiếu nguồn vốn cho vay sẽ được nhận nguồn vốn điều chuyển từ các chi nhánh thừa nguồn vốn. Nằm trong số những chi nhánh thiếu nguồn vốn, Agirbank Gò Quao hàng năm nhận một lượng lớn vốn điều chuyển do không huy động đủ để cho vay. Việc sử dụng vốn điều chuyển hàng năm theo kế hoạch và còn phụ thuộc vào quyết định của Agribank tỉnh Kiên Giang. Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của chi nhánh Agribank Gò Quao

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013

Vốn huy động 80.585 76.924 105.333 77.350 98.955

Vốn điều chuyển 121.831 177.179 218.421 209.064 283.632

Tổng 202.416 254.103 323.754 286.414 382.587

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2010 2011 2012 T r iệ u đ n g Vốn huy động Vốn điều chuyển

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, 2010-2012

Hình 4.1: Tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh Agribank Gò Quao Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh Agribank Gò Quao, nguồn vốn tăng khá đều và liên tục qua các năm với tốc độ tăng trung bình khoảng hơn 26%/ năm. Trong đó, năm 2012 có tốc độ tăng và giá trị tăng lớn hơn so với năm 2011 với giá trị tăng 69.651 triệu đồng, tương ứng 27,4%. Năm 2011, Agribank Gò Quao chỉ huy động được 76.924 triệu đồng, ít hơn mức 80.585 triệu đồng ở năm 2010 làm cho tổng nguồn vốn tăng vừa phải. Tổng nguồn vốn tăng đều cả số tiền và tốc độ tăng trưởng qua các năm cho thấy tăng trưởng nguồn vốn rất ổn định. Nguồn vốn tăng đều và mạnh để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều, ngân hàng hoạt động mang lại thêm nhiều lợi nhuận.

Xét về cơ cấu nguồn vốn, mức chênh lệch giữa vốn điều chuyển và vốn huy động là tương đối nhiều và có chiều hướng ngày càng gia tăng tỷ trọng vốn điều chuyển, từ mức vốn điều chuyển trên vốn huy động là khoảng 1,5 lần trong năm 2010 lên đến 2 lần trong năm 2012 và xấp xỉ 3 lần tại thời điểm giữa năm 2013. Điều đó một mặt phản ánh tầm quan trọng của vốn điều chuyển đối với nhu cầu vốn của Agribank Gò Quao một mặt cho thấy cơ cấu vốn huy động của Agribank Gò Quao còn rất thấp do kinh tế trên địa bàn chưa phát triển mạnh. Trên thực tế, đặc thù kinh tế nông nghiệp theo mùa vụ trên địa bàn là nhu cầu vốn tăng cao vào đầu năm làm cho ngân hàng luôn khát vốn và phải vay vốn từ các chi nhánh phía trên. Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn huy động ít cho thấy người dân không có nhiều tiền gửi vào ngân hàng hoặc là ngân hàng vẫn chưa chủ động tìm kiếm nguồn vốn huy động. Nếu cứ theo xu

hướng trên, sự chênh lệch cơ cấu nguồn vốn tăng, Agribank Gò Quao phải chịu nhiều chi phí cho công tác nguồn vốn và càng không chủ động được nguồn vốn tiện lợi như vốn huy động.

Để tìm hiểu kĩ hơn, người viết đề tài phân tích kỹ vốn huy động và vốn điều chuyển.

4.1.2. Phân tích vốn huy động và vốn điều chuyển

4.1.2.1. Phân tích vốn huy động

Huy động vốn bằng nguồn vốn huy động là một trong những nghiệp vụ tín dụng quan trọng trong hoạt động của chi nhánh Agribank Gò Quao. Ngân hàng chủ yếu nhận tiền gửi tiết kiệm cá nhân và một tiền gửi của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là nguồn vốn đem lợi cho ngân hàng do sự tiện lợi và tốn ít chi phí. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn huy động hiệu quả là không dễ vì ngân hàng khó dự đoán và biết rõ được biến động của nó. Trong những năm qua, công tác huy động vốn của chi nhánh Agirbank Gò Quao gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng trung bình chỉ ở mức khoảng 14%/năm, trong khi đó DSCV tăng trưởng khoảng 23%/năm, nhu cầu vay vốn ngày càng cao.

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn Agribank Gò Quao, 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, 2010-2012

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2012, vốn huy động có tăng nhưng xét cụ thể thì không ổn định. Năm 2011, mức vốn huy động chỉ là 76.924 triệu đồng, ít hơn 3.661 triệu đồng so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là chênh lệch lãi suất và áp lực cạnh tranh tăng. Năm 2011, mặc dù lãi suất tiền gửi ở mức khá cao 13-14%/năm, người dân không thấy hấp dẫn khi đem tiền gửi ngân hàng, họ thích mua vàng để tích trữ hơn vì giá vàng ở thời điểm này đang tăng mạnh mà không hề có xu hướng giảm và vàng còn dùng làm đồ trang sức, thể hiện kinh tế của họ. Số khác dùng tiền giao dịch cho vay bên ngoài và kinh doanh, mua bán,.... Bên cạnh đó, phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Kiên Long đi vào hoạt động làm gia tăng áp lực cạnh tranh. Hoạt động nhận tiền gửi ở đó có nhiều lợi thế do thủ tục rất đơn giản và nhanh chóng, lãi suất ưu đãi hơn. Thêm vào đó, nếu so với đối thủ cạnh tranh, đội

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi khách hàng 80.573 76.292 104.950 (4.281) (5,3) 28.658 37,6 Không kỳ hạn 35.210 22.676 32.197 (12.534) (35,6) 9.521 42,0 Có kỳ hạn 45.363 53.616 72.753 8.253 18,2 19.137 35,7

Tiền gửi của TCTD 12 632 383 620 5166,7 (249) (39,4)

ngũ nhân viên ở chi nhánh Agribank Gò Quao còn thiếu sự nhanh nhạy, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng nên công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét đến cơ cấu vốn huy động, vốn huy động bao gồm tiền gửi khách hàng và tiền gửi của tổ chức tín dụng. Cơ cấu vốn huy động rất không đồng đều, tiền gửi của tổ chức tín dụng chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng số vốn huy động. Thực trạng trên cũng dễ hiểu, Chi nhánh Agribank Gò Quao là chi nhánh huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Kiên Giang, số lượng các tổ chức tín dụng đếm chỉ trên đầu ngón tay, và chỉ tập trung ở Thị trấn Gò Quao. Biến động của tiền gửi của tổ chức tín dụng nhìn chung chưa ảnh hưởng nhiều đến vốn huy động của Agribank Gò Quao và chưa có xu hướng tăng rõ rệt.

Về tiền gửi khách hàng, tiền gửi khách hàng được chia ra bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Vì tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong vốn huy động nên nguyên nhân biến động của nó cũng là nguyên nhân biến động của vốn huy động. Xét đến cơ cấu, tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn và có xu hướng tăng mạnh. Xu hướng tăng trưởng hai loại tiền gửi khách hàng trái ngược nhau trong giai đoạn 2010- 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn sáu tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu T6/2012 T6/2013 T6/2013-T6/2012 Số tiền %

Tiền gửi khách hàng 76.987 98.827 21.840 28,4

 Không kỳ hạn 25.144 24.886 (258) (1,0)

 Có kỳ hạn 51.843 73.941 22.098 42,6

Tiền gửi của TCTD 363 128 (235) (64,7)

Tổng vốn huy động 77.350 98.955 21.605 27,9

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Gò Quao, T6/2012-T6/2013

 Tiền gửi có kỳ hạn:

Trong giai đoạn 2010-2012, tiền gửi có kỳ hạn không ngừng tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trung bình hơn 26%/năm. Năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước. Năm 2011, tăng trưởng là 18,2% thì sang năm 2012 lên đến gần gấp đối, 35,7%. Đó là do đa số khách hàng đến gửi tiền thường chọn gửi có kỳ hạn vì lãi suất cao hơn. Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn nếu rút trước hạn thì vẫn được ngân hàng cho nhận lãi ở mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.Vì thế, những khách hàng đang gửi tiền loại không kỳ hạn cũng dần chuyển qua loại có kỳ hạn. Khách hàng ở đây gửi tiền để hưởng lãi suất chứ không rút ra, gửi lại thường xuyên. Những nguyên nhân trên không những làm tăng số lượng tiền gửi có kỳ hạn mà còn làm tăng tỷ trọng của nó trong nguồn

vốn huy động. Cụ thể là tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn từ 56,2% trong năm 2010 tăng lên đến 69,3% trong năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2013, tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng 42,6%.

 Tiền gửi không kỳ hạn:

Trong giai đoạn 2010-2012, tốc độ tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn nhìn chung giảm. Nếu xét cụ thể, mức giảm còn nhiều hơn ở năm 2011 xuống chỉ còn 22.676 triệu đồng, tốc độ giảm 35,6%. Tiền gửi không kỳ hạn giảm phản ánh đúng thực trạng tăng của tiền gửi có kỳ hạn. Điều đó phần nào có lợi cho ngân hàng, khách hàng gửi tiền có kỳ hạn giúp ngân hàng quản lí được nguồn vốn vay hiệu quả hơn.

Tóm lại, huy động vốn ở chi nhánh Agribank Gò Quao vẫn còn hạn chế do địa bàn dân cư đa số là nghèo khó, người dân còn thích mua vàng để tích trữ và do áp lực cạnh tranh từ đối thủ là Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Kiên Long. Vì vậy, huy động vốn cần kết hợp với các dịch vụ tiện ích, chính sách ưu đãi cho khách hàng gửi tiền phải thiết thực hơn.

4.1.2.2. Phân tích vốn điều chuyển

Không chỉ riêng chi nhánh Agribank Gò Quao, có nhiều chi nhánh Agribank huyện trong tỉnh Kiên Giang thường thiếu nguồn vốn và nhận lượng lớn vốn điều chuyển hàng năm. Việc sử dụng vốn điều chuyển làm tăng chi phí: chi phí vận chuyển, lãi suất,…ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, Việc sử dụng vốn điều chuyển là nhu cầu thiết yếu, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo đúng mục tiêu hoạt động của ngân hàng.

Nhìn chung, Agribank Gò Quao sử dụng vốn điều chuyển ngày càng nhiều trong giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013. Trong đó, năm 2011, Agribank Gò Quao sử dụng 177.179 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng vốn điều chuyển khá mạnh, 45,4%. Năm 2012, lượng vốn điều chuyển có tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng có phần giảm lại còn 23,3%. Nguyên nhân là do năm 2011, Agribank Gò Quao chỉ huy động được 76.924 triệu đồng, ít hơn so với năm 2010 nên lượng vốn điều chuyển cần nhiều để bù đắp thiếu hụt nguồn vốn. Sang năm 2012, Agribank Gò Quao huy động vốn được nhiều nên áp lực về nguồn vốn giảm.

Cơ cấu vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ cao cho thấy tầm quan trọng của nó trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Đây là đặc thù của hầu hết các chi nhánh Agribank huyện trong tỉnh Kiên Giang

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY

Song song với quá trình huy động vốn, ngân hàng cần có yếu tố đầu ra là cho vay. Ngân hàng phải chú trọng việc cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng

vốn sao cho hiệu quả. Nếu nguồn vốn quá cao trong khi DSCV hạn chế, ngân hàng phải gánh chịu chi phí lãi suất làm giảm lợi nhuận, thậm chí hoạt động thua lỗ. Nếu nguồn vốn ít so với nhu cầu cho vay, ngân hàng hoạt động không hiệu quả, không những không có lợi cho ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong vùng. Như vậy, hoạt động cho vay luôn luôn chủ động và cân đối với nguồn vốn sẽ giúp mang lại nhiều lợi nhuận. Trong những năm gần đây, chi nhánh Agribank Gò Quao chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh theo hướng cho vay tổng hợp, tiếp cận đến từng đối tượng có nhu cầu vay vốn, xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Chi nhánh Agribank Gò Quao tập trung cho vay nông hộ, vì sản xuất nông nghiệp là kinh tế trọng yếu của vùng. Các khoản cho vay đa số là ngắn hạn và trung hạn, cho vay theo mùa vụ nên vòng quay vốn nhanh. Tuy nhiên, việc cho vay theo mùa vụ gây áp lực lớn đối với đội ngũ nhân viên tín dụng ở đây. Hàng năm, đến vụ mùa, mỗi nhân viên tín dụng phải xét duyệt hàng chục hồ sơ vay vốn mỗi ngày. Sau đây là phần phân tích tình hình cho vay theo thời hạn cho vay, theo thành phần kinh tế và ngành nghề kinh tế ở chi nhánh Agribank Gò Quao.

4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn

Xác định thế mạnh kinh tế trong vùng là nông nghiệp, người dân chủ yếu trồng khóm và lúa, một số cây ăn trái,…và chăn nuôi. Chi nhánh Agribank Gò Quao bám sát kế hoạch kinh doanh với mục tiêu phát triển cho vay kinh tế hộ, luôn ưu tiên và tập trung cho vay các hồ sơ vay vốn nhằm sản xuất nông nghiệp. Do canh tác nông nghiệp theo mùa vụ, vòng quay vốn nhanh nên Agribank Gò Quao chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với cho vay trung hạn, chiếm từ 3 đến 6 lần.

4.2.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn

Đây là hình thức cho vay chủ yếu vì đa số khách hàng là nông dân. Họ vay vốn chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, vườn tược…và phát triển dịch vụ. Những món vay này đều có vòng quay vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam huyện gò quao tỉnh kiên giang (Trang 31)